Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về mục tiêu hoạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động giáo dục ngôn ngữ tiếng việt cho học sinh dân tộc thiểu số tại các trường tiểu học huyện định hóa, tỉnh thái nguyên​ (Trang 52 - 54)

8. Cấu trúc của luận văn

2.3. Thực trạng hoạt động giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho HSDTTS tạ

2.3.2. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về mục tiêu hoạt

Để tìm hiểu thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về mục tiêu của hoạt động giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho HS DTTS, chúng tôi tiến hành khảo sát cán bộ quản lý và giáo viên các trường tiểu học trên địa bàn kết quả thu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

được ở bảng 2.3.

Bảng 2.3. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về mục tiêu hoạt động giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho HS DTTS tại các trường tiểu

học huyện Định hóa TT Nội dung Mức độ ĐTB Tốt Trung bình Yếu SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ 1

Học sinh sử dụng thành thạo ngôn ngữ Tiếng Việt, bảo đảm các em có kỹ năng cơ bản trong việc sử dụng ngôn ngữ TV

214 72.3% 77 26.0% 5 1.7% 2.71

2

Học sinh mạnh dạn, tự tin khi đến trường và giao tiếp với thầy cô, bạn bè một cách tự nhiên

202 68.2% 93 31.4% 1 0.3% 2.68

3

Học sinh xóa bỏ rào cản ngôn ngữ mạnh dạn tự tin khi giao tiếp bằng tiếng Việt trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi

214 72.3% 73 24.7% 9 3.0% 2.69

4

Học sinh yêu thích và thường xuyên sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt mọi lúc, mọi nơi

249 84.1% 47 15.9% 0 0.0% 2.84

5

Thông qua hoạt động thực hành ngôn ngữ Tiếng Việt cung cấp cho HS những kiến thức đơn giản và những hiểu biết về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hóa dân tộc mình

219 74.0% 77 26.0% 0 0.0% 2.74

6

Học sinh biết giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Nâng cao chất lượng học tập các mơn học nói chung, giảm tỉ lệ HS bỏ học

234 79.1% 58 19.6% 4 1.4% 2.78

7

Học sinh hào hứng tham gia các hoạt động đọc, kể chuyện, vui chơi... cùng cha mẹ sử dụng ngôn ngữ Tiếng Việt

230 77.7% 60 20.3% 6 2.0% 2.76

Kết quả cho thấy, đa số CBQL và GV đánh giá các mục tiêu hoạt động giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho HS DTTS là quan trọng nhằm tạo nền tảng học tốt các mơn học khác và giúp học sinh u thích và sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt

mọi lúc, mọi nơi (CBQL, GV đánh giá tốt: 2.84 điểm), Học sinh biết giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Nâng cao chất lượng học tập các mơn học nói chung, giảm tỉ lệ HS bỏ học (CBQL, GV đánh giá tốt: 2.78 điểm), Học sinh hào hứng tham gia các hoạt động đọc, kể chuyện, vui chơi... cùng cha mẹ sử dụng ngôn ngữ Tiếng Việt (CBQL, GV đánh giá tốt: 2.76 điểm), Học sinh sử dụng thành thạo ngôn ngữ Tiếng Việt, bảo đảm các em có kỹ năng cơ bản trong việc sử dụng ngôn ngữ TV (2.71 điểm)…

Để thực hiện tốt các mục tiêu trên, hiện nay các trường tiểu học đều cử giáo viên là người dân tộc thiểu số, am hiểu văn hóa, phong tục của địa phương nhằm giúp đỡ giáo viên khác trong vai trò là “phiên dịch”, hướng dẫn, làm quen giúp cho học sinh hiểu được những yêu cầu của giáo viên và ngược lại nhằm nâng cao chất lượng trong q trình giáo dục. Bên cạnh đó, ngay từ đầu năm học, trước khi vào năm học mới giáo viên đã kiểm tra vốn ngôn ngữ tiếng Việt của các em học sinh, phân loại đối tượng học sinh và xây dựng kế hoạch phù hợp với quá trình tổ chức lớp học. Cử các bạn có vốn từ tiếng việt tốt, kèm cặp giúp đỡ các bạn trong lớp chưa nhiều vốn từ tiếng việt, lúc này các em đóng vài trị như một “trợ giảng” đắc lực giúp cho giáo viên thực hiện phương pháp hỏi đáp trong quá trình giáo dục.

Tìm hiểu về việc thực hiện các mục tiêu giáo dục ngôn ngữ cho HS DTTS tại Trường, cô giáo Đ.T.H - Hiệu trưởng trường tiểu học Kim Phượng cho biết: “Hiện nay để thực hiện được mục tiêu chung việc giáo dục ngôn ngữ tiếng việt cho HS DTTS của các trường là sử dụng thành thạo ngôn ngữ Tiếng Việt, giúp HS mạnh dạn, tự tin tin khi giao tiếp bằng tiếng Việt, xóa bỏ rào cản ngơn ngữ khi đến trường, đa số nhà trường thực hiện phương pháp dạy và học theo mơ hình trường học mới, nhẹ nhàng, phù hợp với đối tượng học sinh dân tộc thiểu số đem lại hiệu quả, thông qua các hoạt động giáo dục hàng ngày góp phần nâng cao hiệu quả các mơn học khác và giảm thiểu tỷ lệ học sinh lưu ban, bỏ học vì ảnh hưởng của ngơn ngữ tới chất lượng học tập”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động giáo dục ngôn ngữ tiếng việt cho học sinh dân tộc thiểu số tại các trường tiểu học huyện định hóa, tỉnh thái nguyên​ (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)