8. Cấu trúc của luận văn
1.3. Những vấn đề cơ bản về hoạt động giáo dục ngôn ngữ Tiếng Việt cho
1.3.3. Mục tiêu giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho HS tiểu học DTTS
Theo Đề án 'Tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non, học sinh (HS) tiểu học vùng DTTS giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2025' đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, mục tiêu chung của đề án ”Tập trung tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số, bảo đảm các em có kỹ năng cơ bản trong việc sử dụng tiếng Việt để hồn thành chương trình giáo dục mầm non và chương trình giáo dục tiểu học; tạo tiền đề để học tập, lĩnh hội tri thức của các cấp học tiếp theo; góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và phát triển bền vững các dân tộc thiểu số, đóng góp vào sự tiến bộ, phát triển của đất nước” [5].
Thông qua hoạt động giáo dục ngôn ngữ Tiếng Việt và thông qua các hoạt động giáo dục khác, giúp HS DTTS hình thành và phát triển các kĩ năng sử dụng ngôn ngữ Tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp hàng ngày trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi.
Sau khi học hết lớp 1 HS biết đọc và biết viết tiếng Việt thành thạo nhằm tạo nền tảng học tốt các môn học khác (Ngôn ngữ là công cụ tư duy). Biết giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Nâng cao chất lượng học tập các mơn học nói chung, giảm tỉ lệ HS bỏ học... giúp HS hào hứng tham gia các hoạt động đọc, kể chuyện, vui chơi... cùng cha mẹ sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt. Việc giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho HS tiểu học dân tộc thiểu số giúp các em mạnh dạn, tự tin khi đến trường, học tập và giao tiếp với thầy cơ, bạn bè, xóa bỏ rào cản ngơn ngữ giữa học tiếng Việt và tiếng DTTS giúp HS yêu thích và sử dụng tiếng Việt thường xuyên trong mọi hoạt động giao tiếp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn