Sau khi giành được độc lập (năm 1945), Nhà nước ta chưa ban hành các quy định về đăng ký quyền sở hữu nhà ở và cơng trình XD. Pháp luật thời kỳ này chủ yếu đề cập đến vấn đề đất đai. Thực hiện khẩu hiệu “người cày có ruộng”,
Nhà nước ta tiến hành cải cách ruộng đất, tịch thu ruộng đất của địa chủ, phong kiến, thực dân chia cho nông dân. Quyền tư hữu ruộng đất của nông dân được pháp luật bảo hộ, Luật cải cách ruộng đất năm 1953 quy định: “chính quyền cấp
Giấy chứng nhận quyền sở hữu cho người được chia đất. Người được chia đất có quyền chia gia tài, cầm, bán, cho...ruộng đất được chia”. Để bảo hộ quyền sở
hữu của nông dân đối với ruộng đất, pháp luật ở thời kỳ này quy định ruộng đất là tài sản của người dân phải đăng ký quyền sở hữu.
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ (năm 1954), đất nước tạm thời chia cắt thành 2 miền, lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới. Tuy nhiên, Đế quốc Mỹ với dã tâm xâm lược nước ta đã đưa quân chiếm đóng miền Nam dựng lên chính quyền Việt Nam cộng hịa bù nhìn. Cách mạng nước ta bước sang giai đoạn mới với việc thực hiện đồng thời 2 nhiệm vụ chiến lược: miền Bắc tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Nam tiếp tục cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Trong bối cảnh đó, các chủ trương, chính sách về quyền sở hữu tài sản của người dân cũng có sự khác nhau giữa hai miền Nam - Bắc. Ở miền Bắc, mặc dù Hiến pháp năm 1959 quy định: “Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu của công dân về của cải thu
nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở và các thứ vật dụng riêng khác” (Điều 18) và “Pháp luật bảo đảm nhà ở của công dân nước Việt Nam dân chủ cộng
hồ khơng bị xâm phạm…”(Điều 28); song Nhà nước vẫn chưa có các quy định
cụ thể về đăng ký quyền sở hữu đối với nhà ở và cơng trình XD. Trên thực tế, nhà ở và cơng trình XD được Nhà nước coi là các cơng trình phúc lợi XH và được XD để phục vụ nhu cầu ở của nhân dân. Trong khi đó, ở miền Nam, đất đai và cơng trình kiến trúc XD trên đất được coi là BĐS. Cá nhân, tổ chức có quyền sở hữu BĐS. Chủ sở hữu tư nhân về BĐS được cấp Bằng khoán điền thổ. Việc
mua bán BĐS thông qua Văn tự Dỗn mại do Phịng Chưởng khế lập (tương tự như cơ quan công chứng hiện nay). Nhà ở, cơng trình XD được thể hiện trong Tờ lược giải kèm theo Bằng khoán điền thổ do Nha trước bạ cấp.
Sau khi đất nước thống nhất (tháng 4 năm 1975), cách mạng nước ta bước sang giai đoạn phát triển mới: Giai đoạn cả nước bắt tay xây dựng chủ nghĩa xã hội (CNXH). Để đáp ứng các yêu cầu của công cuộc xây dựng CNXH, ngày 18/12/1980, Quốc hội nước Việt Nam thống nhất đã ban hành Hiến pháp 1980 thay thế Hiến pháp 1959. Hiến pháp 1980 quy định: “Đất đai...là của Nhà nước
thuộc sở hữu toàn dân” (Điều 19). Kể từ đây, Nhà nước chỉ cơng nhận một hình
thức sở hữu duy nhất về đất đai ở nước ta: Hình thức sở hữu tồn dân về đất đai. Cùng với việc xác lập chế độ sở hữu toàn dân về đất đai, Hiến pháp 1980 cũng khẳng định công nhận và bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp về tài sản của cơng dân:
“Cơng dân có quyền có nhà ở. Nhà nước mở rộng việc xây dựng nhà ở, đồng thời khuyến khích, giúp đỡ tập thể và công dân xây dựng nhà ở theo quy hoạch chung, nhằm thực hiện từng bước quyền đó. Việc phân phối diện tích nhà ở do Nhà nước quản lý phải công bằng và hợp lý” (Điều 62). Tiếp đó, Luật đất đai năm 1987 được ban hành đã quy định cụ thể hơn về quyền sở hữu nhà ở: “Người
được thừa kế nhà ở hoặc chưa có chỗ ở, khi được người khác chuyển nhượng nhà để ở, sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cơng nhận quyền sở hữu đối với nhà ở, thì được quyền sử dụng đất ở có ngơi nhà đó”(Điều 17).
Tóm lại: Trong giai đoạn này, mặc dù Nhà nước đã ban hành một số quy
định liên quan đến nhà ở, song trên thực tế việc đăng ký quyền sở hữu nhà ở vẫn chưa được thực hiện quy củ, nề nếp. Ở đô thị, nhà ở và các cơng trình chủ yếu vẫn do Nhà nước đầu tư XD và áp dụng chính sách bao cấp, phân phối về nhà ở với những tiêu chuẩn lựa chọn phức tạp. Pháp luật mới chỉ có quy định về đăng ký QSDĐ mà chưa quy định đăng ký quyền sở hữu đối với cơng trình XD.