9. Cấu trúc luận văn
2.4. Thực trạng quản lý hoạt độnggiáo dục môi trường ở các trường THCShuyện
2.4.3. Thực trạng việc giám sát, chỉ đạo hoạt độnggiáo dục môi trường của
Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích sản phẩm quyết định, kế hoạch, báo cáo hàng năm của lãnh đạo các trường THCS huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam, chúng tôi nhận thấy, lãnh đạo các trường đã nhận thức được tầm quan trọng của công tác GDMT, thông qua các cuộc giao ban định kỳ ở Phòng và Sở, các buổi họp toàn thể hội đồng giáo dục của nhà trường, lãnh đạo các trường thường xuyên chỉ đạo và quán triệt việc thực hiện công tác giáo dục, trong đó có công tác GDMT. Mặt khác, các quy định của nhà trường thông qua các cuộc họp liên tịch, được phổ biến đến các tổ trưởng chuyên môn, các đoàn thể để triển khai đến GV và HS thực hiện. Bên cạnh đó, lãnh đạo nhà trường tiếp nhận những thông tin phản hồi về quá trình thực hiện từ phía HS và các đơn vị trong trường thông qua các đơn vị chức năng tham gia quá trình quản lý để có những điều chỉnh kịp thời, hợp lý và phù hợp với điều kiện của nhà trường, thể hiện sự quan tâm chỉ đạo và tạo điều kiện nhằm đạt được mục tiêu đề ra.
Kết quả khảo sát việc chỉ đạo hoạt động GDMT của HT các trường THCS huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam được thể hiện ở bảng 2.19.
Bảng 2.19. Thực trạng công tác chỉ đạo giáo dục môi trường của Hiệu trưởng ở các trường THCS huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam
Đối tượng Mức độ CBQL và GV Số ý kiến Tỷ lệ % Về chỉ đạo thực hiện GDMT Rất kịp thời 14 13,7 Kịp thời 23 22,5
Tương đối kịp thời 48 47,1
Chậm 17 16,7 Quá chậm 0 0 Về hình thức chỉ đạo Bằng văn bản 20 19,6 Ra quyết định 4 3,9 Họp – Thông báo 49 48 Kết hợp các hình thức trên 29 28,4
Kết quả khảo sát tại bảng 2.19 cho thấy:
Về công tác giám sát, chỉ đạo của HT các trường THCS, đa số các ý kiến của CBQL và GV tập trung đánh giá ở mức độ tương đối kịp thời (47,1%) và kịp thời (22,5%), mức độ chỉ đạo rất kịp thời chỉ chiếm 13,7%, trong khi đó, đánh giá công
tác chỉ đạo thực hiện GDMT của HT còn chậm, chiếm 16,7%. Từ thực tế trên cho thấy, công tác chỉ đạo chưa kịp thời nên một số GV không nắm được tinh thần nội dung chỉ đạo dẫn đến công tác triển khai thực hiện chậm, không đạt hiệu quả cao.
Về hình thức chỉ đạo triển khai thực hiện GDMT của HT ở các trường THCS huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam, đa số các ý kiến khảo sát của CBQL và GV cho rằng hình thức phổ biến nhất là họp – thông báo (48%); hình thức ra quyết định chỉ chiếm 3,9%; hình thức triển khai bằng văn bản là 19,6% và 28,4% ý kiến cho rằng có sự kết hợp các hình thức trên.
Nhìn chung, ý kiến của các đối tượng khảo sát đánh giá việc chỉ đạo hoạt động GDMT của HT ở các trường THCS huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam vẫn còn hạn chế, bất cập và chưa đáp ứng được yêu cầu của ngành về GDMT trong tình hình hiện nay.
2.4.4. Thực trạng việc kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục môi trường của Hiệu trưởng ở các trường THCS huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam