9. Cấu trúc luận văn
2.5. Nhận định, đánh giá chung về thực trạng hoạt độnggiáo dục môi trường và quản
Giang, tỉnh Quảng Nam
2.5.1. Ưu điểm
Trước tiên, đó là đội ngũ CBQL có năng lực, nhiệt tình trong công việc và trực tiếp tham gia vào công tác GDMT. Điều này tạo cho CBQL vừa hiểu rõ thực trạng công tác GDMT, vừa đánh giá chính xác tính cấp thiết, khả thi của các biện pháp quản lý để có thể điều chỉnh, đề xuất các biện pháp QL tối ưu trong điều kiện thực tiễn của nhà trường. Đội ngũ CBQL và GV của các trường có năng lực chuyên môn, tận tâm, yêu nghề, có đủ điều kiện để làm tốt công tác GDMT.
Bên cạnh đó, sự phối hợp tương đối chặt chẽ, đồng bộ của các lực lượng tham gia QL hoạt động GDMT bao gồm: Ban lãnh đạo trường, Ban kiểm tra nội bộ nhà
trường, các tổ chuyên môn, cộng với sự tham gia nhiệt tình của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, sự phối hợp chặt chẽ, khá đồng bộ các lực lượng trong và ngoài nhà trường như: Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Ban đại diện cha mẹ học sinh, Hội phụ nữ, tổ dân phố, tổ tự quản, Chính quyền địa phương, Hội khuyến học,…
Hầu hết HS được khảo sát đều nhận thức đúng về vai trò, cũng như tác dụng của công tác GDMT, các em cũng có sự năng động, sáng tạo, tự chủ trong học tập và tích cực trong các hoạt động giáo dục NGLL về GDMT và BVMT. Đội ngũ GBQL, GV và HS đề có khả năng sử dụng thành thạo Tin học, ứng dụng công nghệ thông tin để có thể tiếp cận nhanh chóng những thành tựu của nhân loại về GDMT, cũng như thấy được sự tàn phá môi trường trong các hoạt động con người, nhằm hỗ trợ, nắm bắt các biện pháp BVMT. Sự nhận thức đúng đắn về vai trò quan trọng và tác dụng tích cực của hoạt động GDMT là điều kiện cơ bản thúc đẩy công tác GDMT, góp phần tăng hiệu quả công tác quản lý GDMT.
2.5.2. Hạn chế và nguyên nhân
Việc tổ chức bộ máy quản lý hoạt động GDMT ở các trường THCS chưa được chặt chẽ. Khả năng tích hợp lồng ghép nội dung GDMT vào bài dạy ởmôn học còn chưa hiệu quả, khả năng tổ chức các hoạt động giáo dục NGLL của GV và các bộ phận chức năng chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác GDMT. Công tác nhân sự còn yếu, không có người phụ trách, dẫn đến sự trì trệ trong việc thực hiện các chức năng quản lý đối với công tác này.
Bên cạnh đó, tuy có sự đồng đều về mặt nhận thức của các đối tượng quản lý nhưng biểu hiện ở mức độ chưa cao.Một bộ phận CBQL, GV và HS chưa nhận thức đúng đắn, chưa thật sự tự giác, tự lực trong tổ chức hoạt động GDMT.GV chưa được bồi dưỡng kỹ năng hướng dẫn HS tham gia BVMT, HS chưa thực hiện BVMT thường xuyên, tự giác.Sự phối hợp các bộ phận trong trường, sự tham gia của các lực lượng ngoài nhà trường chưa được thường xuyên, chưa thành hệ thống, nề nếp. Các công trình khoa học, các sáng kiến về GDMT còn hạn chế, chưa phổ biến, hiệu quả đóng góp vào thực tiễn hoạt động GDMT ở các trường THCS huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam chưa cao.
Công tác lập kế hoạch của HT còn chưa được quan tâm đúng mức, việc tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch còn chưa kịp thời, công tác kiểm tra, đánh giá chưa được thực hiện thường xuyên. Việc đầu tư tài chính, CSVC, TBDH chưa tương xứng với yêu cầu, nhiệm vụ của công tác GDMT; chưa thật sự khuyến khích động viên khen thưởng GV và HS tham gia tốt công tác GDMT; chưa đưa nội dung GDMT thành một tiêu chí thi đua. Phương hướng hoạt động GDMT còn chung chung, chưa nêu rõ mục tiêu và những giải pháp cụ thể cho từng giai đoạn; công tác thông tin,
tuyên truyền chưa được thực hiện sâu rộng trong toàn trường.
Những tồn tại, hạn chế trong QL hoạt động GDMT ở các trường THCS huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam trong thời gian qua xuất phát từ những nguyên nhân khách quan và chủ quan, cụ thể:
* Nguyên nhân khách quan
Việc QL hoạt động GDMT chưa được các cấp lãnh đạo, các ngành quan tâm quản lý chỉ đạo một cách thường xuyên, quyết liệt và hiệu quả; hoạt động GDMT chưa được xem là nhiệm vụ cấp bách.
CBQL, GV chưa được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng giảng dạy tích hợp GDMT và kỹ năng hướng dẫn tổ chức hoạt động NGLL về GDMT.
Tài chính, CSVC, trang thiết bị và phương tiện phục vụ việc giảng dạy tích hợp và tổ chức các hoạt động NGLL về GDMT còn hạn chế, nguồn tài liệu tham khảo thiếu thốn.
Áp lực của việc học tập chính khóa và thi cử quá lớn; thời gian dành cho việc tổ chức các hoạt động NGLL còn quá ít; chưa có nội dung chương trình bồi dưỡng về kỹ năng GDMT; chưa có tiêu chí và thiếu sự thống nhất về chuẩn đánh giá công tác GDMT.
* Nguyên nhân chủ quan
Công tác tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBQL, GV, HS và các lực lượng xã hội về tầm quan trọng của GDMT còn hạn chế.
Hiệu trưởng các trường THCS chưa quan tâm đúng mức đến hoạt động GDMT nên GDMT chưa trở thành nhiệm vụ cấp bách ở các trường THCS; công tác chỉ đạo chưa thường xuyên, bộ máy QL hoạt động GDMT chưa hoạt động đồng bộ, phối hợp nhịp nhàng; chưa làm tốt công tác tham mưa với cấp ủy đảng, chính quyền địa phương làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, huy động cộng đồng tham gia vào công tác GDMT.
GV chưa quan tâm đầu tư trí tuệ, công sức, thời gian để chuyển hóa nội dung giảng dạy tích hợp lồng nghép GDMT và hướng dẫn tổ chức các hoạt động ngoại khóa một cách phong phú, nhuần nhuyễn.
Tiểu kết chương 2
Giáo dục môi trường ở các trường THCS đã được các CBQL và GV nhận thức là một nhiệm vụ công tác không thể thiếu trong quá trình giáo dục HS trở thành một công dân có ý thức tựgiác và trách nhiệm trước những vấn đề lớn của cộng đồng dân cư, quốc gia và quốc tế. Tuy hoạt động GDMT ở các trường THCS trên địa bàn huyện đã có nhiều điểm tích cực nhưng vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập do nhiều nguyên nhân khác nhau, từ đó dẫn đến hiệu quả quản lý hoạt động GDMT còn
thấp so với yêu cầu giáo dục hiện nay.
Mặc dù, đa số CBQL, GV và HS ở các trường THCS trên địa bàn huyện đã có nhận thức đúng đắn tính cần thiết, cấp bách của hoạt động GDMT và quản lý GDMT. Tuy vậy, trong quá trình thực hiện các chức năng quản lý như xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, công tác chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá; tổ chức các hoạt động trong và ngoài giờ lên lớp; công tác phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường; xây dựng các điều kiện thiết yếu,… vẫn tồn tại nhiều hạn chế,nên đã ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả GDMT nói riêng và chất lượng giáo dục toàn diện cho HS THCS nói chung.
Cùng với cơ sở lý luận, kết quả khảo sát, phân tích thực trạng công tác quản lý GDMT ở các trường THCS huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam là cơ sở khoa học và thực tiễn hết sức quan trọng để nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động GDMT cho HS các trường THCS trong giai đoạn hiện nay.
Chương 3
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG THCS HUYỆN TÂY GIANG, TỈNH QUẢNG NAM