9. Cấu trúc luận văn
2.4. Thực trạng quản lý hoạt độnggiáo dục môi trường ở các trường THCShuyện
2.4.4. Thực trạng việc kiểm tra, đánh giá hoạt độnggiáo dục môi trường của
Kiểm tra, đánh giá là một trong những chức năng quan trọng của HT các trường THCS, hoạt động này diễn ra thường xuyên, xuyên suốt quá trình QL của HT và các đơn vị tham gia QL hoạt động GDMT của các trường học nhằm xác định mức độ triển khai thực hiện công việc của HS dưới sự quản lý, hướng dẫn của GV, thu nhận thông tin phản hồi và báo cáo tình hình với lãnh đạo nhà trường để có những sự điều chỉnh kịp thời, bổ sung hợp lý. Qua đó, nhằm động viên, khuyến khích HS tham gia BVMT, việc đánh giá hoạt động GDMT của GV và BVMT của HS cần đảm bảo khách quan, độ chính xác cao, thực hiện đúng chỉ đạo để có cơ sở đề ra các biện pháp, hình thức và xây dựng chuẩn, qui trình đánh giá.
Kết quả khảo sát về công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động GDMT ở các trường THCS huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam thể hiện ở bảng 2.20.
Bảng 2.20. Thực trạng việc kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục môi trường của Hiệu trưởng ở các trường THCS huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam
Đối tượng Mức độ CBQL và GV Số ý kiến Tỷ lệ % Về mức độ Rất thường xuyên 9 8,8 Thường xuyên 26 25,5 Bình thường 40 39,2
Không thường xuyên 24 23,5
Không kiểm tra 3 2,9
Về đơn vị kiểm tra
Lãnh đạo nhà trường 48 47,1
Ban kiểm tra nội bộ nhà trường 35 34,3
Đội TNTP Hồ Chí Minh 8 7,8
Về mức độ kiểm tra tiến độ thực hiện hoạt động GDMT của HT ở các trường THCS huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam, có 8,8% ý kiến khảo sát cho rằng việc kiểm tra hoạt động GDMT của HT là rất thường xuyên, 25,5% ý kiến đánh giá đạt ở mức độ thường xuyên, 39,2% ý kiến đánh giá chỉ đạt mức bình thường. Đặc biệt, có 23,5% ý kiến của CBQL, GV cho rằng việc kiểm tra, đánh giá hoạt động GDMT của HT là không thường xuyên và 2,9% cho là HT đã không tiến hành kiểm tra, đánh giá. Điều đó cho thấy, việc kiểm tra, đánh giá hoạt động GDMT của HT ở các trường THCS huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam chưa được tiến hành thường xuyên, nên không có sự điều chỉnh và các biện pháp hỗ trợ cụ thể kịp thời sau khi kiểm tra, đánh giá.
Về công tác huy động các đơn vị tham gia kiểm tra, đánh giá, hầu hết các ý kiến cho rằng hai đơn vị thường xuyên tiến hành kiểm tra tiến độ thực hiện là Ban lãnh đạo trường (47,1%) và Ban kiểm tra nội bộ nhà trường (34,3%). Các đơn vị khác ít được HT huy động hoặc chưa chủ động phối hợp kiểm tra là tổ chuyên môn (10,7% ý kiến) và Đoàn Thanh niên (7,8% ý kiến).
Quan sát thực tế, chúng tôi nhận thấy chưa có sự thống nhất về các tiêu chí đánh giá công tác GDMT, nên chưa phản ánh được mức độ, chất lượng hiệu quả thực hiện hoạt động GDMT một cách thống nhất, đồng bộ.
2.4.5. Thực trạng sự phối hợp các lực lượng ngoài nhà trường trong hoạt động giáo dục môi trường ở các trường THCS huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam
Phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường là một trong những biện pháp quan trọng để huy động các lực lượng xã hội tham vào hoạt động GDMT và BVMT, là thực hiện tốt vấn đề xã hội hóa giáo dục, góp phần nâng cao ý thức công dân, sự hoàn thiện nhân cách của học sinh.
Kết quả khảo sát thực trạng sự phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường trong hoạt động GDMT của HT ở các trường THCS huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam thể hiện tại bảng 2.21.
Bảng 2.21. Thực trạng phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường trong hoạt động giáo dục môi trường ở các trường THCS huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam
Đối tượng Mức độ CBQL và GV Số ý kiến Tỷ lệ % Về hiệu quả Rất tốt 10 9,8 Tốt 15 14,7 Khá 49 48 Trung bình 21 20,6
Hạn chế 7 6,9
Về việc phối hợp các đơn vị ngoài nhà trường
Chính quyền địa phương 19 18,6
Ban Đại diện cha mẹ học sinh 45 44,1
Hội khuyến học xã/phường 6 5,9
Công an xã/phường 7 6,8
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh của xã/phường 49 48
Hội phụ nữ xã/phường 23 22,5
Tổ dân phố/tổ tự quản 19 18,6
Về hiệu quả của sự phối hợp, khi được khảo sát, CBQL và GV đánh giá ở mức độ rất tốt (có 9,8% ý kiến tham gia), tốt (14,7%), khá (48%) và 20,6% ý kiến của CBQL, GV đánh giá ở mức độ trung bình, 6,9% ý kiến cho rằng việc phối hợp còn nhiều hạn chế. Điều đó cho thấy, việc phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường trong hoạt động GDMT ở các trường THCS được khảo sát đạt hiệu quả chưa cao, chưa được tiến hành thường xuyên.
Về các đơn vị tham gia phối hợp, hầu hết các ý kiến cho rằng hai đơn vị thường xuyên phối hợp tốt là Đoàn Thanh niên của xã/phường (48%) và Ban đại diện cha mẹ học sinh của trường (44,1%), các đơn vị phối hợp tương đối tốt là Hội phụ nữ xã/phường (22,5%), tổ dân phố/tổ tự quản là (18,6%), chính quyền địa phương (18,6%), các đơn vị có phối hợp với nhà trường trong công tác này là Công an xã/phường (6,8%) và Hội khuyến học xã/phường (5,9%). Qua đó cho thấy, sự phối hợp giữa các đơn vị, đoàn thể tại địa phương với nhà trường tham gia hoạt động GDMT chưa đồng đều, chưa huy động được nhiều lực lượng tham gia một cách thường xuyên, hiệu quả.
2.5. Nhận định, đánh giá chung về thực trạng hoạt động giáo dục môi trường và quản lý hoạt độnggiáo dục môi trường ở các trường THCS huyện Tây