Như phần trên đã đề cập, đăng ký quyền sở hữu nhà ở và cơng trình XD vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ của chủ sở hữu; đồng thời cũng là trách nhiệm của
Nhà nước. Để thực hiện được mục tiêu đặt ra, hoạt động đăng ký quyền sở hữu nhà ở và cơng trình XD phải dựa trên các ngun tắc cơ bản sau đây:
Thứ nhất, việc đăng ký quyền sở hữu chỉ được thực hiện tại một hệ thống
cơ quan đăng ký thống nhất của Nhà nước. Nhà ở và cơng trình XD là BĐS có nhiều đặc điểm tương đồng, do đó chỉ có thể quản lý tốt tài sản này nếu được đăng ký tại một cơ quan thống nhất và có sự đảm bảo về mặt pháp lý của Nhà nước;
Thứ hai, phải thực hiện đồng thời hoạt động đăng ký quyền sở hữu nhà ở,
cơng trình XD với đăng ký QSDĐ. Nhà ở và cơng trình XD ln gắn liền với QSDĐ, các tài sản này luôn là một khối thống nhất. Căn cứ làm phát sinh hay thay đổi quyền liên quan đến các BĐS này đều diễn ra đồng thời và có quan hệ chặt chẽ với nhau. Do đó khơng thể tách rời thành hai hoạt động đăng ký riêng biệt;
Thứ ba, đăng ký quyền sở hữu nhà ở, cơng trình XD phải thực hiện đồng
thời cả hai nội dung là đăng ký hiện trạng và đăng ký công nhận quyền. Đăng ký hiện trạng nhằm giúp Nhà nước có cơ sở quản lý chặt chẽ các biến động của tài sản. Trong khi đó, đăng ký cơng nhận quyền để chủ sở hữu được Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản, đồng thời xác lập cơ sở pháp lý để đưa tài sản là nhà ở, cơng trình XD tham gia các giao dịch trên thị trường;
Thứ tư, đăng ký quyền sở hữu nhà ở và cơng trình XD phải bảo đảm yêu
cầu đơn giản về thủ tục, nhanh chóng về thời gian, hạn chế các phiền hà và ít tốn kém về khía cạnh KT, chi phí cho người đăng ký;
Thứ năm, thơng qua việc đăng ký quyền sở hữu để Nhà nước cấp cho chủ
sở hữu Giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với nhà ở và cơng trình XD. Đây là chứng thư pháp lý quan trọng của Nhà nước để cơng nhận một người nào đó có quyền sở hữu hợp pháp nhà ở, cơng trình XD; đồng thời xác lập cơ sở pháp lý để đối kháng với người thứ ba trong các giao dịch liên quan đến nhà ở, cơng trình XD.