9. Cấu trúc luận văn
3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính pháp lý
Đảm bảo đúng quan điểm, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước được thể chế hóa qua Luật, Nghị quyết, Chỉ thị về môi trường và các văn bản hướng dẫn của Chính phủ, của Bộ, ngành trung ương, chương trình hành động của địa phương để đề ra những biện pháp tổ chức quản lý hoạt động giáo dục môi trường phù hợp.
Cụ thể hoạt động quản lý giáo dục môi trường ở các trường THCS huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam phải dựa vào các căn cứ: Luật bảo vệ môi trường; Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Quyết định số 1363/2001/QĐ-TTg ngày 17/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt đề án “Đưa các nội dung giáo dục môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân”; Quyết định số 256/2003/QĐ- TTg ngày 02/12/2003 của Thủ tướng Chính phủ về Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định đến năm 2020; Chỉ thị số 01/2009/CT-UBND ngày 31/8/2009 của Ủy ban nhân dân huyện Tây Giang về tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng trong tình hình mới trên địa bàn huyện Tây Giang; Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVI về phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2015 - 2020.
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích
Giáo dục và Đào tạo huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam phải hướng tới những vấn đề phát triển phù hợp với thực tiễn của huyện và của tỉnh, góp phần đưa nước ta hội nhập với các nước trong khu vực và thế giới trong xu thế hội nhập và phát triển hiện nay.
Việc xác lập các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh ở các trường THCS huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam cần phải hướng đến mục đích nhằm trang bị cho học sinh kiến thức, kỹ năng về môi trường, bảo vệ môi trường bằng hình thức phù hợp trong các môn học và thông hoạt động ngoại khóa phù hợp với các vùng miền, góp phần phục vụ mục tiêu giáo dục phổ thông là “Giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa”.
Chất lượng hoạt động giáo dục môi trường phụ thuộc rất lớn vào năng lực của đội ngũ giáo viên. Để thực hiện được mục tiêu giáo dục môi trường, vai trò của nhà
trường có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, quyết định đến mọi hoạt động trong nhà trường và chịu trách nhiệm trước xã hội về chất lượng giáo dục, về sản phẩm đào tạo của nhà trường.
Vì vậy, các trường THCS phải tập trung vào hoạt động quản lý với các giải pháp mạnh mẽ, hiệu quả để hướng vào việc nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo một thế hệ trẻ không những giỏi về chuyên môn mà còn am hiểu về môi trường, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa.
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính phù hợp
Việc đưa nội dung giáo dục môi trường vào trong hệ thống giáo dục quốc dân thể hiện yêu cầu gắn phát triển giáo dục - đào tạo với phát triển kinh tế - xã hội, giáo dục bảo vệ môi trường và phát triển bền vững của đất nước trong thời kỳ CNH – HĐH. Vì vậy, việc nâng cao chất lượng giáo dục môi trường là một nhiệm vụ quan trọng trong việc góp phần đào tạo thế hệ trẻ phát triển toàn diện theo mục tiêu của giáo dục đã đề ra.
Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh ở các trường THCS huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam phải phù hợp và có giá trị thực tiễn. Tính phù hợp thể hiện trước hết ở việc vận dụng các biện pháp một cách linh hoạt theo mục tiêu đã định, nhằm nâng cao nhận thức để hình thành nhân cách toàn diện cho HS. Mặt khác, tính phù hợp còn thể hiện ở sự cân đối các điều kiện nguồn lực đảm bảo cho nội dung biện pháp được thực hiện.
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả
Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh ở các trường THCS huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam phải nhằm vào mục đích cuối cùng là nâng cao chất lượng hiệu quả giáo dục. Các biện pháp đề xuất cần mang lại hiệu quả trong hoàn cảnh cụ thể, tạo được sự chuyển biến tích cực trong công tác giáo dục môi trường.
Nguyên tắc tính hiệu quả là một trong những nguyên tắc nền tảng, cơ bản nhất trong việc xác lập các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục môi trường ở các trường THCS nhằm đáp ứng mục tiêu giáo dục con người toàn diện và đáp ứng công cuộc đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay.
3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính thống nhất
Việc quản lý quá trình giáo dục, quá trình dạy học phải được thực hiện từ chính các giáo viên, học sinh, các bộ phận, các tổ chức đoàn thể dưới sự quản lý, giám sát chặt chẽ của cán bộ quản lý.
Quản lý hoạt động giáo dục môi trường là một trong những hoạt động quản lý trong tổng thể quản lý của cả hệ thống nhà trường.Vì vậy, khi xác lập các biện pháp
quản lý phải đảm bảo tính hệ thống trong ý tưởng, mục tiêu, nội dung, biện pháp, kết quả. Tất cả các biện pháp quản lý đều có mối quan hệ biện chứng với nhau và có đối tượng chung là sản phẩm đầu ra phải đáp ứng được mục tiêu của nhà trường. Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục môi trường phải liên quan mật thiết với nhau, có tác động bổ sung và hỗ trợ lẫn nhau. Do đó, các biện pháp đề ra phải có sự tác động đồng bộ và toàn diện đến giáo viên, học sinh và môi trường giáo dục.
3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh ở các trường THCS huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam