Thống nhất chế định về đăng ký quyền sở hữu với chế định về hợp đồng, giao dịch bất động sản và thủ tục chuyển quyền sở hữu, sử dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về đăng ký quyền sở hữu nhà ở và công trình xây dựng ở Việt Nam (Trang 85 - 86)

hợp đồng, giao dịch bất động sản và thủ tục chuyển quyền sở hữu, sử dụng bất động sản.

Hiện nay, quy định về việc lập hợp đồng mua bán, cho th nhà ở, cơng trình XD và hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ có sự khác nhau cả về hình thức và nội dung. Việc cơng chứng, chứng thực hai loại hợp đồng này cũng không giống nhau. Pháp luật về nhà ở quy định việc công chứng hợp đồng được thực hiện theo khu vực (khu vực đô thị và khu vực nông thôn): (i) Tại đô thị, do cơ quan công chứng hoặc UBND cấp huyện công chứng; (ii) Tại nông thôn, do UBND xã cơng chứng. Trong khi đó, pháp luật đất đai lại quy định: Đối với hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngồi thì cơng chứng tại UBND cấp xã hoặc cơ quan công chứng nhà nước. Trường hợp tổ chức SDĐ trong khu cơng nghiệp thì do Ban quản lý khu công nghiệp xác nhận, nếu SDĐ trong các khu vực khác thì do cơ quan cơng chứng nhà nước chứng nhận.

Ngoài ra, giữa quy định về đăng ký quyền sở hữu nhà ở, cơng trình XD gắn liền với QSDĐ với quy định về chuyển quyền sở hữu tài sản gắn với QSDĐ cũng có sự khơng thống nhất với nhau. Pháp luật về đất đai quy định thời điểm chuyển QSDĐ là thời điểm đăng ký tại Văn phòng đăng ký QSDĐ. Trong khi đó, pháp luật về nhà ở lại quy định thời điểm chuyển quyền sở hữu nhà ở tùy thuộc vào từng loại giao dịch khác nhau: Đối với hợp đồng giữa cá nhân với cá nhân thì thời điểm chuyển dịch quyền sở hữu là thời điểm hợp đồng được công chứng chứng nhận; đối với trường hợp mua nhà ở của doanh nghiệp thì là thời điểm bàn giao nhà ở theo thỏa thuận trong hợp đồng là thời điểm chuyển dịch quyền sở hữu; đối với trường hợp thừa kế thì thời điểm chuyển dịch quyền sở

hữu là thời điểm mở thừa kế. Cịn đối cơng trình XD thì thời điểm chuyển quyền sở hữu được thực hiện theo quy định của pháp luật dân sự, tức là thời điểm được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu cơng trình. Sự khơng thống nhất trong các quy định về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu BĐS là nhà ở, cơng trình XD và đất đai dẫn đến một thực tế là cùng một BĐS, nhưng quyền sở hữu nhà ở chỉ phát sinh khi hợp đồng mua - bán nhà ở được cơ quan cơng chứng chứng nhận; trong khi đó, chủ SDĐ chỉ có QSDĐ khi đăng ký tại Văn phòng đăng ký QSDĐ. Hơn nữa, Luật nhà ở năm 2005 quy định đăng ký quyền sở hữu nhà ở là khơng bắt buộc (Điều 9); cịn đối với người SDĐ, Luật đất đai năm 2003 quy định họ phải bắt buộc đăng ký QSDĐ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Chính sự khơng tương thích giữa các quy định của Luật nhà ở, Luật đất đai về đăng ký quyền sở hữu nhà ở và đăng ký QSDĐ cũng gây trở ngại cho việc đăng ký quyền sở hữu nhà ở và QSDĐ trong cùng một mẫu giấy chứng nhận thống nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về đăng ký quyền sở hữu nhà ở và công trình xây dựng ở Việt Nam (Trang 85 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)