9. Cấu trúc luận văn
1.3. Lý luận về hoạt động GDMT ở trường THCS
1.3.3. Nguyên tắc giáo dục môi trường
a. Nguyên tắc chung về giáo dục môi trường
- Phải coi môi trường là một tổng thể hoàn chỉnh về mặt tự nhiên hay nhân tạo, kỹ thuật hay xã hội (văn hóa, thẩm mỹ, lịch sử,...);
- Là một quá trình lâu dài và mang tính liên tục, thông qua giáo dục chính quy hoặc không chính quy;
- Mang tính liên ngành nhằm bảo đảm tính hoàn chỉnh và cân bằng về học tập môi trường;
- Xem xét các vấn đề trên quan điểm địa phương, quốc gia, khu vực và quốc tế.; - Chủ trọng đến các vấn đề môi trường hiện tại và tương lai;
- Phải đề cao giá trị và sự cần thiết của việc hợp tác để ngăn chặn và giải quyết các vấn đề môi trường;
- Hỗ trợ để xem xét thấu đáo phương diện môi trường trong quá trình hoạch định phát triển;
- Phải tạo điều kiện để người học thực hành và giúp họ có cơ hội tự ra quyết định cũng như chịu trách nhiệm với các quyết định đó;
- Phải bao gồm các nội dung và sự nhạy cảm môi trường, kỹ năng giải quyết các vấn đề môi trường và phân loại các giá trị môi trường;
- Giúp cho người học nhận thức những hiện tượng và nguyên nhân sâu xa của các vấn đề môi trường;
- Nhấn mạnh mức độ phức tạp của các vấn đề môi trường và phải phát triển kỹ năng suy nghĩ thấu đáo cùng kỹ năng giải quyết vấn đề môi trường;
- Sử dụng môi trường học tập đa dạng với nhiều cách tiếp cận đối với việc dạy và học về môi trường, trong môi trường và vì môi trường.
b. Nguyên tắc giáo dục môi trường ở trường học
Có 6 nguyên tắc GDMT
- Nhà nước Việt Nam coi GDMT là một bộ phận cơ hữu của sự nghiệp giáo dục và là sự nghiệp của toàn dân;
- GDMT được thực hiện ở cả ba khía cạnh vì môi trường, về môi trường và trong môi trường;
phải được thực hiện trong kế hoạch dạy học - giáo dục hiện hành;
- Đưa GDMT vào hoạt động nhà trường một cách thích hợp với môi trường của trường học. Những vấn đề trọng tâm của GDMT phải liền quan trực tiếp đến môi trường của nhà trường;
- Làm cho người học và người dạy nhận thấy giá trị của môi trường đối với chất lượng của cuộc sống, sức khoẻ và hạnh phúc của con người;
- Triển khai GDMT bằng các hoạt động mà học sinh là người thực hiện.
c. Nguyên tắc giáo dục môi trường ở trường THCS
- GDMT là một lĩnh vực giáo dục liên ngành, tích hợp vào các môn học và các hoạt động. GDMT không phải là ghép thêm vào chương trình giáo dục như là một bộ phận riêng biệt hay một chủ đề nghiên cứu mà nó là một hướng hội nhập vào chương trình.GDMT là cách tiếp cận xuyên bộ môn.
- Mục tiêu, nội dung và phương pháp GDMT phải phù hợp với mục tiêu đào tạo của cấp học, góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo của cấp học.
- Nội dung GDMT phải chú ý khai thác tình hình thực tế môi trường của từng địa phương.
- Nội dung và phương pháp GDMT phải chú trọng thực hành, hình thành các kỹ năng, phương pháp hành động cụ thể để HS có thể tham gia có hiệu quả hoạt động BVMT của địa phương, của đất nước phù hợp với độ tuổi.
- Cách tiếp cận cơ bản của giáo dục môi trường là: Giáo dục về môi trường, trong môi trường và vì môi trường, đặc biệt là giáo dục vì môi trường. Coi đó là thước đo cơ bản hiệu quả của GDMT.
+ Giáo dục về môi trường nhằm giúp cho HS có những hiểu biết về hệ thống tự nhiên và hoạt động của chúng cũng như những tác động của con người tới môi trường. Trên cơ sở đó giúp HS hiểu biết về tự nhiên, hình thành thái độ và mối thiện cảm với tự nhiên, để từng bước phát triển kỹ năng tư duy về nghiên cứu và quản lý môi trường.
+ Giáo dục vì môi trường là nhằm định hướng những giá trị, quan niệm, nhằm phát triển một nền đạo đức và trách nhiệm của con người trong môi trường, xây dựng động cơ và kỹ năng tham gia cải thiện môi trường, nâng cao năng lực lựa chọn cách sống thích hợp với việc sử dụng một cách khôn ngoan các nguồn tài nguyên.
+ Giáo dục trong môi trường là một cách tiếp cận quan trọng nhằm đưa người học về với thế giới thực, môi trường thực. Đưa kiến thức thực tế đến với người học để họ thấy sự phồn thịnh, sự tươi trẻ của thế giới tự nhiên, tại đó họ có thể chiêm ngưỡng những cảnh đẹp, sự thơ mộng và hùng vĩ của thiên nhiên. Với cách tiếp cận này, môi trường trở thành phòng thí nghiệm sinh động, phong phú và vô cùng hấp dẫn.
- Phương pháp GDMT nhằm tạo cho người học chủ động tham gia vào quá trình học tập, tạo cơ hội cho HS phát hiện các vấn đề môi trường và tìm hướng giải quyết vấn đề dưới sự tổ chức và hướng dẫn của GV.
- Tận dụng các cơ hội để GDMT nhưng phải đảm bảo kiến thức cơ bản của môn học, tính logic của nội dung, không làm quá tải lượng kiến thức và tăng thời gian của bài học.