Nội dung giáo dục ngôn ngữ Tiếng Việt cho HS tiểu học DTTS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động giáo dục ngôn ngữ tiếng việt cho học sinh dân tộc thiểu số tại các trường tiểu học huyện định hóa, tỉnh thái nguyên​ (Trang 33 - 34)

8. Cấu trúc của luận văn

1.3. Những vấn đề cơ bản về hoạt động giáo dục ngôn ngữ Tiếng Việt cho

1.3.4. Nội dung giáo dục ngôn ngữ Tiếng Việt cho HS tiểu học DTTS

Nội dung giáo dục ngôn ngữ Tiếng Việt cho HS DTTS không chỉ dừng lại ở việc làm cho người học lĩnh hội những kiến thức cần thiết có liên quan, mà cịn làm thay đổi hành vi, thái độ khơng phù hợp, hình thành thái độ hành vi nhận thức đúng đắn, hành động phù hợp chuẩn mực. Vì vậy giáo dục ngơn ngữ Tiếng Việt cho HS tiểu học DTTS trong nhà trường là giáo dục những giá trị cốt lõi như sau:

- Giáo dục về nhận thức: Giáo dục cho các em những kiến thức cơ bản về

ngôn ngữ tiếng Việt, nhận biết được khả năng ngơn ngữ tiếng Việt của bản thân, hình thành và phát triển các kỹ năng sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt để học tập và giao tiếp trong các mơi trường hoạt động của lứa tuổi; hiểu vai trị và tầm quan trọng của ngôn ngữ tiếng Việt trong học tập và cuộc sống hàng ngày.

- Giáo dục về thái độ: Giáo dục cho HS có thái độ u thích ngơn ngữ tiếng

Việt, tích cực tham gia các hoạt động để củng cố, rèn luyện tiếng Việt, góp phần rèn luyện các thao tác tư duy. Bên cạnh việc góp phần phát triển các năng lực chung, ngôn ngữ tiếng Việt giúp HS phát triển năng lực giao tiếp và năng lực thẩm mỹ; cung cấp hệ thống kiến thức phổ thơng tiếng Việt để góp phần phát triển vốn học vấn căn bản của một người có văn hố; hình thành và phát triển con người toàn diện, biết tiếp nhận, cảm thụ, thưởng thức, đánh giá các sản phẩm ngôn từ và các giá trị cao đẹp trong cuộc sống. Bên cạnh đó cũng giúp cho phụ huynh nhận thức đúng đắn và đồng tình với những chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, của ngành giáo dục và nhà trường về tăng cường giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho trẻ em vùng khó khăn, vùng dân tộc thiểu số. Bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam.

- Giáo dục về hành vi: Thông qua những văn bản ngôn từ, đặc biệt là các văn

bản văn học đặc sắc, ngôn ngữ tiếng Việt tạo cho HS cơ hội khám phá bản thân và thế giới xung quanh, thấu hiểu con người, biết đồng cảm, sẻ chia, có cá tính và đời sống tâm hồn phong phú, có quan niệm sống và ứng xử nhân văn; bồi dưỡng cho các em tình u đối với ngơn ngữ tiếng Việt, ý thức về cội nguồn và bản sắc của dân tộc, góp phần giữ gìn, phát triển các giá trị văn hố Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động giáo dục ngôn ngữ tiếng việt cho học sinh dân tộc thiểu số tại các trường tiểu học huyện định hóa, tỉnh thái nguyên​ (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)