9. Cấu trúc luận văn
1.3. Lý luận về hoạt động GDMT ở trường THCS
1.3.1. Tính tất yếu phải đưa GDMT vào nhà trường phổ thông
a. Tình hình khai thác tài nguyên và ô nhiễm môi trường ở Việt Nam hiện nay - Tình hình khai thác tài nguyên:
Sự suy giảm tính đa dạng sinh học: Việt Nam được xem là một trong các nước có độ đa dạng sinh học cao trên thế giới. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, đa dạng sinh học đã suy giảm đáng kể: số cá thể giảm, nhiều loài bị tuyệtchủng và có nhiều loài có nguy cơ bị tuyệt chủng (tê giác một sừng, bò tót, voi, dugon…)
Diện tích rừng bị thu hẹp: diện tích rừng bị thu hẹp bởi nhiều nguyên nhân: du canh, du cư, cháy rừng, phá rừng làm nương rẫy, trồng cây công nghiệp, lấy gỗ, khai thác mỏ, đô thị hóa, làm giao thông,…
Tài nguyên biển và ven bờ: Hiện nay trên thới giới cũng như ở Việt Nam nhiều vùng biển và ven biển đã bị ô nhiễm. Vùng nước ven bờ là nơi chịu sức ép lớn nhất
của các hoạt động do con người tạo ra, như việc mở rộng các bến cảng, các khu công nghiệp, khai thác sa khoáng, nuôi trồng thủy sản, phát triển du lịch… Mặt khác, biển còn chịu nhiều tác động của con người từ phía lục địa như việc xây đập thủy điện, làm hồ chứa nước trên các lưu vực sông, nạn chặt phá rừng đầu nguồn gây ra nạn xói nòn đất, tăng chất lắng động và độ đục vùng nước ven bờ, hủy hoại các rạn san hô.
Tài nguyên đất: Diện tích đất canh tác bình quân trên đầu người ở nước ta có xu hướng giảm. Chất lượng đất không ngừng bị giảm do xói mòn, rửa trôi. Đất nghèo dinh dưỡng do các quá trình thoái hóa hóa học đất, khô hạn, sa mạc hóa, nhiễm mặn, nhiễm phèn, ngập úng; ô nhiễm do chất thải; nhiễm độc hóa học do lạm dụng quá nhiều phân bón hóa học và do chất độc hóa học.
Tài nguyên nước: Dân số tăng, các hoạt động kinh tế gia tăng và công tác khai thác, quản lý chưa tốt nguồn tài nguyên nước ở Việt Nam đã, đang bị sử dụng quá mứcvà ô nhiễm.
Tài nguyên khoán sản: Có thể nói tài nguyên khoán sản ở nước ta rất đa dạng, phong phú và có trữ lượng lớn. Tất cả cac nguồn khoáng sản, dầu mỏ, khí đốt là tài sản quốc gia là nền tảng để đất nước thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa, cần được khai thác và sử dụng một cách hiệu quả, tiết kiệm.
Tài nguyên năng lượng: Năng lượng được khai thác từ nhiều nguồn: từ than, củi, dầu mỏ, khí đốt, sức gió, sức nước,…; năng lượng thứ cấp như điện, năng lượng hạt nhân; các nguồn năng lượng khác như: bức xạ Mặt trời, thủy triều, địa nhiệt…
Trên phương diện khai thác một cách hợp lý nguồn tài nguyên và BVMT, trước hết phải tiết kiệm tài nguyên không tái sinh, ưu tiên phát triển các nguồn tài nguyên sạch như năng lượng mặt trời, thủy triều, địa nhiệt…phải tiến hành đánh giá tác động môi trường của các dự án sản xuất năng lượng ở nước ta.
- Ô nhiễm môi trường:
Ô nhiễm môi trường đất:Ở nước ta, tình hình ô nhiễm môi trường đất đã xảy ra nhiều nơi. Đất ngày càng bị ô nhiễm do chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp, chất thải do hoạt động nông nghiệp chưa xử lý triệt để.
Ô nhiễm môi trường nước: Nước ta có tài nguyên nước khá phong phú. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của đô thị, công nghiệp hóa nhiều vùng đô thị và khu công nghiệp đã bị ô nhiễm nước.
Ô nhiễm không khí: mặc dù đô thị hóa, công nghiệp hóa cũng như giao thông vận tải chưa phát triển một cách mạnh mẽ nhưng vấn đề ô nhiễm không khì đã xảy ra ở nhiều nơi.
Tình hình khai thác tài nguyên và ô nhiễm môi trường ở Việt Nam hiện nay cho thấy sự thiếu hiểu biết về môi trường và GDMT là một trong những nguyên nhân chính gây nên ô nhiễm và suy thoái môi trường. Do đó, GDMT phải là nội dung giáo
dục quan trọng nhằm đào tạo con người có kiến thức, có đạo đức về môi trường, có năng lực phát hiện và xử lí các vấn đề môi trường trong thực tiễn.
b. Chính sách về môi trường, Luật bảo vệ môi trường và những vấn đề đặt ra cho ngành giáo dục
Hiểu rõ được tầm quan trọng của việc BVMT trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, Đảng và Nhà nước ta chủ trương phát triển kinh tế đi đôi với BVMT và phát triển xã hội, đảm bảo phát triển bền vững quốc gia. Để thể chế việc lãnh đạo, quản lý công tác BVMT, trong đó có GDMT:
- Tại kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa IX đã thông qua luật BVMT (1993) và đã được sửa đổi, bổ sung năm 2005 tại kỳ họp lần thứ tám, Quốc hội khóa XI. Luật BVMT là cơ sở pháp lý quan trọng để tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức, ý thức BVMT một cách toàn diện của mọi công dân Việt Nam nói chung và học sinh các trường phổ thông nói riêng. Điều 107, Luật Bảo vệ môi trường có nêu “Giáo dục về môi trường là một nội dung của chương trình chính khóa của các cấp học phổ thông” [20].
- Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về “Bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước”. Nghị quyết xác định quan điểm “Bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề sống còn của nhân loại; là yếu tố đảm bảo sức khỏe và chất lượng cuộc sống của nhân dân, góp phần vào việc phát triển kinh tế – xã hội, ổn định chính trị, an ninh quốc gia và thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta” [2]. Với phương châm “lấy phòng ngừa và hạn chế tác động xấu đối với môi trường là chính”. Nghị quyết coi trọng tuyền truyền, giáo dục nâng cao nhận thức là một trong những giải pháp quan trọng trong công tác BVMT của nước ta và chủ trương: “Đưa nội dung giáo dục BVMT vào chương trình, sách giáo khoa của hệ thống giáo dục quốc dân, tăng dần thời lượng và tiến tới hình thành môn học chính khóa đối với các cấp học phổ thông” [2].
- Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra Chỉ thị số 02/2005/CT-BGDĐT ngày 31 tháng 01 năm 2005 về việc tăng cường công tác giáo dục môi trường, nhằm cụ thể hóa và triển khai thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác BVMT. Chỉ thị đã xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm từ 2005 đến năm 2010 cho giáo dục phổ thông là trang bị cho học sinh kiến thức, kỹ năng về môi trường và bảo vệ môi trường bằng hình thức phù hợp trong các môn học và thông qua các hoạt động giáo dục ngoại khóa, ngoài giờ lên lớp, xây dựng nhà trường xanh – sạch – đẹp phù hợp với các vùng miền.
Chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT, ngày 22/7/2008 của Bộ trưởng Bộ GDĐT về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008-2013.
Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020, ban hành kèm theo Quyết định số 711/QĐ-TTg, ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ.
Công văn số 7608/BGDĐT của Bộ GDĐT về khung phân phối chương trình THCS, THPTthay đổi từ năm học 2009-2010 bổ sung thực hiện các chủ đề, chủ điểm cho mỗi tháng với thời lượng 2 tiết/tháng/lớp.
Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 31/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách bảo vệ môi trường.
Thông tư số 18/2018/TT-BGDĐT của Bộ GDĐT, ngày 22/8/2018 về việc ban hành quy định về kiểm định chất lượng và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học.
Các văn bản nói trên đã cho thấy sự quan tâm của Đảng, Nhà nước ta đối với công tác BVMT trong sự nghiệp phát triển bền vững quốc gia, nâng cao chất lượng cuộc sống của toàn xã hội. Đồng thời, qua đó cũng cho thấy tầm quan trọng của việc GDMT nhằm nâng cao nhận thức, ý thức về môi trường và BVMT cho mọi công dân nói chung và cho học sinh nói riêng. Công tác GDMT trong trường phổ thông không chỉ có tác dụng trước mắt đến thế hệ trẻ hiện nay, mà còn có tác động lâu dài tới nhiều thế hệ mai sau và toàn xã hội tương lai. Học sinh là lực lượng hùng hậu, là chủ nhân tương lai của đất nước và của cả dân tộc. Những hoài bão và ý tưởng cao đẹp của học sinh THCS có vai trò lớn trong công cuộc xây dựng một môi trường lành mạnh. Vì vậy, GDMT cho học sinh có vai trò và ý nghĩa hết sức quan trọng trong giai đoạn hiện nay.
1.3.2. Mục tiêu giáo dục môi trường ở trường THCS
a. Mục tiêu giáo dục môi trường nói chung
Hội nghị quốc tế vệ giáo dục BVMT của Liên hợp quốc tổ chức tại Tbilisi năm 1977 xác định mục tiêu của GDMT như sau: Làm cho các cá nhân và các cộng đồng hiểu được bàn chất phức tạp của môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo là kết quả tương tác của nhiều nhân tố sinh học, lý học, xã hội, kinh tế và văn hóa, đem lại cho họ kiến thức, nhận thức về giá trị, thái độ và kỹ năng thực hành để họ tham gia một cách có trách nhiệm và hiệu quả trong phòng ngừa và giải quyết các vấn đề môi trường và quản lý chất lượng môi trường.
Từ tuyên ngôn bản đầu đó, mục tiêu cùa GDMT đã được cụ thể hóa và triển khai ở các quốc gia và trong tất cả các cấp học, bậc học. Nhìn chung, GDMT nhằm vận dụng những kiến thức và kỹ năng của mỗi cá nhân, cộng đồng vào giữ gìn, bảo tồn, sử dụng môi trường, đảm bảo môi trường bền vững cho cả thế hệ hiện tại và tương lai. Nó cũng bao hàm cả việc học tập cách sử dụng những công nghệ mới nhằm tăng sản lượng và tránh những thảm họa môi trường, xóa đói nghèo, tận dụng các cơ
hội và đưa ra những quyết định khôn khéo trong việc sử dụng tài nguyên. Hơn nữa, nó bao hàm cả việc đạt được những kỹ năng, có động lực và cam kết hành động dù với tư cách cá nhân hay tập thể, để giải quyết những vấn đề môi trường hiện nay và phòng ngừa những vấn đề mới nảy sinh.
Ở Việt Nam, GDMT trong các nhà trường cần giúp cho người học: - Có kiến thức, hiểu biết về môi trường.
- Xây dựng thái độ, kỹ năng ứng xử thân thiện đúng đắn với môi trường, hình thành đạo đức môi trường.
- Hình thành và phát triển năng lực phân tích đánh giá những vấn đề có liên quan đến môi trường và khả năng giải quyết các vấn đề môi trường ở phạm vi cá nhân, địa phương và cộng đồng.
- Mục tiêu GDMT ở nhà trường là làm cho mỗi cá nhân, cộng đồng có ý thức trách nhiệm với môi trường và biết hành động thích hợp để BVMT.
b. Mục tiêu giáo dục môi trường ở trường THCS
- Giáo dục môi trường nói chung có mục tiêu đem lại cho người học các vấn đề sau: + Hiểu biết bản chất của các vấn đề môi trường: tính phức tạp, quan hệ nhiều mặt, nhiều chiều, tính hữu hạn của tài nguyên thiên nhiên và khả năng chịu tải của môi trường; quan hệ chặt chẽ giữa môì trường và phát triền, giũa môi trường địa phương, vùng, quốc gia với môi trường khu vực và toàn cầu.
+ Nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của các vấn đề môi trường như một nguồn lực để sinh sống, lao động và phát triền của mỗi cá nhân, cộng đồng, quốc gia và quốc tế. Từ đó có thái độ, cách ứng xử đúng đắn trước các vấn đề môi trường, xây dựng quan niệm đúng về ý thức trách nhiệm, về giá trị nhân cách để dần hình thành các kỹ năng thu thập số liệu và phát triển sự đánh giá thẩm mỹ.
+ Có tri thức, kỹ năng, phương pháp hành động để nâng cao năng lực lựa chọn phong cách sống, thích hợp vời việc sử dụng hợp lý và khôn ngoan các nguồn tài nguyên thiên nhiên; có thể tham gia có hiệu quả vào việc phòng ngừa và giài quyết các vấn đề môi trường cụ thể nơi sinh sống và làm việc.
- Mục tiêu giáo dục môi trường trong chương trình giáo dục THCS:
+ Kiến thức: Học sinh hiểu biết về: Khái niệm môi trường, hệ sinh thái, các thành phần môi trường và mối quan hệ giữa chúng; nguồn tài nguyên khai thác, sử dụng, tái tạo nguồn tài nguyên và phát triển bền vững; dân số - môi trường; sự ô nhiễm và suy thoái môi trường (hiện trạng, nguyên nhân hậu quả); các biện pháp BVMT.
+ Thái độ - tình cảm: Có tình cảm yêu quý, tôn trọng thiên nhiên; có tình yêu quê hương, đất nước, tôn trọng di sản văn hoá; có thái độ thân thiện với môi trường và ý thức được hành động trước vấn đề môi trường nảy sinh; có ý thức: Quan tâm thường xuyên đến môi trường sống của cá nhân, gia đình, cộng đồng; bảo vệ đa dạng
sinh học, bảo vệ rừng, bảo vệ đất đai, bảo vệ nguồn nước, không khí; giữ gìn vệ sinh, an toàn thực phẩm, an toàn lao động; ủng hộ, chủ động tham gia các hoạt động BVMT, phê phán hành vi gây hại cho môi trường.
+ Kỹ năng - hành vi: Có kỹ năng phát hiện vấn đề môi trường và ứng xử tích cực với các vấn đề môi trường nảy sinh; có hành động cụ thể BVMT; tuyên truyền, vận động BVMT trong gia đình, nhà trường, cộng đồng.
1.3.3. Nguyên tắc giáo dục môi trường
a. Nguyên tắc chung về giáo dục môi trường
- Phải coi môi trường là một tổng thể hoàn chỉnh về mặt tự nhiên hay nhân tạo, kỹ thuật hay xã hội (văn hóa, thẩm mỹ, lịch sử,...);
- Là một quá trình lâu dài và mang tính liên tục, thông qua giáo dục chính quy hoặc không chính quy;
- Mang tính liên ngành nhằm bảo đảm tính hoàn chỉnh và cân bằng về học tập môi trường;
- Xem xét các vấn đề trên quan điểm địa phương, quốc gia, khu vực và quốc tế.; - Chủ trọng đến các vấn đề môi trường hiện tại và tương lai;
- Phải đề cao giá trị và sự cần thiết của việc hợp tác để ngăn chặn và giải quyết các vấn đề môi trường;
- Hỗ trợ để xem xét thấu đáo phương diện môi trường trong quá trình hoạch định phát triển;
- Phải tạo điều kiện để người học thực hành và giúp họ có cơ hội tự ra quyết định cũng như chịu trách nhiệm với các quyết định đó;
- Phải bao gồm các nội dung và sự nhạy cảm môi trường, kỹ năng giải quyết các vấn đề môi trường và phân loại các giá trị môi trường;
- Giúp cho người học nhận thức những hiện tượng và nguyên nhân sâu xa của các vấn đề môi trường;
- Nhấn mạnh mức độ phức tạp của các vấn đề môi trường và phải phát triển kỹ năng suy nghĩ thấu đáo cùng kỹ năng giải quyết vấn đề môi trường;
- Sử dụng môi trường học tập đa dạng với nhiều cách tiếp cận đối với việc dạy và học về môi trường, trong môi trường và vì môi trường.
b. Nguyên tắc giáo dục môi trường ở trường học
Có 6 nguyên tắc GDMT
- Nhà nước Việt Nam coi GDMT là một bộ phận cơ hữu của sự nghiệp giáo dục và là sự nghiệp của toàn dân;
- GDMT được thực hiện ở cả ba khía cạnh vì môi trường, về môi trường và trong môi trường;
phải được thực hiện trong kế hoạch dạy học - giáo dục hiện hành;
- Đưa GDMT vào hoạt động nhà trường một cách thích hợp với môi trường của trường học. Những vấn đề trọng tâm của GDMT phải liền quan trực tiếp đến môi