8. Cấu trúc của luận văn
3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho học
3.2.3. Tổ chức hoạt động giáo dục ngôn ngữ Tiếng Việt cho HSDTTS qua
hoạt động trải nghiệm
3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp
Tổ chức hoạt động giáo dục ngôn ngữ Tiếng Việt cho HS DTTS qua các hoạt động trải nghiệm với mục tiêu tạo cơ hội cho HS DTTS tham gia vào các hoạt động trải nghiệm của trường, của lớp, trong đó tạo điều kiện để HS DTTS được phát huy các điểm mạnh của bản thân như sự tự lập, ngôn ngữ diễn đạt, nhận thức... Dựa trên kế hoạch tổ chức các hoạt động trải nghiệm của nhà trường, của lớp, phối hợp với ban phụ huynh lớp, các tổ chức có liên quan để tạo cơ hội cho HS DTTS được tham gia.
3.2.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện
Chủ đề, hình thức tổ chức giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho học sinh DTTS thông qua hoạt động trải nghiệm phải luôn luôn đổi mới, đa dạng hóa các loại hình hoạt động là yếu tố quan trọng để thu hút học sinh tích cực và yêu thích các hoạt động. Sự mới lạ bao giờ cũng hấp dẫn đối với học sinh DTTS, khiến cho các em say mê khám phá. Nếu các hoạt động mà nội dung đơn điệu, hình thức khơng phong phú học sinh sẽ chán nản hoặc thờ ơ. Hoạt động trải nghiệm được tiến hành thông qua các mơn học, hoạt động xã hội, hoạt động văn hóa thể thao,
hoạt động vui chơi giải trí. Các hoạt động này có thể tiến hành dưới nhiều hình thức như: Hội diễn văn nghệ, câu lạc bộ học tập, các cuộc thi sân chơi trí tuệ, hội khỏe phù đổng, tham quan học tập kinh nghiệm, tham gia các lễ hội truyền thống ở địa phương, hoặc có thể lồng ghép một dạng hoạt động chủ đạo với các hoạt động khác.
Các chủ đề trải nghiệm để giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho học sinh DTTS phải gắn với mục tiêu giáo dục của ngành phát động, mục tiêu giáo dục của nhà trường, bám sát chủ đề năm học và chủ điểm tháng, đặc điểm thực tế của nhà trường; thời điểm thực hiện phải phù hợp với việc thực hiện kế hoạch lên lớp và tránh dồn dập hoặc rời rạc, phải có tác dụng hỗ trợ cho hoạt động dạy và học trên lớp. Chọn nội dung và hình thức hoạt động phù hợp với đối tượng học sinh, hình thức hoạt động càng phong phú, thì càng thu hút và kích thích tính hiếu kì của học sinh, hoạt động ngồi giờ càng mang tính thuyết phục và hiệu quả.
Đối với tổ chức trải nghiệm các môn học, căn cứ vào phân phối chương trình, vào u cầu cụ thể, các nhóm chun mơn lên kế hoạch ngoại khóa cho bộ mơn có thể theo tháng, theo học kỳ với các hình thức như: Mơn Tiếng Việt tổ chức các cuộc thi sáng tác thơ, truyện ngắn, tìm hiểu về ca dao, tục ngữ ngắn với từng thời kỳ lịch sử, tìm hiểu hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ qua các tác phẩm, thi hùng biện, thuyết trình theo chủ đề...; Mơn Đạo đức tổ chức thi ứng xử qua các tình huống gắn với đời sống sinh hoạt và học tập, thi tìm hiểu về pháp luật, an tồn giao thơng, hóa trang, hùng biện... Mỗi mơn học đều có thể tổ chức những buổi trải nghiệm hợp lý để học sinh DTTS tham gia để tăng cường giáo dục ngôn ngữ Tiếng Việt.
Tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh thơng qua tìm hiểu và giới thiệu về lễ hội đặc sắc của dân tộc mình và một số trị chơi dân gian của dân tộc qua việc tìm hiểu và giới thiệu rèn cho các em về kỹ năng phát triển ngôn ngữ Tiếng Việt. Lễ hội: Gầu tào cha của dân tộc Mông: "Gầu Tào" - Là lễ hội tiêu biểu nhất của người Mơng, lễ hội chơi núi mùa xn với mục đích là cúng tạ trời đất đã
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
ban cho thơn bản, dịng họ, gia đình, sức khoẻ, mùa màng tốt tươi ...
Tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh trong sự kiện ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam 3 - 2 GV tổ chức Văn nghệ chủ đề mừng Đảng, mừng xuân, mừng đất nước đổi mới; tổ chức văn nghệ thi hát các làn điệu dân tộc, thi các trò chơi dân gian trong lễ hội truyền thống dân tộc ở địa phương. Ngày thành lập Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh 26 - 3: Có thể tổ chức các trị chơi dân gian,tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao; vẽ tranh chủ đề vì một mơi trường thân thiện, thi văn nghệ... Ngày Quốc tế phụ nữ 8 - 3 và ngày phụ nữ Việt Nam 20 - 10: Tổ chức em tập nấu ăn, hay sáng tác tự tạo cắm hoa theo chủ đề, thi văn nghệ…
Mặt khác, trước giờ tập trung chào cờ đầu tuần thứ hai, tập thể dục giữa giờ. Đưa các trò chơi dân gian như: kéo co, đánh yến, nhảy dây thay cho một số buổi tập thể dục giữa giờ vào giờ ra chơi; đưa các loại hình hoạt động nghệ thuật dân gian như múa ơ, múa quạt, đàn tính, hát sli lượn vào nhà trường thơng qua các buổi hoạt động ngoại khóa, các buổi giao lưu văn nghệ với mục đích trường giáo dục ngôn ngữ Tiếng Việt cho HS DTTS.
3.2.3.3. Điều kiện thực hiện
CBQL huy động sự đóng góp từ nhiều phía: cấp Ủy Đảng, Chính quyền địa phương, phụ huynh học sinh, các nhà tài trợ,… để đảm bảo cá điều kiện tổ chức hoạt động trải nghiệm nhằm giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho HS DTTS.
Giáo viên phải có năng lực thiết kế các loại hình hoạt động đa dạng, phong phú cho học sinh và nhà trường phải có cơ sở vật chất thuận lợi để GV tổ chức hoạt động trải nghiệm cho HS.