8. Cấu trúc của luận văn
2.3. Thực trạng hoạt động giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho HSDTTS tạ
2.3.4. Thực trạng các con đường và hình thức giáo dục ngôn ngữ Tiếng Việt
Sử dụng câu hỏi 4 (phụ lục 1) chúng tôi tìm hiểu đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên về thực trạng các con đường giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho HS DTTS tại các trường tiểu học huyện Định Hóa, Thái Nguyên, kết quả ở bảng 2.5.
Bảng 2.5. Thực trạng các con đường giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho HS DTTS tại các trường tiểu học huyện Định Hóa, Thái Nguyên
TT Các con đường
Mức độ
ĐTB
Tốt Trung bình Yếu
SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ 1 Thông qua hoạt động
dạy học 296 100.0% 0 0.0% 0 0.0% 3.01 2 Thông qua tổ chức hoạt
động trải nghiệm 65 22.0% 141 47.6% 90 30.4% 1.92 3 Thông qua các hoạt
động ngoại khóa 136 45.9% 82 27.7% 78 26.4% 2.20 4 Tổ chức hoạt động sinh
hoạt tập thể 145 49.0% 11 3.7% 140 47.3% 2.02 5 Tổ chức các hoạt động
GV ở các trường tiểu học huyện Định Hóa thực hiện tốt các con đường giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho học sinh: Thông qua hoạt động dạy học (3.01 điểm), tại sao những phương pháp này lại được các giáo viên sử dụng thường xuyên, qua khảo sát được biết ở các giờ học môn Tiếng việt, GV đã thông qua môn tập đọc, kể chuyện, Tập làm văn (miệng), luyện từ - câu để rèn luyện ngôn ngữ tiếng Việt cho HS DTTS. Muốn hình thành được ngôn ngữ tiếng việt ở HS DTTS không có gì nhanh bằng thông qua hỏi đáp, trò chuyện trực tiếp với học sinh, giúp các em hình thành được ngôn ngữ tiếng việt trong tư duy và nhận thức, tạo được sự gần gũi với các em. Giáo viên tạo ra môi trường giáo dục ngôn ngữ Tiếng Việt linh hoạt, trực tiếp dạy các em để phát triển kỹ năng giao tiếp, thông qua hoạt động dạy học trong các giờ lên lớp, phù hợp với mục tiêu và nội dung đặc trưng của từng phân môn, giáo viên cân đối tiếng Việt và vốn từ của học sinh với nội dung giáo dục để quyết định chương trình giáo dục đem lại hiệu quả nhất.
Con đường giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho HS DTTS được giáo viên tại các trường tiểu học huyện Định Hóa không thường xuyên áp dụng, cũng có thể chưa thực hiện hiệu quả: Thông qua tổ chức hoạt động trải nghiệm (1.92 điểm) và Thông qua các hoạt động ngoại khóa (2.20 điểm); Tổ chức hoạt động sinh hoạt tập thể (2.02 điểm); Tổ chức các hoạt động xã hội (1.85 điểm). Nguyên nhân do đa phần GV không phải là người DTTS, chủ yếu là người Kinh còn có hạn chế ngôn ngữ của một hoặc một vài dân tộc thiểu số, do vậy GV không thực hiện hiệu quả tổ chức hoạt động trải nghiệm và hoạt động ngoại khóa, hoạt động sinh hoạt tập thể và hoạt động xã hội cho HS DTTS. Để khắc phục hạn chế đó, một số GV đã tự học tiếng dân tộc thiểu số, song để hiểu sâu về ngôn ngữ ấy và sử dụng trong giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho HS DTTS chưa đem lại hiệu quả như mong muốn. Theo cô H.T.H - GV trường tiểu học Tân Dương: “Chúng tôi thực hiện công tác giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho HS những vẫn còn gặp khó khăn do chưa hiểu hết về phong tục tập quán và tâm lý của người dân nơi mình công tác, ít có điều kiện trao đổi với phụ huynh để tìm ra biện pháp phối hợp giúp HS nâng cao kỹ năng thực hành ngôn ngữ tiếng Việt”.
Quan sát các chương trình sinh hoạt Đội và sao Nhi đồng của các nhà trường, GV tổng phụ trách Đội hiện nay chưa tổ chức hoạt động trải nghiệm và hoạt động ngoại khóa như đưa các trò chơi dân gian của các dân tộc vào hoạt động ngoại khóa. Tổng phụ trách đội cùng với giáo viên chủ nhiệm các lớp chưa
tiến hành chọn lựa nhiều trò chơi liên quan đến việc hình thành và phát triển ngôn ngữ tiếng Việt cho học sinh dân tộc. Trong tất cả các trò chơi đều yêu cầu bắt buộc học sinh sử dụng ngôn ngữ tiếng phổ thông. Một số GV khi tổ chức hoạt động ngoại khóa, hoạt động trải nghiệm, sinh hoạt tập thể chưa chú ý phân ra từng nhóm và phân một học sinh DT Kinh để hỗ trợ các HS DTTS trong thực hành ngôn ngữ tiếng Việt. Mặt khác, GV chưa chú trọng hướng dẫn HS sửa lỗi phát âm trong giờ học tiếng Việt, giờ học ngoại khóa và khuyến khích HS sửa lỗi cho nhau, trong khi hoạt động nhóm là cách học mang tính hợp tác phát huy được tính tích cực chủ động và sáng tạo của HS.
Những tồn tại nêu trên cho thấy cần thiết phải tổ chức bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho GV, bồi dưỡng cho GV tổ chức giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho HS DTTS hiệu quả.
Để tìm hiểu thực trạng hình thức giáo dục ngôn ngữ tiếng việt cho HS DTTS tại các trường tiểu học huyện Định Hóa, Thái Nguyên, chúng tôi tiến hành tìm hiểu đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên về hình thức giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho HS DTTS, kết quả ở bảng 2.6.
Bảng 2.6. Thực trạng hình thức giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho HS DTTS tại các trường tiểu học huyện Định Hóa, Thái Nguyên
TT Các hình thức
Mức độ
ĐTB
Tốt Trung bình Yếu
SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ
1 Sinh hoạt dưới cờ 270 91.2% 26 8.8% 0 0.0% 2.92
2 Sinh hoạt lớp 80 80.0% 20 20.0% 0 0.0% 2.80
3 Theo nhóm đối tượng
nhận thức 152 51.4% 46 15.5% 98 33.1 % 2.18 4 Hình thức thực hành 155 52.4% 38 12.8% 103 34.8 % 2.17 5 Câu lạc bộ 95 32.5% 100 33.8% 98 32.5 % 1.98 6 Hình thức trực quan 142 48.0% 55 18.6% 99 33.4 % 2.15
Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy hình thức sinh hoạt dưới cờ (2.92 điểm) và hình thức sinh hoạt lớp (2.80 điểm) thực hiện tốt, qua hình thức sinh hoạt dưới cờ
GV khuyến khích tối đa học sinh DTTS tham gia hoạt động như văn nghệ, biểu diễn tiểu phẩm, trò chơi dân gian, diễn thuyết, thể dục thể thao, hoạt động Đội… để đạt được mục tiêu giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt. Với các nội dung giáo dục đạo đức, giáo dục trí tuệ, giáo dục kĩ năng sống, giáo dục thẩm mĩ, giáo dục thể chất, giáo dục lao động, giáo dục an toàn giao thông, giáo dục môi trường… trong tiết sinh hoạt lớp, GV khuyến khích HS DTTS bày tỏ quan điểm, suy nghĩ về các nội dung này để tăng cường ngôn ngữ tiếng Việt cho HS.
Tuy nhiện, vẫn có các hình thức được giáo viên sử dụng trong hoạt động giáo dục ngôn ngữ tiếng việt cho HS DTTS tại các trường tiểu học được thực hiện ở mức độ trung bình, các hình thức chưa được phong phú và đa dạng. Ở đây một số giáo viên cũng đã có chú ý đến tạo môi trường luyện tập giao tiếp bằng ngôn ngữ Tiếng Việt cho HS DTTS và hoạt động giáo dục ngôn ngữ Tiếng việt có được tổ chức cho HS DTTS thông qua dạy học theo nhóm đối tượng nhận thức (51.4% thường xuyên thực hiện) và hình thức thực hành (52.4% thường xuyên thực hiện), hình thức trực quan (48% thường xuyên thực hiện). Tuy nhiên, do hạn chế về kinh phí và điều kiện cơ sở vật chất, mặt khác, GV hiện nay đều chưa được đào tạo bài bản về chuyên môn nghiệp vụ về giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho HS DTTS. Một số GV dạy học theo nhóm đối tượng nhận thức (2.18 điểm) chưa chú trọng giải thích cách phát âm cho HS, đặc biệt đối với những âm, tiếng khó phát âm, khi phát âm một số GV chưa thực hiện mô tả bằng cách nêu rõ cách đặt lưỡi, vị trí của lưỡi với răng, độ mở của môi... ở giai đoạn đầu học ngôn ngữ tiếng Việt của HS.
Do điều kiện cơ sở vật chất còn hạn chế nên phương pháp trực quan (2.15 điểm) thông qua hình ảnh, âm thanh, hoạt động được hỗ trợ bởi những phương tiện thiết bị dạy học hiện đại như máy tính, máy chiếu, đài băng đĩa, ti vi... nên GV gặp khó khăn khi sử dụng phương pháp này. Khó khăn về kinh phí nên GV chưa tổ chức hiệu quả hình thức câu lạc bộ để giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho HS DTTS.
Đây cũng là vấn đề để các nhà quản lý cần phải quan tâm khắc phục để công tác quản lý hoạt động giáo dục ngôn ngữ tiếng việt cho HS DTTS có hiệu quả, bên cạnh đó cũng cần có nhiều hình thức được sử dụng phong phú. Từ thực
trạng trên, các nhà quản lý cần có kế hoạch tổng thể trong các hình thức tổ chức để phối hợp với nhau, lồng ghép và kết hợp với các hoạt động chung của trường nhằm tăng cường hoạt động giáo dục ngôn ngữ tiếng việt cho HS DTTS, thu hút được nhiều học sinh tham gia cùng lúc.
2.3.5. Thực trạng phối hợp của các lực lượng giáo dục trong hoạt động giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho HS DTTS tại các trường tiểu học huyện Định Hóa, Thái Nguyên