Mục tiêu giáo dục môi trường ở trường THCS

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh ở các trường thcs huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 29 - 31)

9. Cấu trúc luận văn

1.3. Lý luận về hoạt động GDMT ở trường THCS

1.3.2. Mục tiêu giáo dục môi trường ở trường THCS

a. Mục tiêu giáo dục môi trường nói chung

Hội nghị quốc tế vệ giáo dục BVMT của Liên hợp quốc tổ chức tại Tbilisi năm 1977 xác định mục tiêu của GDMT như sau: Làm cho các cá nhân và các cộng đồng hiểu được bàn chất phức tạp của môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo là kết quả tương tác của nhiều nhân tố sinh học, lý học, xã hội, kinh tế và văn hóa, đem lại cho họ kiến thức, nhận thức về giá trị, thái độ và kỹ năng thực hành để họ tham gia một cách có trách nhiệm và hiệu quả trong phòng ngừa và giải quyết các vấn đề môi trường và quản lý chất lượng môi trường.

Từ tuyên ngôn bản đầu đó, mục tiêu cùa GDMT đã được cụ thể hóa và triển khai ở các quốc gia và trong tất cả các cấp học, bậc học. Nhìn chung, GDMT nhằm vận dụng những kiến thức và kỹ năng của mỗi cá nhân, cộng đồng vào giữ gìn, bảo tồn, sử dụng môi trường, đảm bảo môi trường bền vững cho cả thế hệ hiện tại và tương lai. Nó cũng bao hàm cả việc học tập cách sử dụng những công nghệ mới nhằm tăng sản lượng và tránh những thảm họa môi trường, xóa đói nghèo, tận dụng các cơ

hội và đưa ra những quyết định khôn khéo trong việc sử dụng tài nguyên. Hơn nữa, nó bao hàm cả việc đạt được những kỹ năng, có động lực và cam kết hành động dù với tư cách cá nhân hay tập thể, để giải quyết những vấn đề môi trường hiện nay và phòng ngừa những vấn đề mới nảy sinh.

Ở Việt Nam, GDMT trong các nhà trường cần giúp cho người học: - Có kiến thức, hiểu biết về môi trường.

- Xây dựng thái độ, kỹ năng ứng xử thân thiện đúng đắn với môi trường, hình thành đạo đức môi trường.

- Hình thành và phát triển năng lực phân tích đánh giá những vấn đề có liên quan đến môi trường và khả năng giải quyết các vấn đề môi trường ở phạm vi cá nhân, địa phương và cộng đồng.

- Mục tiêu GDMT ở nhà trường là làm cho mỗi cá nhân, cộng đồng có ý thức trách nhiệm với môi trường và biết hành động thích hợp để BVMT.

b. Mục tiêu giáo dục môi trường ở trường THCS

- Giáo dục môi trường nói chung có mục tiêu đem lại cho người học các vấn đề sau: + Hiểu biết bản chất của các vấn đề môi trường: tính phức tạp, quan hệ nhiều mặt, nhiều chiều, tính hữu hạn của tài nguyên thiên nhiên và khả năng chịu tải của môi trường; quan hệ chặt chẽ giữa môì trường và phát triền, giũa môi trường địa phương, vùng, quốc gia với môi trường khu vực và toàn cầu.

+ Nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của các vấn đề môi trường như một nguồn lực để sinh sống, lao động và phát triền của mỗi cá nhân, cộng đồng, quốc gia và quốc tế. Từ đó có thái độ, cách ứng xử đúng đắn trước các vấn đề môi trường, xây dựng quan niệm đúng về ý thức trách nhiệm, về giá trị nhân cách để dần hình thành các kỹ năng thu thập số liệu và phát triển sự đánh giá thẩm mỹ.

+ Có tri thức, kỹ năng, phương pháp hành động để nâng cao năng lực lựa chọn phong cách sống, thích hợp vời việc sử dụng hợp lý và khôn ngoan các nguồn tài nguyên thiên nhiên; có thể tham gia có hiệu quả vào việc phòng ngừa và giài quyết các vấn đề môi trường cụ thể nơi sinh sống và làm việc.

- Mục tiêu giáo dục môi trường trong chương trình giáo dục THCS:

+ Kiến thức: Học sinh hiểu biết về: Khái niệm môi trường, hệ sinh thái, các thành phần môi trường và mối quan hệ giữa chúng; nguồn tài nguyên khai thác, sử dụng, tái tạo nguồn tài nguyên và phát triển bền vững; dân số - môi trường; sự ô nhiễm và suy thoái môi trường (hiện trạng, nguyên nhân hậu quả); các biện pháp BVMT.

+ Thái độ - tình cảm: Có tình cảm yêu quý, tôn trọng thiên nhiên; có tình yêu quê hương, đất nước, tôn trọng di sản văn hoá; có thái độ thân thiện với môi trường và ý thức được hành động trước vấn đề môi trường nảy sinh; có ý thức: Quan tâm thường xuyên đến môi trường sống của cá nhân, gia đình, cộng đồng; bảo vệ đa dạng

sinh học, bảo vệ rừng, bảo vệ đất đai, bảo vệ nguồn nước, không khí; giữ gìn vệ sinh, an toàn thực phẩm, an toàn lao động; ủng hộ, chủ động tham gia các hoạt động BVMT, phê phán hành vi gây hại cho môi trường.

+ Kỹ năng - hành vi: Có kỹ năng phát hiện vấn đề môi trường và ứng xử tích cực với các vấn đề môi trường nảy sinh; có hành động cụ thể BVMT; tuyên truyền, vận động BVMT trong gia đình, nhà trường, cộng đồng.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh ở các trường thcs huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)