Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động GDMT ở trường THCS

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh ở các trường thcs huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 43 - 45)

9. Cấu trúc luận văn

1.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động GDMT ở trường THCS

THCS

1.5.1. Môi trường văn hóa – xã hội

Phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội là quá trình nâng cao điều kiện sống về vật chất và tinh thần của con người qua việc sản xuất ra của cải vật chất, cải tiến quan hệ xã hội, nâng cao chất lượng văn hóa. Phát triển là xu thế chung của từng cá nhân và cả loài người trong quá trình sống. Giữa môi trường và sự phát triển có mối quan hệ hết sức chặt chẽ: môi trường là địa bàn và đối tượng của sự phát triển, còn phát triển là nguyên nhân tạo nên các biến đổi của môi trường.

Môi trường văn hóa – xã hội trong sạch, lành mạnh chính là nguồn năng lượng tinh thần vô giá, là “cái nôi” nuôi dưỡng tâm hồn, phát triển trí tuệ và hình thành nhân cách con người. Vì vậy môi trường văn hóa – xã hội có vị trí vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia trong đó có công tác GDMT và BVMT. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 (khóa VIII) Đảng đã khẳng định “văn hóa là nền tảng, là mục tiêu và động lực của sự phát triển kinh tế – xã hội”.

1.5.2. Cơ sở vật chất – thiết bị dạy học hoạt động giáo dục môi trường

Cơ sở vật chất – trang thiết bị dạy học là một trong những điều kiện thiết yếu để tiến hành quá trình dạy học và chỉ được phát huy có hiệu quả khi nó thực sự trở thành một nhân tố của quá trình giáo dục, đòi hỏi phải phù hợp với nhân tố về mục đích, nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học.

Hoạt động GDMT cho HS muốn có kết quả đòi hỏi phải cung cấp cho các em học sinh những cảm nhận thực tế, kịp thời về những biến đổi môi trường trên thế giới, của đất nước cũng như của địa phương nơi đang sống, tạo điều kiện cho các em trực tiếp thực hiện hành động BVMT ngay trong cuộc sống, học tập của các em, đòi hỏi nhà trường phải có cơ sở vật chất, thiết bị dạy học phục vụ cho GDMT phù hợp, đó là:

- Phấn đấu xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, xây dựng nhà trường “xanh – sạch – đẹp”.

- Có phương tiện TBDH hiện đại; thư viên có đầy đủ sách dùng chung, trong đó có đầy đủ các tài liệu về GDMT.

- Có các phương tiện phục vụ cho hoạt động NGLL, đây là hình thức tổ chức có hiệu quả để GDMT.

1.5.3. Tài chính

Để triển khai thực hiện GDMT có hiệu quả, cần phải tiến hành song song với việc lồng ghép giảng dạy trên lớp và tổ chức tốt các hoạt động NGLL; tổ chức tốt việc tập huấn bồi dưỡng kiến thức về môi trường, về GDMT, về phương pháp GDMT cho CBQL, GV; đầu tư mua sắm TBDH; làm tốt việc xây dựng cảnh quan trường học “xanh – sạch – đẹp”, tổ chức các hoạt động NGLL, các cuộc thi, các đợt tham quan học tập,… đòi hỏi phải có một nguồn kinh phí nhất định. Trong tình hình ngân sách dành cho giáo dục còn khó khăn như hiện nay, ngoài ngân sách của Nhà nước đầu tư cần huy động sự đóng góp của các tổ chức, của gia đình và của toàn thể cộng đồng thông qua việc ủng hộ kinh phí, hỗ trợ phương tiện hay tham gia tốt chức các hoạt động cho HS. Đồng thời cũng nên tạo kinh phí từ hoạt động BVMT của các em, như phong trào kế hoạch nhỏ.

Tiểu kết chương 1

Bằng việc hệ thống hóa một số vấn đề về lý luận, chương 1 luận văn trình bày tổng quan tình hình nghiên cứu về hoạt động GDMT và QL hoạt động GDMT, một số khái niệm cơ bản của hoạt động quản lý và các khái niệm về GDMT, đặc biệt là việc quản lý hoạt động GDMT ở trường THCS. Từ bình diện lý luận, luận văn đã rút ra một số điểm cơ bản sau:

Giáo dục môi trường cho thế hệ trẻ, đặc biệt là học sinh ở cấp THCS, các em đang ở độ tuổi phát triển và định hình về nhân cách, những người chủ tương lai của đất nước. GDMT cho những học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất, kinh tế nhất và có tính bền vững trong các biện pháp để thực hiện mục tiêu BVMT và phát triển bền vững đất nước.

GDMT còn góp phần hình thành nhân cách người lao động mới, người chủ tương lai của đất nước – người lao động, người chủ có thái độ thân thiện với môi trường, phát triển kinh tế hài hòa với việc BVMT, bảo đảm nhu cầu của hôm nay mà không phương hại đến các thế hệ mai sau. GDMT là vấn đề có tính chiến lược của mỗi quốc gia và toàn cầu.

Những vấn đề lý luận trình bày ở chương 1 là cơ sở khoa học để khảo sát thực trạng quản lý hoạt động GDMT cho học sinh ở các trường THCS trên địa huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam ở chương 2.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG THCS HUYỆN TÂY GIANG,

TỈNH QUẢNG NAM

2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, Giáo dục và Đào tạo huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh ở các trường thcs huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)