Tăng cường công tác truyền thông, nâng cao nhận thức cho phụ huynh,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động giáo dục ngôn ngữ tiếng việt cho học sinh dân tộc thiểu số tại các trường tiểu học huyện định hóa, tỉnh thái nguyên​ (Trang 80 - 84)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho học

3.2.1. Tăng cường công tác truyền thông, nâng cao nhận thức cho phụ huynh,

học sinh, CB giáo viên và cộng đồng đối với hoạt động giáo dục ngôn ngữ việc tiếng Việt cho HS DTTS

3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp

Tăng cường công tác truyền thông, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức để giáo viên, phụ huynh học sinh hiểu đúng, đầy đủ về vai trò và tầm quan trọng của hoạt động giáo dục ngôn ngữ việc tiếng Việt cho HS DTTS.

Các hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức giáo dục ngôn ngữ việc tiếng Việt cho HS DTTS được tổ chức phối kết hợp một cách chặt chẽ, linh hoạt, hiệu quả phù hợp với mục tiêu giáo dục, đào tạo nhằm giáo dục toàn diện học sinh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Triển khai đầy đủ các văn bản chỉ đạo chun mơn của phịng, sở và của Bộ GDĐT về công tác quản lý hoạt động giáo dục ngôn ngữ Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số.

Chỉ đạo giáo viên thực hiện nghiêm túc các hoạt động giáo dục, dạy học theo chuẩn kiến thức và kỹ năng, điều chỉnh nội dung dạy học, giáo dục ngôn ngữ Tiếng Việt, giáo dục thể chất và giáo dục môi trường... thông qua từng môn học. Xây dựng đội ngũ giáo viên tiểu học cốt cán chuẩn về tay nghề, chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ làm công tác hỗ trợ cho đội ngũ giáo viên mới, giáo viên có tuổi cũng như giáo viên cịn hạn chế về năng lực

Tăng cường tích hợp giáo dục ngơn ngữ Tiếng Việt trong các môn học, các hoạt động giáo dục. Vận dụng các phương pháp dạy học Tiếng Việt với tư cách dạy học ngơn ngữ thứ hai; tăng thời gian luyện nói cho học sinh thơng qua các hoạt động.

Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, phụ huynh học sinh trong việc huy động học sinh ra lớp và xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường, tạo môi trường giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt tại gia đình và cộng đồng. Nhà trường tuyên truyền đến phụ huynh học sinh việc phát triển ngơn ngữ tiếng Việt cho HS tại gia đình bằng cách ngồi tiếng dân tộc mình, phụ huynh cần tăng cường sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt với HS. Kết hợp, bồi dưỡng, tập huấn về tiếng Việt cho cha, mẹ HS là người dân tộc thiểu số để xây dựng môi trường sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt tại gia đình.

Nâng cao nhận thức cho GV thể hiện ở việc chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch dạy học, đổi mới phương pháp giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho HS DTTS vừa đảm bảo chương trình, vừa phù hợp với điều kiện năng lực của HS, đặc biệt là HS lớp 1, bổ sung các điều kiện đảm bảo dạy học tiếng Việt cho HS tiểu học DTTS để đạt hiệu quả trong thực hiện hoạt động này.

Truyền thông, tuyên truyền giáo dục qua tổ chức hoạt động “Tiếng Việt của chúng em” địa điểm tổ chức giao lưu cấp trường, cụm trường được đặt luân phiên tại các trường để tạo điều kiện cho các cán bộ GV, HS tham gia giao lưu, tham quan thực tế các địa danh, nét văn hóa đặc trưng các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện.

Sau đó cùng tổ chức triển khai thực hiện và tổng kết, đánh giá kết quả giao lưu của từng đơn vị tham gia. CBQL phổ biến đến toàn thể giáo viên, phụ huynh HS hiểu rõ tinh thần của giao lưu là cơ hội để HS được nâng cao kỹ năng sử dụng tiếng Việt và bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt cho HS, tạo tâm lý thoải mái, tự tin cho HS khi tham gia giao lưu. Đồng thời cần tăng cường cơng tác xã hội hóa trong việc tổ chức hoạt động giao lưu. Thực hiện tốt công tác truyền thông qua cha mẹ HS tạo sự đồng thuận, không gây áp lực cho GV, HS tham dự. Qua mỗi đợt giao lưu đã tạo cơ hội cho HS được học hỏi, rèn luyện các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết; biết vận dụng ngơn ngữ tiếng Việt trong giao tiếp, viết văn hay chữ đẹp góp phần gìn giữ đa dạng, phong phú, trong sáng của tiếng Việt.

Trong q trình giáo dục ngơn ngữ tiếng Việt cho học sinh DTTS, giáo viên cần khuyến khích học sinh sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt cả trong giờ học lẫn ngoài giờ học với việc tăng cường tiếp xúc giữa giáo viên và học sinh. Nội dung của các cuộc tiếp xúc nên hướng vào những chủ đề như gia đình, bè bạn, những hoạt động diễn ra hàng ngày,... Những cuộc tiếp xúc, trò chuyện ấy là cơ hội để học sinh dân tộc thiểu số rèn luyện ngôn ngữ bằng tiếng Việt nhiều hơn. Đồng thời, giáo viên (đặc biệt là đối với giáo viên ở địa phương khác) phải tự trang bị cho mình vốn hiểu biết về văn hoá, phong tục tập quán của HS người DTTS bằng cách tham gia vào các sinh hoạt văn hố, lễ hội tại địa bàn mình đang cơng tác nhằm làm tăng vốn ngơn ngữ, văn hố DTTS cho bản thân để phục vụ cho việc giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho học sinh DTTS được tốt hơn.

Tổ chức sinh hoạt tại Thư viện cho học sinh một cách thường xuyên để các em được tiếp xúc nhiều hơn với các sách báo tiếng Việt khác (bên cạnh sách giáo khoa), qua đó mở rộng vốn từ của bản thân và hình thành ngữ cảm nhất định khi như người nói tiếng mẹ đẻ là tiếng Việt.

Giáo viên xây dựng kế hoạch cho mình và học sinh tập huấn về giáo dục ngơn ngữ tiếng Việt cho học sinh DTTS, có kế hoạch tự đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực theo các nội dung chuyên đề cụ thể với các dự trù kinh phí, thời gian, nhân sự, địa điểm,… Các kế hoạch này phải được Ban giám hiệu thơng qua và nhất trí.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Xây dựng kế hoạch mời các chuyên gia, những người có uy tín, thành đạt tham gia hoạt động giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho học sinh DTTS cùng với giáo viên nhà trường để trao đổi kinh nghiệm.

Khuyến khích giáo viên tự học tiếng dân tộc: Khi giáo viên có được vốn tiếng dân tộc cơ bản cần thiết thì việc giao tiếp với học sinh trở nên gần gũi hơn, tạo điều kiện để giải thích cho các em hiểu được những tiếng, từ, câu khó, hướng dẫn cho các em phát âm tiếng Việt một cách chính xác. Giáo viên nói và hiểu được tiếng dân tộc thì tỷ lệ học sinh nói và hiểu ngơn ngữ tiếng Việt cũng nhiều hơn, chất lượng dạy và học cũng cao hơn so với những lớp khác. Vì vậy có thể xem đây là một trong những giải pháp, là phương tiện thiết thực để tăng cường tiếng Việt và nâng cao chất lượng giáo dục đối với học sinh dân tộc thiểu số một cách hiệu quả.

Giáo viên, học sinh tích cực tự học tập, tự bồi dưỡng hoặc tham gia các hoạt động do nhà trường tổ chức để nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ, năng lực tổ chức hoạt động giáo dục ngơn ngữ tiếng Việt cho HS DTTS. Nhà trường có những chính sách đãi ngộ, khen thưởng-phê bình hợp lý để giáo viên có động lực phấn đấu.

Nhà trường tổ chức cho giáo viên đi tham quan, học hỏi, tập huấn tại các trường bạn đã thực hiện tốt hoạt động giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho HS DTTS để học hỏi kinh nghiệm hoặc mời chuyên gia về ngôn ngữ, về giao tiếp của các trung tâm, các trường Đại học đến trường giảng dạy và trao đổi kinh nghiệm về hoạt động giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho HS DTTS. Giáo viên nhà trường kết hợp với các chuyên gia, những người thành công trong hoạt động giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho HS DTTS để chia sẻ và học hỏi kinh nghiệm.

Tổ chức giáo dục, bồi dưỡng cho học sinh nâng cao tính tích cực, tự giác; rèn luyện, trau dồi vốn ngôn ngữ tiếng Việt thông qua tổ chức các hoạt động với hình thức phong phú, sinh động, hấp dẫn. Khuyến khích học sinh tự bồi dưỡng, tự rèn luyện ngôn ngữ tiếng Việt.

Trong các hoạt động học tập trên lớp, giáo viên giao cho học sinh những nhiệm vụ cụ thể, vừa sức như: trang trí lớp học, thiết kế, trang trí các hội nghị,

sân khấu đối với những học sinh có năng khiếu hội họa; Trồng hoa viên, cây cảnh; Chăm sóc, giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sĩ, có cơng với cách mạng... qua đó HS giao tiếp và nâng cao ngơn ngữ tiếng Việt cho HS DTTS.

Trong các giờ học, để giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho HS DTTS, GV cần thường xuyên gọi học sinh phát biểu ý kiến xây dựng bài trong các giờ học. Tổ chức thảo luận lớp, thảo luận nhóm, tổ chức các trị chơi, cuộc thi để học sinh rèn luyện khả năng diễn đạt và trau đồi ngôn ngữ tiếng Việt.

3.2.1.3. Điều kiện thực hiện

CB ql xây dựng được kế hoạch cụ thể, chi tiết, hiểu và nắm chắc các văn bản quản lý, chỉ đạo của ngành, địa phương. Lựa chọn các phương pháp, hình thức phù hợp để tổ chức truyền thơng, tuyên truyền cho GV, HS và cộng động hiểu được ý nghĩa, vai trị trong hoạt động GD ngơn ngữ tiếng việt cho HS.

CBQL, GV cần có nhận thức đúng về hoạt động giáo dục ngôn ngữ Tiếng Việt cho học sinh DTTS tại trường tiểu học và quyết tâm trong chỉ đạo thực hiện đổi mới giáo dục ngôn ngữ Tiếng Việt cho học sinh DTTS.

Tạo lập được môi trường GD ngôn ngữ tiếng việt, phát huy được vai trị quan trọng trong gia đình - xã hội, tạo được sự đồng thuận phối hợp với nhà trường trong hoạt động giáo dục ngôn ngữ tiếng việt cho HS.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động giáo dục ngôn ngữ tiếng việt cho học sinh dân tộc thiểu số tại các trường tiểu học huyện định hóa, tỉnh thái nguyên​ (Trang 80 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)