9. Cấu trúc luận văn
1.3. Lý luận về hoạt động GDMT ở trường THCS
1.4.3. Các phương pháp quản lý hoạt động GDMT ở trường THCS
a. Phương pháp hành chính – pháp luật
Phương pháp hành chính – pháp luật là tổng thể các tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của chủ thể QL đến đối tượng bị QL dựa trên cơ sở quan hệ tổ chức và quyền lực nhà nước. Vận dụng phương pháp này trong QL công tác GDMT thông qua việc thể hiện sự bắt buộc trong tổ chức bộ máy bao gồm sự phân công, phân nhiệm, phân cấp, phân quyền… giữa các lực lượng tham gia QL và thể hiện sự bắt buộc trong QL thông qua việc phục vụ, xây dựng và giữ gìn kỷ cương, nền nếp của qui trình QL công tác GDMT. Bên cạnh đó, để đảm bảo cho các quyết định về tổ chức và QL được đúng đắn và có hiệu quả thì cần phải có cơ sở lý luận và thực tiễn.
b. Phương pháp tâm lý – giáo dục
Phương pháp giáo dục – tâm lý là tổng thể tác động lên trí tuệ, tình cảm, ý thức và nhân cách của con người. Trong QL công tác GDMT, vận dụng phương pháp này thông quan mối liên hệ liên nhân cách tác động lên đối tượng QL (CBQL, GV, HS) nhằm cung cấp, trang bị thêm hiểu biết, nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của công tác GDMT, nâng cao khả năng, trình độ thực hiện nhiệm vụ của họ; đồng thời chuẩn bị tư tưởng, tình cảm, ý thức trách nhiệm, ý thức tự giác, tự chủ, lòng kiên trì, tinh thần tự chịu trách nhiệm, không khí lành mạnh,… trong thực hiện công việc. QL trước hết là QL con người. Muốn đạt được mục tiêu QL thì phải dựa vào kết quả lao động của tập thể. Vì vậy, việc áp dụng phương pháp giáo dục – tâm lý trong QL công tác GDMT sẽ tạo cho mỗi thành viên của tập thể tự giác, yên tâm phấn khởi làm việc, góp phần quyết định đến sự thành công trong công tác.
c. Phương pháp kích thích
Phương pháp kích thích là tổng thể những tác động đến con người thông qua lợi ích vật chất, lợi ích tinh thần nhằm phát huy ở họ những tiềm năng, trí tuệ, tình cảm, ý chí, trách nhiệm và quyết tâm hành động vì lợi ích chung của tổ chức. Vận dụng phương pháp này trong QL hoạt động GDMT, chủ thể QL có thể kết hợp những kích thích về vật chất (tăng lương, tiền thưởng, điều kiện sinh hoạt, lao động,…) với những kích thích về tinh thần (phong danh hiệu thi đua, GV dạy giỏi các cấp,…) đối với các đối tượng QL nhằm tạo ra một cơ chế hướng dẫn họ hoạt động có hiệu quả.
vận dụng kết hợp các phương pháp quản lý giáo dục. QL hoạt động GDMT sẽ đạt hiệu quả cao nếu sử dụng phối hợp nhiều phương pháp QL: vừa tuyên truyền, thuyết phục, giải thích, vừa kết hợp các biện pháp hành chính quy định trách nhiệm, quyền hạn của các chủ thể tham gia, lại vừa sử dụng các phương pháp khuyến khích vật chất và tinh thần nhằm huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng tham gia quản lý GDMT.