9. Cấu trúc luận văn
1.3. Lý luận về hoạt động GDMT ở trường THCS
1.3.6. Phương pháp giáo dục môi trường
a. Phương pháp khai thác kinh nghiệm thực tế để giáo dục
Môi trường có những vấn đề toàn cầu như tầng ozon, trái đất nóng lên,… nhưng cũng là những vấn đề rất gần gũi với HS như việc ăn uống hàng ngày, không khí để thở, ngôi nhà, góc sân, vườn cây, dòng sông,… các em có thể nhìn thấy, sờ được, nhận biết được bằng kinh nghiệm thực tế. GV cần tận dụng đặc điểm này để giáo dục HS. Ví dụ: khi tìm hiểu về khối lượng rác thải, GV không nên cung cấp ngay các số liệu về lượng mà tổ chức cho các em tham gia hoạt động điều tra lượng rác thải ở trường, khu phố.
b. Phương pháp nêu gương
Hành vi của người lớn là tấm gương có ý nghĩa giáo dục trực tiếp đối với HS. Muốn giáo dục HS có nếp sống văn minh, lịch sự đối với môi trường, trước hết các
thầy cô giáo và các bậc phụ huynh cần phải thực hiện đúng các quy định về vệ sinh MT và BVMT.
c. Phương pháp tham quan, điều tra khảo sát thực địa
Có thể triển khai theo 2 cách:
- Tổ chức cho HS đi tham quan học tập ở các khu bảo tồn thiên nhiên, nhà máy xử lý rác, khu chế xuất, danh lam thắng cảnh,…
- Lập nhóm tìm hiểu tình hình môi trường ở các trường hoặc ở địa phương. Các nhóm có nhiệm vụ: Điều tra, tìm hiểu tình hình môi trường ở khu vực các em khảo sát; báo cáo kết quả, nêu phương án cải thiện môi trường.
d. Phương pháp thí nghiệm
Khi dạy các tiết thực hành về xử lý rác thải trong bộ môn công nghệ 10, cho HS tiến hành phân loại rác và ủ rác để biết khả năng phân hủy của từng loại rác. Hoạt động này giúp HS có ý thức được việc sử dụng các loại bao bì đóng góp nào có lợi cho môi trường và sự cần thiết của việc phân loại rác thải tại nguồn. Thí nghiệm về tiết kiệm năng lượng,…
Ở nơi có điều kiện, có thể tiến hành những thí nghiệm ảo bằng cách mô hình hóa qua chương trình phần mềm vi tính. Ví dụ: mô hình chu trình tuần hoàn của nước, mô hình sản xuất nước sạch, mô hình về khí nhà kính,…
đ. Phương pháp giải quyết vấn đề cộng đồng
Ở mỗi cộng đồng địa phương có thể có những vấn đề bức xúc về môi trường riêng; ví dụ: môi trường làng nghề, môi trường rừng, môi trường biển và ven bờ, môi trường ở khu công nghiệp,…GV cần khai thác tình hình môi trường địa phương để giáo dục HS cho đảm bảo tính thiết thực và hiệu quả. Phương pháp này đòi hỏi giáo viên am hiểu tình hình môi trường địa phương, thu thập số liệu, sự kiện, tổ chức các hoạt động phù hợp để HS tham gia góp phần cải tạo môi trường.
e. Phương pháp học tập theo dự án
Đối với học sinh THCS, giáo viên có thể giao cho các em nghiên cứu một vấn đề môi trường ở địa phương.Việc lựa chọn các vấn đề nghiên cứu nên vừa sức với HS và phù hợp với điều kiện của trường, của địa phương. Học tập theo dự án sẽ tạo hứng thú, đồng thời rèn luyện tính tự lập, phương pháp giải quyết vấn đề, hạn chế việc học tập thụ động của học sinh.
f. Phương pháp tiếp cận kỹ năng sống bảo vệ môi trường
Kỹ năng sống BVMT là một khả năng ứng xử một cách tích cực đối với môi trường. Một số kỹ năng quan trọng cần phát triển; nhận biết và phát hiện các vấn đề môi trường, xây dựng kế hoạch hành động vì môi trường và kỹ năng kiên định thực hiện kế hoạch hành động BVMT.