8. Cấu trúc của luận văn
3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho học
3.2.2. Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực giáo dục ngôn ngữ tiếng việt cho
HSDTTS tại các trường tiểu học trên địa bàn huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên
3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp
Xây dựng nội dung bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục đối với hoạt động giáo dục ngôn ngữ tiếng việt cho HSDTTS, tận dụng và phối hợp tối đa các nguồn lực, thực hiện hiệu quả hoạt động giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho HS DTTS.
3.2.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện
* Tổ chức bồi dưỡng năng lực quản lý cho đội ngũ CBQL (Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng CBQL trường tiểu học vùng dân tộc thiểu số cần căn cứ vào: Thực trạng trình độ, năng lực quản lý của CBQL các trường; nhu cầu bổ sung, thay thế; ngân sách; quy hoạch CBQL đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025.
Đối tượng bồi dưỡng là CBQL đương chức và giáo viên trong nguồn quy hoạch; trong đó quan tâm đến đối tượng là người dân tộc thiểu số.
Phòng Giáo dục và Giáo dục phối hợp các trường tiểu học rà sốt trình độ, năng lực đội ngũ CBQL. Đề xuất lãnh đạo Phòng Giáo dục và Giáo dục xây dựng kế hoạch tổ chức các lớp tập huấn cấp huyện, cấp cụm trường theo từng nhóm đối tượng.
Đề xuất xây dựng nội dung chương trình bồi dưỡng:
Bồi dưỡng nội dung theo tinh thần nghị quyết 29/NQ-TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường, định hướng XHCN và hội nhập quốc tế
Căn cứ các quy định về chuẩn hiệu trưởng trường tiểu học do Bộ Giáo dục và Giáo dục ban hành tại thông tư số 14/2018/TT-BGDĐT ngày 20/7/2018 của Bộ Giáo dục và Giáo dục và tình hình thực tế đội ngũ CBQL các trường tiểu học vùng DTTS của huyện, chương trình bồi dưỡng tập trung các nội dung trọng tâm sau:
- Các vấn đề về đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong thời kỳ cơng nghiệp hố, hiện đại hố; những chính sách phát triển kinh tế xã hội; phát triển giáo dục quốc dân; phát triển giáo dục tiểu học.
- Bồi dưỡng nâng cao nhận thức về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong sư phạm, đạo đức nghề nghiệp.
- Những kiến thức về nhà nước pháp quyền XHCN; Những vấn đề lý luận và kỹ năng quản lý hành chính nhà nước đối với giáo dục tiểu học và trường tiểu học. Cụ thể: Luật Giáo dục; Điều lệ trường tiểu học; Chuẩn Hiệu trưởng trường tiểu học, chuẩn giáo viên tiểu học; Công ước quốc tế về quyền trẻ em;…
- Những nội dung quản lý trường tiểu học theo hướng trường đạt chuẩn Quốc gia, tổ chức quản lý dạy học 2 buổi /ngày, tổ chức lớp bán trú cho học sinh dân tộc thiểu số. Quản lý việc giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt; Giảng dạy tiếng
Việt cho người dân tộc thiểu số; quản lý giảng dạy chương trình song ngữ (tiếng Việt - tiếng dân tộc thiểu số); chính sách về dân tộc thiểu số…
Phòng GDĐT phối hợp chặt chẽ với Sở GDĐT Thái Nguyên và trường sư phạm trên địa bàn tỉnh để xây dựng kế hoạch, nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng phù hợp cho từng nhóm đối tượng.
Bên cạnh các chương trình đào tạo chung, hàng năm Phòng Giáo dục và Giáo dục cần tổ chức các lớp tập huấn ngắn hạn mời chuyên gia lên giảng về kỹ năng quản lý giáo dục vùng dân tộc thiểu số giúp CBQL các trường tiểu học vùng dân tộc thiểu số có thêm kiến thức thực tế và kinh nghiệm công tác ở địa bàn đặc thù như vùng dân tộc thiểu số tại địa phương.
Ngồi ra, Phịng Giáo dục và Giáo dục cần tăng cường tổ chức nhiều hình thức để các CBQL được nâng cao năng lực và học tập lẫn nhau như: Tổ chức câu lạc bộ CBQL; Sinh hoạt chuyên mơn cụm trường; trường giúp trường; tổ chức các đồn tham quan học tập các trường trong tỉnh, ngoài tỉnh.
* Tổ chức bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho GV:
Chương trình đào tạo giáo viên tiểu học hiện nay chỉ dừng lại ở mức đào tạo, bồi dưỡng theo chuyên đề, mô-đun chung. Những chuyên đề dạy tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số có triển khai nhưng cịn chung chung. Vì vậy, trong biện pháp nâng cao năng lực dạy học của giáo viên, Phòng GDĐT đề xuất các trường sư phạm đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy ngôn ngữ tiếng Việt, tiếng dân tộc TS cho giáo viên; bồi phương pháp giảng dạy tích hợp tiếng Việt- tiếng dân tộc thiểu số. phương pháp giảng dạy tiếng Việt như ngôn ngữ thứ hai. Trong chương trình đào tạo giáo viên của các trường Sư phạm, nội dung đào tạo tiếng dân tộc thiểu số được xem như là một môn học bắt buộc hoặc trước khi ra trường cần được bồi dưỡng cấp chứng chỉ tiếng DTTS.
Năng lực thiết kế kế hoạch giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho HS DTTS:
Đây là công việc quan trọng của GV trước khi tổ chức hoạt động giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho HS DTTS của HS ở trên lớp. Năng lực này đòi hỏi GV phải giải quyết các vấn đề sau: HS cần biết được gì và làm được cái gì?; GV phải giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt thông qua con đường và hình thức nào? GV giáo dục
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thơng tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
ngôn ngữ tiến Việt như thế nào? Hướng dẫn HS tự học như thế nào? Tương ứng với những câu hỏi trên chính là những nhiệm vụ cụ thể được thực hiện theo một quy trình sau đây: 1) GV xác định mục tiêu của giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt căn cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ của HD DTTS. 2) Nghiên cứu sách giáo khoa và các tài liệu liên quan bài học để: Hiểu chính xác, đầy đủ những nội dung của bài học; xác định những kiến thức, kĩ năng cơ bản cần giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho HS; xác định khả năng đáp ứng nhiệm vụ nhận thức của HS; xác định những kiến thức, kĩ năng mà HS đã có và cần có; dự kiến những khó khăn, tình huống có thể nảy sinh và các phương án giải quyết. 3) Lựa chọn con đường, hình thức tổ chức giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt và cách thức đánh giá thích hợp nhằm giúp HS học tập tích cực, chủ động, sáng tạo. 4) Thiết kế nội dung, nhiệm vụ, cách thức hoạt động, thời gian, yêu cầu cần đạt cho của HS.
Năng lực hiểu trình độ HS trong giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho HS DTTS
bằng cách GV quan sát tinh tế những biểu hiện tâm lí của HS trong q trình giáo dục ngơn ngữ tiếng Việt. NL hiểu HS được biểu hiện: Xác định được khối lượng kiến thức đã có và mức độ, phạm vi lĩnh hội của HS, từ đó xác định mức độ và khối lượng kiến thức mới cần hướng dẫn HS chiếm lĩnh. Dựa vào sự quan sát tinh tế, GV có thể nhận biết được những HS khác nhau đã lĩnh hội tiếng Việt như thế nào, dự đốn được những thuận lợi và khó khăn, xác định đúng mức độ căng thẳng cần thiết khi HS phải thực hiện những nhiệm vụ nhận thức.
Năng lực sử dụng phương tiện dạy học và công nghệ thông tin hỗ trợ giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho HS DTTS: Đa phương tiện và công nghệ thông tin
sẽ phát huy hiệu quả tích cực trong q trình giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho HS DTTS. GV sử dụng phương tiện trực quan và công nghệ thông tin phải phù hợp với nội dung giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho HS DTTS, với đặc điểm tâm sinh lí và trình độ nhận thức của HS; phải có tác dụng là nguồn tri thức để HS khai thác, tránh chỉ là những đồ dùng minh họa cho lời nói.
Năng lực ngơn ngữ là năng lực biểu đạt rõ ràng, mạch lạc, ý nghĩ, tình cảm
của mình bằng lời nói cũng như nét mặt và điệu bộ. Năng lực ngôn ngữ là một trong những năng lực quan trọng của GV, là công cụ đảm bảo cho GV thực hiện chức năng dạy học và giáo dục của mình. Để giáo dục ngơn ngữ tiếng Việt cho
HS DTTS, năng lực ngôn ngữ của GV cần đảm bảo các yêu cầu sau: Nội dung ngôn ngữ sâu sắc; Hình thức ngơn ngữ giản dị, sinh động; Có kĩ năng và kĩ xảo sử dụng khả năng truyền cảm của mình trước HS bằng cách tận dụng và phối hợp giữa lời nói với ngơn ngữ phụ và những phương tiện của ngôn ngữ.
Ngồi ra, cịn có các năng lực như: Năng lực chẩn đốn nhằm phát hiện, nhận biết đầy đủ, chính xác và kịp thời sự phát triển của HS trong quá trình giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt của HS DTTS; Năng lực đáp ứng nhằm đưa ra được những nội dung và biện pháp giáo dục đúng đắn, kịp thời, phù hợp với nhu cầu của HS và yêu cầu của mục tiêu giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho HS DTTS; Năng lực đánh giá là năng lực nhìn nhận sự thay đổi nhận thức, kĩ năng thái độ của H; Năng lực thiết lập mối quan hệ thuận lợi với người khác như đồng nghiệp, phụ huynh HS và nhất là quan hệ với HS để thực hiện có hiệu quả giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho HS DTTS.
Tự bồi dưỡng: Đây là yêu cầu phải được thực hiện thường xuyên trong tất
cả các nhà trường tiểu học với nhiều hình thức: tự bồi dưỡng cá nhân, bồi dưỡng theo tổ chun mơn, theo trường, theo cụm trường… Trong đó sinh hoạt chun mơn, dự giờ, thảo luận để đề xuất tổ chức các hoạt động giáo dục ngơn ngữ tiếng Việt và tìm ra những phương pháp dạy học tốt nhất cần được khai thác thật tốt. Khi tổ chức sinh hoạt chuyên môn, các trường tổ chức giao lưu học tập lẫn nhau cho giáo viên và học sinh giữa các trường tiểu học trong cụm sẽ mang lại hiệu quả cao hơn.
Khuyến khích giáo viên tự học tiếng dân tộc: Khi giáo viên có được vốn
tiếng dân tộc cơ bản cần thiết thì việc giao tiếp với học sinh trở nên gần gũi hơn, tạo điều kiện để giải thích cho các em hiểu được những tiếng, từ, câu khó, hướng dẫn cho các em phát âm tiếng Việt một cách chính xác. Giáo viên nói và hiểu được tiếng dân tộc thì tỷ lệ học sinh nói và hiểu tiếng Việt cũng nhiều hơn, chất lượng dạy và học cũng cao hơn so với những lớp khác. Vì vậy có thể xem đây là một trong những giải pháp, là phương tiện thiết thực để tăng cường tiếng Việt và nâng cao chất lượng giáo dục đối với học sinh dân tộc thiểu số một cách hiệu quả.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- Bản thân mỗi CBQL và giáo viên phải có tinh thần khắc phục khó khăn, vừa đảm bảo hồn thành tốt nhiệm vụ được phân cơng, vừa tích cực phấn đấu tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực chun mơn.
- Nâng cao nhận thức của các cấp quản lý về công tác bồi dưỡng CBQL, giáo viên. Từ đó tạo điều kiện tốt nhất hỗ trợ về vật chất và tinh thần cho đội ngũ khi thực hiện công tác này.
- Gắn liền công tác bồi dưỡng với sử dụng, đãi ngộ; thực hiện nghiêm túc các chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là các chính sách ưu tiên phát triển kinh tế, xã hội, giáo dục vùng đồng bào DTTS.
- Xây dựng kế hoạch, dự tốn nguồn kinh phí hợp lý; các trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ cho các hoạt động bồi dưỡng.