Đổi mới việc kiểm tra, đánh giá; thi đua, khen thưởng trong hoạt động

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh ở các trường thcs huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 82 - 85)

9. Cấu trúc luận văn

3.2. Các biện pháp quản lý hoạt độnggiáo dục môi trường cho học sin hở các trường

3.2.5. Đổi mới việc kiểm tra, đánh giá; thi đua, khen thưởng trong hoạt động

môi trường, tổ chức hoạt động tham quan, dã ngoại, hoạt động tham quan theo chủ đề, tổ chức điều tra, khảo sát, nghiên cứu tình hình môi trường địa phương, các cuộc thi tìm hiểu về môi trường, thi vẽ tranh cổ động, sáng tác, văn nghệ về chủ đề môi trường, hoạt động trồng và chăm cây xanh trong nhà trường,… nhằm kích thích hoạt động tâm lý tích cực của học sinh đối với môi trường, qua đó hình thành kỹ năng sống bảo vệ môi trường. Nội dung giáo dục môi trường cần chú ý khai thác tình hình thực tế môi trường của địa phương; nội dung và phương pháp giáo dục môi trường phải chú trọng thực hành, hình thành các kỹ năng, phương pháp hành động cụ thể để HS có thể tham gia một cách có hiệu quả vào hoạt động giáo dục môi trường của địa phương, của đất nước phù hợp với độ tuổi.

3.2.5. Đổi mới việc kiểm tra, đánh giá; thi đua, khen thưởng trong hoạt động giáo dục môi trường ở trường THCS giáo dục môi trường ở trường THCS

a. Mục tiêu, ý nghĩa của biện pháp

các hoạt động giáo dục thông qua việc thường xuyên xem xét, rà soát sự tiến bộ, việc sử dụng các nguồn lực, so sánh với các kết quả đầu ra, dựa trên các chỉ số hoạt động và đưa ra các ý kiến phản hồi cho các cấp quản lý và các bên liên quan. Kiểm tra cần thiết cho việc xác định hiệu quả thực hiện các hoạt động nhằm đạt được các mục tiêu lâu dài.Kiểm tra hỗ trợ cho việc đánh giá được công bằng và khách quan.

Đánh giá trong nhà trường là việc điều tra, xem xét, xác định chất lượng của đối tượng được đánh giá (ở đây là chương trình giáo dục môi trường), trên cơ sở thu thập thông tin một cách hệ thống nhằm hỗ trợ việc ra quyết định và rút ra bài học kinh nghiệm.

Trong hoạt động quản lý giáo dục môi trường, kiểm tra đánh giá là một hoạt động nhằm thẩm định, xác định hành vi của cá nhân hay tổ chức; mục đích là phát hiện sớm các sai lệch trong quá trình thực hiện kế hoạch nhằm đánh giá những ưu điểm, hạn chế trong quá trình giáo dục môi trường của các trường THCS. Xem xét vấn đề có phù hợp với thực tế hay không, đồng thời có những biện pháp hỗ trợ, điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế để đạt được hiệu quả cao nhất.

Thi đua nhằm phát huy cao độ tính tích cực của cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh ở các nhà trường cũng như các lực lượng tham gia làm cho hoạt động giáo dục môi trường đạt hiệu quả. Do đặc trưng riêng của công tác giáo dục môi trường như đã trình bày, muốn công tác giáo dục môi trường được duy trì thường xuyên và có hiệu quả, biện pháp thi đua cần phải được chú trọng. Bên cạnh đó, công tác tổng kết, khen thưởng cần được thực hiện kịp thời nhằm đánh giá kết quả đạt được so với mục tiêu đề ra, là căn cứ để xây dựng phương hướng, có sự khuyến khích, động viên kịp thời các cá nhân có thành tích xuất sắc.

b. Nội dung biện pháp

Thành lập Ban kiểm tra nội bộ về hoạt động giáo dục môi trường đủ khả năng tham mưu, phối hợp và triển khai thực hiện nhiệm vụ giáo dục môi trường, với thành phần chủ chốt trong nhà trường, gồm: Ban lãnh đạo trường, đại diện các tổ chức đoàn thể trong nhà trường, các tổ trưởng chuyên môn, tổ chủ nhiệm, ban thanh tra nhân dân. Bên cạnh đó, Ban kiểm tra có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch, chương trình kiểm tra công tác giáo dục môi trường sát thực tiễn, đảm bảo tính thường xuyên, liên tục và có tác dụng trong công tác kiểm tra.

Thống nhất quy trình và nội dung kiểm tra đánh giá một cách phù hợp, khách quan và có tác dụng khuyến khích giáo viên, học sinh tham gia hoạt động giáo dục môi trường.

Nội dung kiểm tra có thể tập trung vào các vấn đề trọng tâm, gồm:

- Kiểm tra việc lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch, nội dung, phương pháp và giảng dạy và phương tiện dạy học trong quá trình giảng dạy giáo dục môi trường của

giáo viên.

- Kiểm tra hồ sơ chuyên môn của giáo viên, kiểm tra hồ sơ của tổ chuyên môn về hoạt động giáo dục môi trường (kế hoạch tích hợp, lồng ghép giáo dục môi trường; nội dung sinh hoạt tổ, sinh hoạt chuyên đề).

- Kiểm tra việc dự giờ, thao giảng của giáo viên và quản lý chuyên môn của tổ chuyên môn.

- Kiểm tra việc bảo quản phương tiện, thiết bị dạy học của GV và bảo quản cơ sở vật chất của học sinh.

- Kiểm tra khâu tự học, tự bồi dưỡng của GV về nội dung môi trường và bảo vệ môi trường.

- Kiểm tra các hoạt động ngoài giờ lên lớp của giáo viên và học sinh.

- Kiểm tra nhận thức, thái độ, kỹ năng và hành động bảo vệ môi trường của học sinh.

- Kiểm tra phong trào học tập và tham gia hoạt động môi trường và bảo vệ môi trường của học sinh.

- Kiểm tra công tác vệ sinh lớp, khuôn viên trường hàng ngày.

Cần kết hợp các hình thức kiểm tra: kiểm tra định kỳ theo kế hoạch, kiểm tra đột xuất. Đối với công tác giáo dục môi trường cho học sinh trong từng giai đoạn, cần có đánh giá tổng kết hoạt động và có các hình thức khen thưởng để động viên, khích lệ các giáo viên, HS trong nhà trường tham gia.

Thông qua kiểm tra, giúp Hiệu trưởng đánh giá đúng mặt mạnh, mặt hạn chế của từng công việc cụ thể, để có biện pháp chỉ đạo, nhân rộng những ưu điểm, khắc phục những tồn tại. Qua đó, điều chỉnh kế hoạch của từng tuần, từng tháng, học kỳ cho phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường và các hoạt động diễn ra tại địa phương nơi trường đang tọa lạc.

Đồng thời, qua từng đợt kiểm tra, tổng kết, nhà trường cần tăng cường công tác khen thưởng để động viên tuyên dương những cán bộ, giáo viên, học sinh những tập thể đã làm tốt hoạt động giáo dục môi trường và bảo vệ môi trường. Từ đó, tạo phong trào thi đua sôi nổi rộng khắp trong nhà trường.

c. Tổ chức thực hiện biện pháp

* Đối với giáo viên: Căn cứ vào mục tiêu giáo dục môi trường của cấp THCS và yêu cầu của nhà trường phù hợp với đặc điểm của địa phương, giáo viên cần thực hiện hình thức kiểm tra, đánh giá thông qua kiểm tra viết, kiểm tra miệng đối với học sinh; tự kiểm tra, đánh giá; kiểm tra chéo.

* Đối với cán bộ quản lý nhà trường: Xây dựng kế hoạch kiểm tra giáo dục môi trường của đơn vị, trong kiểm tra chú ý việc giảng dạy lồng ghép tích hợp trong chính khóa cũng như công tác tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của giáo viên.

Việc kiểm tra có thể thông qua dự giờ, thao giảng, đánh giá tổ chức các hoạt động. Việc kiểm tra có thể thực hiện dưới dạng hình thức bài viết, dự xem sinh hoạt, ghi nhận kết quả thực tế, được tiến hành thường xuyên và định kỳ.

Xây dựng kế hoạch thi đua cụ thể; có tổ chức, có người phụ trách; chỉ đạo thực hiện kiên trì, khoa học, xuyên suốt; có kiểm tra đánh giá rút kinh nghiệm, động viên khen thưởng kịp thời.

Có thể tổ chức thi đua giữa cá nhân học sinh, các thầy cô giáo với nhau; thi đua giữa các tổ nhóm trong lớp và giữa lớp này với lớp khác trong trường; thi đua giữa các trường trên địa bàn huyện.

3.2.6. Nâng cao hiệu quả việc phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường trong hoạt động giáo dục môi trường

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh ở các trường thcs huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)