9. Cấu trúc luận văn
3.2. Các biện pháp quản lý hoạt độnggiáo dục môi trường cho học sin hở các trường
3.2.6. Nâng cao hiệu quả việc phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoà
a. Mục tiêu, ý nghĩa của biện pháp
Sự phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong hoạt động giáo dục môi trường, đó là điều kiện cơ bản để làm tốt việc xây dựng môi trường cảnh quan sư phạm trong trường học, đầu tư cô sở vật chất, thiết bị dạy học, tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp,… là yếu tố đảm bảo tính thống nhất giáo dục, là biện pháp để xây dựng môi trường giáo dục và thực hiện mục tiêu về hoạt động giáo dục môi trường.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: Giáo dục trong nhà trường chỉ là một phần, còn cần có sự giáo dục ngoài xã hội và trong gia đình. Giáo dục trong nhà trường dù tốt đến mấy nhưng thiếu sự giáo dục trong gia đình và ngoài xã hội thì kết quả cũng không hoàn toàn.
Điều 11 của Luật Giáo dục đã ghi: “Mọi tổ chức, gia đình và công dân đều có trách nhiệm chăm lo sự nghiệp giáo dục, xây dựng phong trào học tập và giáo dục môi trường lành mạnh, phối hợp với nhà trường thực hiện mục tiêu giáo dục” [16].
Như vậy, để thực hiện hoạt động giáo dục môi trường đạt kết quả, việc huy động cộng đồng, hay nói khác hơn là thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục trong giáo dục môi trường là một yêu cầu có tính bắt buộc cao.
b. Nội dung biện pháp
Phối hợp trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động trãi nghiệm sáng tạo về bảo vệ môi trường trong nhà trường và tại địa phương, đặc biệt tại các dịp cao điểm như tết trồng cây, ngày Môi trường thế giới, lễ hội mừng lúa mới truyền thống của đồng bào dân tộc Cơtu…
Nhà trường tạo dựng mối quan hệ, hỗ trợ và tác động qua lại giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường trong hoạt động giáo dục môi trường.Trong đó, cha mẹ học sinh, Ban đại diện cha mẹ học sinh là lực lượng thường xuyên, quan trọng đối với nhà trường trong việc góp phần nâng cao chất lượng giáo dục môi trường đối với học
sinh. Bên cạnh đó, các cơ quan, ban ngành, các tổ chức đoàn thể góp phần tạo nên lực lượng đông đảo, đa dạng để nhà trường vận động trong quá trình triển khai các nhiệm vụ giáo dục môi trường.
Xây dựng quy chế phối hợp chặt chẽ, khả thi của các lực lượng trong và ngoài nhà trường trong hoạt động giáo dục môi trường.
Xây dựng cầu nối và tạo sự thống nhất cao giữa nhà trường – gia đình – xã hội góp phần nâng cao chất lượng giáo dục môi trường theo mục tiêu đề ra.
Huy động moi nguồn lực, đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất nhằm đảm bảo tiêu chuẩn về ánh sáng, không khí, cung cấp nước sạch và có công trình vệ sinh đạt tiêu chuẩn. Bên cạnh đó, nhà trường cần trang bị đầy đủ sách giáo khoa, phim tư liệu, tài liệu, báo chí, thiết bị phục vụ hoạt động giáo dục môi trường, có đủ điều kiện về đất đai để xây dựng vườn trường, góc sinh thái.
Huy động nguồn lực là một trong những nhiệm vụ quan trọng của nhà quản lý giáo dục. Việc huy động cộng đồng tham gia giáo dục môi trường nhằm hai mục đích sau:
- Xây dựng các điều kiện vật chất thiết yếu phục vụ cho quá trình giáo dục môi trường ở trường THCS như cơ sở vật chất các lớp, đội ngũ giáo viên,…
- Tạo môi trường giáo dục tốt nhất trong điều kiện có thể phấn đấu được, thống nhất giữa nhà trường – gia đình – xã hội; góp phần nâng cao chất lượng giáo dục môi trường theo mục tiêu đề ra.
Tăng cường công tác phối hợp các lực lượng ngoài nhà trường là tạo ra các nguồn lực giúp cho hoạt động giáo dục môi trường và bảo vệ môi trường được thực hiện một cách đồng độ, hiệu quả hơn. Các nguồn lực cần phải kể đến là: nguồn nhân lực, nguồn tài lực, nguồi tài lực và sự đóng góp trí tuệ, tinh thần, những sáng kiến có giá trị trong hoạt động giáo dục môi trường.
Đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động giáo dục môi trường, trong đó chú trọng tạo cơ sở pháp lý và cơ chế, chính sách khuyến khích cá nhân, tổ chức và cộng đồng tham gia hoạt động bảo vệ môi trường, xây dựng và thực hiện các quy ước, cam kết về bảo vệ môi trường của cộng đồng dân cư.
Các trường THCS thường xuyên bồi dưỡng và tự bồi dưỡng để làm tốt vai trò là đầu mối trong quan hệ của nhà trường với chính quyền địa phương thu hút sự chú ý, tham gia của cộng đồng địa phương vào sự phát triển nhà trường, trong đó có hoạt động giáo dục môi trường.
c. Tổ chức thực hiện biện pháp
Hàng năm, củng cố Ban đại diện cha mẹ học sinh của trường, của lớp. Vì Ban đại diện cha mẹ học sinh có nhiều khả năng to lớn, không chỉ có tác động đến giáo dục gia đình mà còn có khả năng huy động được các lực lượng ngoài nhà trường về
nhiều mặt trong hoạt động giáo dục môi trường.
Tổ chức tốt hội nghị cha mẹ học sinh đầu mỗi năm học, đưa nội dung giáo dục môi trường vào kế hoạch hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh.
Xây dựng cơ chế phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường đối với hoạt động GDMT.
Làm tốt công tác tham mưu với Đảng ủy chính quyền địa phương và các ban ngành đoàn thể đẩy mạnh công tác xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực tham gia hoạt động GDMT.
Vận động các tổ chức kinh tế, các lực lượng xã hội, cha mẹ học sinh tham gia vào việc tu bổ, xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị của nhà trường; hỗ trợ tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp về hoạt động giáo dục môi trường góp phần giáo dục toàn diện, hình thành nhân cách cho học sinh.
Huy động mọi nguồn lực, từng bước đầu tư và nâng cấp CSVC trường học, đảm bảo các tiêu chuẩn về ánh sáng, không khí, về cung cấp nước sạch và có công trình vệ sinh đạt tiêu chuẩn; các trường có điều kiện về đất đai cần xây dựng vườn trường, góc sinh thái. Các trường có đủ sách giáo khoa, phim tư liệu, tài liệu, thiết bị phục vụ hoạt động giáo dục môi trường.
Ngành GDĐT là lực lượng nòng cốt trong việc huy động cộng đồng tham gia hoạt động giáo dục môi trường bao gồm: Cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương; các cơ quan, ban, ngành, các đoàn thể; các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ; cha mẹ học sinh, các mạnh thường quân và những cá nhân có uy tín trong xã hội,…