9. Cấu trúc luận văn
3.2. Các biện pháp quản lý hoạt độnggiáo dục môi trường cho học sin hở các trường
3.2.2. Kế hoạch hóa hoạt độnggiáo dục môi trường ở trường THCS
a. Mục tiêu, ý nghĩa của biện pháp
Kế hoạch hóa là công cụ quản lý quan trọng nhất của CBQL ở trường THCS. Công tác lập kế hoạch là một trong những nội dung có ý nghĩa quan trọng, quyết định đến sự thành bại của công tác quản lý. Kế hoạch là chức năng quản lý đầu tiên, là cơ sở nền tảng để thực hiện tất cả các chức năng còn lại của người quản lý giáo dục nhà trường. Kế hoạch quy định những mục tiêu quản lý, chỉ tiêu, nhiệm vụ cơ bản của sự phát triển hệ thống, những phương pháp, phương tiện và biện pháp chủ yếu để đạt được các mục tiêu, giải quyết các nhiệm vụ đặt ra. Vì vậy, kế hoạch hóa là một công việc tối cần thiết đối với người quản lý.
Thực tế cho thấy, trong thời gian qua, công tác kế hoạch hóa giáo dục môi trường cho học sinh ở các trường THCS trên địa bàn huyện Tây Giang, tỉnh Quảng
Nam chưa được quan tâm đúng mức, để hoạt động giáo dục môi trường được thực hiện một cách bài bản, hiệu quả và thiết thực thì cần chú trọng hơn trong công tác lập kế hoạch.
b. Nội dung biện pháp
Kế hoạch giáo dục môi trường của nhà trường phải được quy định bằng văn bản, được niêm yết công khai và yêu cầu các đơn vị trực thuộc phổ biến để toàn thể cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh nhà trường biết và thực hiện.
Kế hoạch hóa giáo dục môi trường của nhà trường phải gắn với kế hoạch giáo dục môi trường của ngành, của địa phương và phải phù hợp, khả thi, đáp ứng mục tiêu giáo dục môi trường ở trường THCS.
Kế hoạch giáo dục môi trường ở trường THCS cần được xây dựng: Kế hoạch giáo dục môi trường của năm học, kế hoạch giáo dục môi trường theo học kỳ, tháng, tuần,… nhà trường cần xây dựng kế hoạch giáo dục môi trường thông qua tổ chức giảng dạy tích hợp trong các môn học, thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp; kế hoạch tổ chức các phong trào thi đua xây dựng trường học xanh – sạch – đẹp; kế hoạch lao động vệ sinh môi trường, hoạt động trồng cây xanh, chăm sóc cây xanh; kế hoạch tham quan dã ngoại các khu sinh thái, rừng nguyên sinh, rừng di sản Pơmu, địa đạo Axò ở xã Anông, thác bảy tầng ở xã Tr’hy, cây đa ngàn năm ở xã Axan…; kế hoạch tổ chức các cuộc thi về môi trường; kế hoạch hoạt động của câu lạc bộ về môi trường; kế hoạch phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường trong hoạt động giáo dục môi trường, kế hoạch bồi dưỡng tập huấn,…
Các trường cần nắm chắc tình hình của đơn vị nhằm đảm bảo kế hoạch có tính khả thi cao. Bên cạnh đó, việc xây dựng kế hoạch cần tuân theo trình tự các bước tiến hành, tránh chồng chéo khi triển khai. Đảm bảo các điều kiện, kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học để xây dựng kế hoạch có tính khả thi cao.
c. Tổ chức thực hiện biện pháp
Căn cứ vào các văn bản chỉ đạo, kế hoạch của cấp trên, của ngành và tình hình công tác giáo dục môi trường của trường. Các trường THCS cần giao cho Ban lao động, Ban hoạt động ngoài giờ lên lớp, tổ trưởng tham mưu xây dựng kế hoạch giáo dục môi trường dài hạn, từng năm, học kỳ, tháng.
Giao nhiệm vụ cho các tổ chuyên môn, giáo viên chủ nhiệm, các tổ chức đoàn thể trong nhà trường xây dựng kế hoạch giáo dục môi trường của cá nhân, đơn vị trên cơ sở kế hoạch giáo dục môi trường của nhà trường và tổ chức triển khai thực hiện.
Sau khi kế hoạch đã được thống nhất, tiến hành triển khai quán triệt trong hội đồng giáo dục, trong các tổ chức đoàn thể của trường,…
Tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn (phương pháp tích hợp/lồng ghép các nội dung bảo vệ môi trường vào các môn học), bồi dưỡng kỹ năng tổ chức các
hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho giáo viên về giáo dục môi trường và bảo vệ môi trường.
Đảm bảo thực hiện theo các bước lập kế hoạch bao gồm: xác định mục tiêu, yêu cầu công việc; xác định nội dung công việc; xác định thời gian, địa điểm, lực lượng tham gia; xác định cách thức thực hiện; xác định phương pháp kiểm tra kiểm soát; xác định nguồn lực thực hiện.