Các con đường và hình thức giáo dục ngôn ngữ Tiếng Việt cho HS tiểu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động giáo dục ngôn ngữ tiếng việt cho học sinh dân tộc thiểu số tại các trường tiểu học huyện định hóa, tỉnh thái nguyên​ (Trang 34 - 37)

8. Cấu trúc của luận văn

1.3. Những vấn đề cơ bản về hoạt động giáo dục ngôn ngữ Tiếng Việt cho

1.3.5. Các con đường và hình thức giáo dục ngôn ngữ Tiếng Việt cho HS tiểu

học người DTTS

1.3.5.1. Các con đường giáo dục ngôn ngữ Tiếng Việt cho HS tiểu học DTTS - Giáo dục ngôn ngữ Tiếng Việt cho HS tiểu học DTTS thông qua hoạt động dạy học: GV thực hiện nội dung giáo dục ngôn ngữ Tiếng Việt trong các

giờ lên lớp, kích thích hứng thú cho HS, giúp HS phát triển ngôn ngữ tiếng Việt, tạo cảm giác gần gũi giữa thầy cô và học trị, phá rào cản ngơn ngữ, đồng thời động viên HS mạnh dạn, tự tin bớt rụt rè, nhút nhát.

Thông qua hoạt động dạy học để tạo môi trường luyện tập giao tiếp bằng Tiếng Việt các trường tiểu học như trong dạy học, GV thiết kế cây từ vựng, sau đó treo các thẻ từ lên đó để cung cấp âm, tiếng, từ ngữ mới cho HS. Ngồi ra cịn có góc Tốn, góc Tiếng Việt, góc Tự nhiên xã hội, góc Lịch sử để trưng bày, sản phẩm, kết quả học tập, cảm nhận của HS sau mỗi môn học... Xây dựng văn hóa đọc để tạo mơi trường luyện tập bằng Tiếng Việt cho HS DTTS. Khi đọc sách trở thành thói quen đặc biệt là đối với HS nói chung và HS DTTS nói riêng sẽ tạo cơ hội cho HS được tiếp cận với kiến thức, thơng tin một cách tích cực, được vui chơi, khám phá.

GV rèn luyện cho HS các cách xử lý ngơn ngữ dựa vào hồn cảnh giao tiếp, GV có thể sử dụng trong phân môn tập đọc, kể chuyện, Tập làm văn (miệng), luyện từ và câu và cịn áp dụng được ở các mơn học khác, các hoạt động khác trong và ngoài giờ lên lớp. Giáo viên tạo ra môi trường giao tiếp bằng ngôn ngữ Tiếng Việt linh hoạt, trực tiếp dạy các em để phát triển kỹ năng giao tiếp, thơng qua sự tích hợp nội dung về kỹ năng giao tiếp bằng Tiếng Việt trong các giờ trên lớp. Người tổ chức phải thường xuyên định hướng, gợi mở môi trường cho các em HS thường xuyên luyện tập bằng Tiếng Việt.

- Giáo dục ngôn ngữ Tiếng Việt cho HS tiểu học DTTS thông qua tổ chức hoạt động trải nghiệm để GV giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt để GV tạo ra môi

trường tiếng Việt ngay trong giờ học trải nghiệm. Giáo viên chỉ sử dụng tiếng dân tộc trong các trường hợp đặc biệt cần thiết, tránh sử dụng tràn làn tiếng mẹ đẻ của các em.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

- Giáo dục ngôn ngữ Tiếng Việt cho HS tiểu học DTTS thông qua các hoạt động ngoại khóa: Thơng qua hoạt động ngoại khóa mà GV lồng ghép giáo dục

ngôn ngữ Tiếng Việt trong trường học tiểu học hiện nay: Sử dụng giáo án điện tử, giáo cụ trực quan sinh động, các hình thức tổ chức nhóm, chơi trị chơi vận động ngồi trời, các bài hát, truyện cười, các câu chuyện kể, đóng vai, đố vui, thiết kế dưới dạng mơ phỏng các game show truyền hình, xem phim, thực hành giải quyết tình huống… Các hoạt động ngoại khóa cần được tổ chức đa dạng nhằm hình thành cho các em cách tư duy linh hoạt, phong thái tự tin khi hòa nhập với cộng đồng đồng thời giúp các em trau dồi khả năng ngôn ngữ tiếng Việt, sống nhân văn, biết yêu thương và có trách nhiệm hơn với những người xung quanh và với chính bản thân mình. Thuyết trình: rèn luyện kỹ năng trình bày, thuyết trình trước đám đơng, tạo điều kiện để các em HS có điều kiện được nói, trình bày quan điểm, thảo luận vấn đề... việc sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt trong giao tiếp ngày càng được nâng lên.

- Giáo dục ngôn ngữ Tiếng Việt cho HS tiểu học DTTS thông qua tổ chức các hoạt động sinh hoạt tập thể thơng qua đó giáo dục về nhận thức, thái độ hành vi cho học sinh DTTS về ngôn ngữ tiếng Việt. Nội dung của hoạt động tập thể gồm các hoạt động chủ điểm gắn kết với học sinh DTTS như ngày truyền thống nhà trường, giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc của HS DTTS, các ngày lễ lớn trong năm…

- Giáo dục ngôn ngữ Tiếng Việt cho HS tiểu học DTTS thông qua tổ chức

các hoạt động xã hội, Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh tổ chức các hoạt

động là phù hợp với lứa tuổi thiếu niên, nhi đồng góp phần giáo dục nhận thức, thái độ, hành vi cho HS DTTS đối với ngôn ngữ tiếng Việt.

1.3.5.2. Hình thức giáo dục ngơn ngữ Tiếng Việt cho HS tiểu học người DTTS - Giáo dục ngôn ngữ Tiếng Việt cho HS tiểu học người DTTS qua các tiết sinh hoạt dưới cờ tổ chức một cách linh hoạt các hoạt động như văn nghệ, biểu

diễn tiểu phẩm, trò chơi dân gian, diễn thuyết, thể dục thể thao, hoạt động Đội… để đạt được mục tiêu giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho học sinh DTTS, nhà trường cần tạo mọi điều kiện và khuyến khích tối đa học sinh DTTS tham gia từ đó phát triển ngơn ngữ tiếng Việt cho HS.

- Giáo dục ngôn ngữ Tiếng Việt cho HS tiểu học người DTTS qua tiết sinh hoạt lớp: Tiết sinh hoạt lớp với thời gian thực hiện mỗi tuần 1 tiết vào thứ sáu

hàng tuần với thời lượng 35 phút, GV tổ chức tiết sinh hoạt lớp theo nội dung chủ đề, chủ điểm trong kế hoạch giáo dục năm học của nhà trường, đồng thời tích hợp giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho HS thông qua các nội dung giáo dục đạo đức, giáo dục trí tuệ, giáo dục kĩ năng sống, giáo dục thẩm mĩ, giáo dục thể chất, giáo dục lao động, giáo dục an tồn giao thơng, giáo dục mơi trường…

- Hình thức giáo dục ngơn ngữ Tiếng Việt theo nhóm đối tượng nhận thức:

Phương pháp này hiện nay đang được các thầy cô giáo quan tâm, không chỉ sử dụng trong hoạt động rèn luyện và phát triển ngôn ngữ tiếng Việt mà cịn trong tất cả các mơn học khác. HS được phân loại theo nhóm cùng các đối tượng nhận thức về khả năng sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt, giáo viên lựa chọn các cách tiếp cận tiếng Việt phù hợp với trình độ và năng lực của các nhóm đối tượng, làm cho HS cảm thấy tự tin và hứng thú trong q trình rèn luyện ngơn ngữ. Giáo viên cũng có thể lựa chọn các nhóm khơng cùng trình độ năng lực ngơn ngữ để HS có thể hỗ trợ nhau trong q trình thực hiện và có mục tiêu phấn đấu rõ ràng, cụ thể.

- Giáo dục ngôn ngữ Tiếng Việt thông qua hoạt động thực hành: GV tổ chức

các hoạt động luyện tập thực hành ngôn ngữ tiếng việt thông qua các bài tập thực hành cũng như trong các tình huống đa dạng, đảm bảo cho HS được nghe, nói, đọc, viết thường xuyên. Chỉ có bằng luyện tập thực hành, những kĩ năng này mới được rèn luyện để đạt trình độ tự động hố ở HS. Làm sao các em có khả năng vận dụng những kiến thức đã được tiếp nhận và những kĩ năng đã có vào các tình huống giao tiếp khác nhau trong học tập, trong cuộc sống hằng ngày một cách chủ động. Thực hiện phương pháp này, việc giảng giải, truyền thụ kiến thức của GV không chiếm nhiều thời gian trong giờ học. Phần lớn thời gian của giờ học được dành cho HS thực hiện các bài tập thực hành ngôn ngữ. Việc tổ chức thực hành ngôn ngữ được tiến hành dưới nhiều dạng khác nhau, dưới các dạng chủ động (nói, viết) và các dạng thụ động (nghe, đọc), dưới các hình thức lời nói khác

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

nhau (độc thoại, đối thoại). Tuy nhiên, ở từng bài dạy, từng giai đoạn học tập có chú ý tới những kĩ năng và hình thức thực hành TV khác nhau.

- Giáo dục ngơn ngữ Tiếng Việt thơng qua hình thức trực quan: Là hình

thức rèn luyện ngôn ngữ tiếng Việt thông qua lắng nghe, quan sát và thực hiện (làm) bằng phản ứng của cơ thể. Trực quan rất hữu hiệu đối với giai đoạn đầu của việc giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt. Trực quan thông qua việc làm mẫu của giáo viên và HS trong lớp, trực quan thơng qua hình ảnh, âm thanh, hoạt động được hỗ trợ bởi những phương tiện thiết bị dạy học hiện đại như máy tính, máy chiếu, đài băng đĩa, ti vi...

Bên cạnh những hình thức trên các trường học cịn quan tâm tổ chức dưới dạng các hình thức khác như tổ chức các cuộc thi, giao lưu câu lạc bộ, hoạt động tình nguyện, văn nghệ thể dục thể thao, tổ chức các sân chơi để nâng cao hiệu quả giáo dục ngôn ngữ tiếng việt cho học sinh tiểu học DTTS.

- Hình thức câu lạc bộ: Câu lạc bộ là hình thức sinh hoạt ngoại khóa của những nhóm học sinh cùng sở thích, nhu cầu, năng khiếu,… dưới sự định hướng của GV nhằm tạo mơi trường giao lưu thân thiện, tích cực giữa các học sinh với nhau và giữa học sinh với thầy cô giáo, với những người lớn khác. Hoạt động của câu lạc bộ tạo cơ hội để học sinh DTTS phát triển ngôn ngữ tiếng Việt và rèn luyện kỹ năng giao tiếp, kĩ năng lắng nghe và biểu đạt ý kiến, kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động giáo dục ngôn ngữ tiếng việt cho học sinh dân tộc thiểu số tại các trường tiểu học huyện định hóa, tỉnh thái nguyên​ (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)