Lập kế hoạch giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho HSDTTS tại trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động giáo dục ngôn ngữ tiếng việt cho học sinh dân tộc thiểu số tại các trường tiểu học huyện định hóa, tỉnh thái nguyên​ (Trang 37 - 39)

8. Cấu trúc của luận văn

1.4. Nội dung quản lý hoạt động giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho HSDTTS tạ

1.4.1. Lập kế hoạch giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho HSDTTS tại trường

- Hình thức câu lạc bộ: Câu lạc bộ là hình thức sinh hoạt ngoại khóa của những nhóm học sinh cùng sở thích, nhu cầu, năng khiếu,… dưới sự định hướng của GV nhằm tạo mơi trường giao lưu thân thiện, tích cực giữa các học sinh với nhau và giữa học sinh với thầy cô giáo, với những người lớn khác. Hoạt động của câu lạc bộ tạo cơ hội để học sinh DTTS phát triển ngôn ngữ tiếng Việt và rèn luyện kỹ năng giao tiếp, kĩ năng lắng nghe và biểu đạt ý kiến, kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng…

1.4. Nội dung quản lý hoạt động giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho HS DTTS tại trường tiểu học tại trường tiểu học

1.4.1. Lập kế hoạch giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho HS DTTS tại trường tiểu học tiểu học

Xây dựng kế hoạch là khâu đầu tiên của q trình quản lý. Kết quả của nó chính là chương trình hành động cụ thể của nhà quản lý trong quá trình thực hiện. Nội dung cơ bản của q trình quản lý hoạt động giáo dục ngơn ngữ tiếng Việt sẽ là việc thực hiện bản kế hoạch đã được xây dựng hồn chỉnh. Vì vậy, xây dựng kế hoạch là nội dung quan trọng, tạo tiền đề và điều kiện cho quá trình quản lý hoạt động giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho HS tiểu học DTTS, bao gồm phân

tích mơi trường bên ngồi, bên trong và văn hóa nhà trường, xác định sứ mệnh của nhà trường, xác lập các mục tiêu, quyết định các kế hoạch hành động để đạt được các mục tiêu cụ thể. Lồng ghép xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt trong kế hoạch chung của năm học . Sau đó, cụ thể hóa kế hoạch chung thành kế hoạch cụ thể đối với quản lý hoạt động giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho HS tiểu học người DTTS. Quá trình lập kế hoạch là một quá trình liên tục, kết quả thực hiện xong một bản kế hoạch sẽ là cơ sở để xây dựng kế hoạch mới cho tương lai.

Kế hoạch giúp CBQL tìm ra cách tốt nhất để quản lý dạy học ngôn ngữ tiếng Việt cho HS tiểu học DTTS đạt hiệu quả như mong muốn, bằng cách hình dung rõ ràng, chi tiết, đầy đủ các cơng việc cần làm để chủ động điều hành. Giúp cho nhà quản lý thấy được bức tranh tổng thể thực trạng dạy học ngôn ngữ tiếng Việt, quản lý dạy học ngôn ngữ tiếng Việt cho HS tiểu học DTTS có những thuận lợi, khó khăn, những điểm mạnh, điểm yếu gì, từ đó xác định mục tiêu, đề ra những phương án cụ thể tổ chức dạy học tiếng Việt cho HS tiểu học DTTS.

Quán triệt đường lối, quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước về công tác quản lý ngôn ngữ tiếng Việt cho HS tiểu học DTTS nói riêng và tính pháp lệnh của kế hoạch, đồng thời bám sát chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc triển khai công tác quản lý giáo dục tiếng Việt cho HS tiểu học DTTS trong giai đoạn hiện nay. Kế hoạch cần thể hiện tính khoa học, cân đối, tồn diện, trọng tâm, dân chủ, đảm bảo tính linh hoạt và được xem xét điều chỉnh khi cần. Kế hoạch phải phù hợp với đặc điểm tình hình thực tiễn của địa phương. Kế hoạch cần phải chỉ rõ cơ chế quản lý, phân công đảm nhiệm về phương tiện, cơ sở vật chất; bộ phận giảng dạy; sử dụng phương pháp, hình thức để đảm bảo chất lượng dạy học tiếng Việt…

Để xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho

HS DTTS tại trường tiểu học, Phòng GD&ĐT cần thực hiện các nội dung sau:

- Lồng ghép xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt trong kế hoạch chung của năm học; Xây dựng kế hoạch giáo dục ngơn ngữ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

tiếng Việt cho HS DTTS cần trả lời các câu hỏi chính như: Mục tiêu kế hoạch ? Nội dung là gì ? Ai thực hiện ? thời gian và địa điểm tiến hành ? Cách thức thực hiện ? Kinh phí ? Kiểm tra đánh giá như thế nào ?

- Cụ thể hóa kế hoạch chung thành kế hoạch cụ thể đối với quản lý hoạt động giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho HS tiểu học người DTTS;

- Xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho HS tiểu học người DTTS, trong kế hoạch phải có kế hoạch tổ chức bồi dưỡng cho GV về năng lực giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho HS DTTS và nêu rõ mục tiêu, nội dung, hình thức bồi dưỡng. Kế hoạch bồi dưỡng của Phòng giáo dục và đào tạo phải có thêm các nội dung về đánh giá kết quả bồi dưỡng, hợp đồng hoặc giao nhiệm vụ đối với các cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng, phối hợp với các dự án (nếu có); cung ứng tài liệu; tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng của giáo viên.

- Kế hoạch nêu rõ nội dung chương trình, các con đường, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho học sinh DTTS;

- Xây dựng kế hoạch phối hợp giữa Đội thiếu niên tiền phong và Sao nhi đồng với các Tổ chuyên môn để xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho học DTTS thông qua hoạt động dạy học, hoạt động trải nghiệm và hoạt động ngoại khóa.

- Xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho học sinh DTTS, đánh giá, tổng kết việc thực hiện kế hoạch, báo cáo trước tập thể và cơ quan quản lý cấp trên.

- Có quy chế khen thưởng, phê bình kịp thời trong việc triển khai kế hoạch quản lý hoạt động giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho HS tiểu học người DTTS.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động giáo dục ngôn ngữ tiếng việt cho học sinh dân tộc thiểu số tại các trường tiểu học huyện định hóa, tỉnh thái nguyên​ (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)