Về giải quyết các tranh chấp, khiếu nại liên quan đến quyền sở hữu nhà ở và cơng trình xây dựng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về đăng ký quyền sở hữu nhà ở và công trình xây dựng ở Việt Nam (Trang 60 - 62)

hữu nhà ở và cơng trình xây dựng

Do thị trường BĐS phát triển ngày càng mạnh mẽ, làm tăng giá trị của đất đai, nhà ở và cơng trình XD, đặc biệt tại các khu đơ thị, các thành phố lớn đã góp phần làm gia tăng các tranh chấp, khiếu kiện về BĐS. Bên cạnh đó, do tính chất nhạy cảm và sự phức tạp của quá trình quản lý, sử dụng nhà, đất qua các thời kỳ lịch sử đã tác động làm tăng tính gay gắt của các tranh chấp, khiếu kiện về BĐS. Do tác động về nhiều mặt liên quan trực tiếp đến sự ổn định chính trị, trật tự XH, KT…nên cơng tác giải quyết các tranh chấp, khiếu kiện về nhà đất cần phải có sự tham gia của cả hệ thống chính trị. Các tranh chấp, khiếu kiện về nhà, đất phổ biến hiện nay là các tranh chấp về hợp đồng mua bán, hợp đồng cho thuê, cho mượn nhà, đất; tranh chấp về địi lại đất của cha ơng trước đây; tranh chấp về thừa kế nhà, đất; tranh chấp về chia tài sản nhà, đất khi vợ chồng ly hôn v.v.

Đối với các tranh chấp đất đai mà đương sự có GCNQSDĐ hoặc có một trong các loại giấy tờ về QSDĐ quy định tại Điều 50 Luật đất đai năm 2003 và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất đai thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân. Các tranh chấp về nhà, đất khác và những khiếu kiện hành chính về nhà, đất do cơ quan hành chính các cấp giải quyết. Thực tế giải quyết các tranh chấp này cho thấy đây là công việc không đơn giản, phức tạp, kéo dài; thậm chí

có nhiều vụ việc số lượng người tham gia khiếu kiện lên đến hàng trăm người nhằm gây áp lực với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Tìm hiểu nguyên nhân của tranh chấp, khiếu kiện về nhà, đất cho thấy: một trong những nguyên nhân phát sinh bất đồng, mâu thuẫn có liên quan đến việc xác định tính pháp lý của việc phân định quyền sở hữu nhà và QSDĐ. Do buông lỏng công tác quản lý nhà nước về nhà, đất trong một thời gian dài; các cơ quan quản lý không lưu trữ đầy đủ hồ sơ, thông tin, giấy tờ pháp lý về nhà, đất …nên khi phát sinh tranh chấp, khiếu kiện về nhà, đất, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết rơi vào tình trạng lúng túng, bị động hoặc mất rất nhiều thời gian để điều tra, xác minh để tìm ra sự thật về chủ sở hữu hợp pháp BĐS là nhà, đất; thậm chí trong một số trường hợp, quan điểm xử lý, giải quyết của các cơ quan chức năng trái ngược nhau.

Qua nghiên cứu, xem xét một số vụ tranh chấp về nhà ở (đặc biệt là những vụ kiện đòi lại nhà cho mượn, chia tài sản, kiện về quyền thừa kế nhà ở) cho thấy, hầu hết các tài sản là nhà ở - đối tượng của tranh chấp, khiếu kiện - đều chưa được đăng ký quyền sở hữu tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc đương sự có đăng ký nhưng do cán bộ thụ lý sơ xuất, cẩu thả trong việc kiểm chứng các thông tin về nhà ở dẫn đến thơng tin đăng ký khơng chính xác. Khi giải quyết các tranh chấp, cơ quan hữu quan căn cứ hoặc viện dẫn những thông tin này để đưa ra phán quyết nên các bên đương sự không chấp nhận hoặc không đồng thuận với những phán quyết này.

Một thực trạng xảy ra khá phổ biến hiện nay, đó là do quy định về đăng ký quyền sở hữu với trình tự, thủ tục phức tạp gây nhiều phiền hà, rắc rối nên khơng khuyến khích người dân tự giác đăng ký quyền sở hữu sau khi thực hiện các giao dịch mua bán, chuyển nhượng …về nhà ở. Một bộ phận không nhỏ người dân chi giao dịch bằng hình thức “viết tay”, vì vậy khi phát sinh tranh chấp, khiếu kiện, Tịa án nhân dân khơng có căn cứ pháp lý để giải quyết. Ngồi ra, do tồn tại hai hệ thống cơ quan đăng ký quyền sở hữu nhà ở, cơng trình XD và đăng ký QSDD với những quy trình, thủ tục đăng ký khác nhau đã làm nảy sinh sự không thống nhất trong thực hiện đăng ký BĐS là nhà, đất hoặc thơng tin đăng ký có nội dung khơng tương thích.

Như vậy, để giảm số vụ tranh chấp, khiếu kiện về BĐS nhà ở, cơng trình XD thì ngoài việc phải thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp như hoàn thiện hệ thống pháp luật về BĐS; nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ cho cán bộ các cơ quan tư pháp; xử lý nghiêm những hành vi tiêu cực; nâng cao nhận thức pháp luật cho người dân v.v thì các chủ sở hữu phải thực hiện đăng ký quyền sở hữu nhà ở và cơng trình XD để được Nhà nước cơng nhận và bảo hộ khi có tranh chấp xảy ra. Chỉ khi có giấy tờ chứng nhận về mặt pháp lý tài sản này, thì cơ quan chức năng mới nhanh chóng xử lý dứt điểm các tranh chấp đó.

Tóm lại: Hoạt động đăng ký quyền sở hữu về nhà ở, cơng trình XD có tác

động rất lớn đến hoạt động xét xử, giải quyết các tranh chấp của Tồ án. Nó khơng chỉ là cơ sở để Tịa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền đưa ra những phán quyết đúng luật, xử lý nhanh, dứt điểm, mà cịn đóng vai trị hạn chế những tranh chấp xảy ra, góp phần làm ổn định trật tự và an toàn XH.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về đăng ký quyền sở hữu nhà ở và công trình xây dựng ở Việt Nam (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)