9. Cấu trúc luận văn
3.2. Các biện pháp quản lý hoạt độnggiáo dục môi trường cho học sin hở các trường
3.2.4. Tăng cường chỉ đạo tổ chức hoạt độnggiáo dục môi trường ở trường
THCS
a. Mục tiêu, ý nghĩa biện pháp
Công tác chỉ đạo ở các trường THCS thể hiện trong công tác chỉ huy, điều hành các lực lượng tham gia hoạt động giáo dục môi trường, nhằm đẩy mạnh việc triển khai để giáo viên tích cực tham gia giảng dạy tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong các môn học trên lớp, hướng dẫn học sinh tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường ngoài giờ lên lớp với những nội dung, quy định cụ thể thông qua quyết định, nội quy, quy định của nhà trường. Thực tế trong hoạt động quản lý cho thấy, khi nào có sự quan tâm, ở đâu có sự quan tâm chỉ đạo tốt, thì khi đó và ở nơi đó hoạt động giáo dục môi trường được triển khai tốt, đạt hiệu quả cao, số lượng cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh tham gia vào các hoạt động giáo dục môi trường và bảo vệ môi trường sẽ nhiều hơn. Vì vậy, biện pháp tăng cường chỉ đạo tổ chức thực hiện có ý nghĩa hết sức quan trọng trong hoạt động giáo dục môi trường ở các trường THCS.
c. Nội dung biện pháp
Các trường THCS ban hành các quy định về hoạt động giáo dục môi trường phù hợp với điều kiện nhà trường. Việc xây dựng và ban hành các quy định về hoạt động giáo dục môi trường cần tính đến điều kiện thuận lợi, khó khăn và đặc thù của địa phương.
Chỉ đạo công tác xây dựng giáo án tích hợp giáo dục môi trường trong các môn học và hướng dẫn hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh về bảo vệ môi trường là yêu cầu bắt buộc đối với giáo viên, là cơ sở đánh giá thi đua, khen thưởng. Tăng cường công tác chỉ đạo để giáo viên nhận thức rõ tham gia hoạt động giáo dục môi trường là nhiệm vụ thiết thực đối với bản thân nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.
c. Tổ chức thực hiện biện pháp
Căn cứ vào các văn bản hướng dẫn chỉ đạo về hoạt động giáo dục môi trường của các cấp, nhà trường ban hành kế hoạch, các quy định cụ thể về điều kiện, trách nhiệm đối với giáo viên tham gia về hoạt động giáo dục môi trường phù hợp với điều kiện hiện nay của trường mình. Đây là cơ sở để thực hiện quản lý công tác giáo dục môi trường một cách chặt chẽ, thống nhất.
Quy định tham gia hoạt động giáo dục môi trường được xem là một nhiệm vụ bắt buộc đối với giáo viên, là cơ sở để đánh giá thi đua, khen thưởng hàng năm đối với giáo viên.
Chú trọng công tác thu nhận thông tin phản hồi trong quá trình thực hiện các quy định của chủ thể quản lý. Giao nhiệm vụ cho Ban văn thể mỹ (Ban hoạt động ngoài giờ lên lớp) là đơn vị chịu trách nhiệm thu nhận và tổng hợp thông tin phản hồi từ cán bộ quản lý, giáo viên trình lãnh đạo trường có những bổ sung, điều chỉnh kịp thời.
Để giáo viên triển khai hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh được thuận lợi, các trường THCS cần đưa nhiệm vụ giáo dục môi trường vào sinh hoạt hội đồng, sinh hoạt tổ chuyên môn. Trong kiểm tra đánh giá tiết dạy của đồng nghiệp cũng như các cấp quản lý đối với giáo viên, cần chú ý đúng mức đến nội dung tích hợp lồng ghép giáo dục môi trường theo quy định. Tăng cường chỉ đạo để GV xem xét, nghiên cứu và chọn lọc những nội dung giáo dục môi trường phù hợp để đưa nội dung bài giảng dưới dạng lồng ghép toàn phần (nếu toàn bài có nội dung giáo dục môi trường), lồng ghép một phần (trong bài có một mục, một đoạn hay một vài câu có nội dung giáo dục môi trường), liên hệ (nếu kiến thức trong bài có một hoặc nhiều chỗ có khả năng liên hệ, bổ sung kiến thức giáo dục môi trường mà sách giáo khoa chưa đề cặp).
Chỉ đạo đổi mới hoạt động giáo dục môi trường thông qua các môn học và các hoạt động theo hướng tích hợp nội dung qua các môn học, thông qua chương trình dạy học chính khóa và các hoạt động ngoại khóa, đặc biệt coi trọng việc đưa vào chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
Chỉ đạo tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, những nội dung chủ yếu của