8. Cấu trúc của luận văn
3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp
3.1.1. Nguyên tắc bảo đảm tính đồng bộ
Nguyên tắc này đòi hỏi khi thực hiện các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho HS DTTS phải đảm bảo tính cân đối và tồn diện, tính hệ thống và liên tục, khơng nhất qn và tránh trùng lặp trong quá trình thực hiện. Dựa trên nguyên tắc này, hoạt động giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho HS DTTTS sẽ đem lại kết quả cho HS. Thực hiện nguyên tắc này các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho HS DTTS phải có sự kết hợp thường xun, có tính quy trình, có tính hệ thống; phải tác động vào các khâu của quá trình giáo dục từ mục tiêu, nội dung, điều kiện thực hiện... để đạt hiệu quả trong giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho HS.
3.1.2. Nguyên tắc bảo đảm tính thực tiễn
Việc đề xuất các biện pháp phải dựa trên khả năng và yêu cầu thực tiễn hoạt động giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho HS DTTS và quản lý hoạt động giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho HS DTTS. Vì vậy, trong thực tiễn phải tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho các cán bộ, GV, phụ huynh HS hiểu rõ vai trò, tầm quan trọng của giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho HS DTTS. Mặt khác, hệ thống các biện pháp phải phù hợp với thực tiễn, linh hoạt mềm dẻo và cụ thể, từ đó khắc phục được hạn chế trong quản lý hoạt động giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt, đồng thời có điều kiện khả thi trên địa bàn.
3.1.3. Nguyên tắc bảo đảm tính khả thi
Việc xây dựng và thực hiện các biện pháp hoạt động giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho HS DTTS và quản lý hoạt động giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho HS DTTS cũng phải đảm bảo tính khả thi cao. Phải căn cứ vào chương trình giáo dục, những đặc điểm tâm sinh lý của HS DTTS, những điều kiện về cơ sở vật
chất của nhà trường cũng như môi trường thực tế của các trường tiểu học ở huyện Định Hóa... để xác định những biện pháp giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho HS DTTS và quản lý hoạt động giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho HS DTTS thích ứng, phù hợp và khả thi. Có như vậy mới đảm bảo có thể mang lại hiệu quả cao trong giáo dục kỹ ngôn ngữ tiếng Việt cho HS DTTS.
3.1.4. Nguyên tắc bảo đảm tính hiệu quả
Tính hiệu quả ở đây là HS DTTS sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt thành thạo để học tập và giao tiếp, HS DTTS sử dụng hiệu quả ngơn ngữ tiếng Việt để hồn thành bậc tiểu học và vận dụng được các tri thức, kỹ năng và phát huy được phẩm chất và năng lực của HS. Việc đề xuất và áp dụng biện pháp giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho HS DTTS và quản lý hoạt động giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho HS DTTS phải xuất phát từ đặc điểm tâm, sinh lý của HS nếu không sẽ kém hiệu quả. Cần tạo nhiều những cơ hội, phát huy tối đa tính tích cực, độc lập, sáng tạo của HS DTTS, làm cho các em qn đi tính nhút nhát, khơng tự tin, tạo được tính mạnh dạn, chủ động cho các em trong hoạt động giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt.