Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh ở các trường thcs huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 38)

9. Cấu trúc luận văn

1.3. Lý luận về hoạt động GDMT ở trường THCS

1.3.10. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên

Có thể thấy rằng, công tác quản lý đóng vai trò trung tâm trong thực hiện hoạt động GDMT ở các trường THCS; nhận thức và năng lực của đội ngũ CBQL mang tính quyết định đến chất lượng của hoạt động GDMT ở các trường THCS. Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay, về nhận thức và thái độ của một số CBQL ở các trường THCS chưa coi trọng vai trò của hoạt động GDMT cho học sinh. Do đó, hoạt động GDMT cho học sinh có lúc còn mang tính thủ tục hành chính, chủ yếu để đối phó với sự kiểm tra của cấp trên. Cùng với đó, năng lực của một số CBQL còn hạn chế, đặc biệt năng lực quản lý hoạt động GDMT còn nhiều bất cập, chưa được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm trong công tác quản lý GDMT. Mặt khác, hoạt động GDMT là lĩnh vực khá mới trong các trường, chưa có mô hình chuẩn để nhân rộng áp dụng đại trà, do đó mỗi trường còn thực hiện theo cách riêng của mình.

Ở các trường THCS trên địa bàn huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam hiện nay, trực tiếp triển khai các nội dung GDMT cho học sinh hầu hết là những giáo viên kiêm nhiệm. Những giáo viên này chưa được trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng về GDMT, mặt khác, học còn có nhiệm vụ chính là giảng dạy chuyên môn tại các lớp. Do đó, có giáo viên còn coi nhẹ việc GDMT cho học sinh và chưa đáp ứng yêu cầu của việc GDMT trong nhà trường.

Bên cạnh đó, GV Tổng phụ trách Đội, người thường được các trường phân công thay BGH trực tiếp tổ chức các hoạt động ngoại khóa về chủ đề GDMT, vì nhiều lí do khác nhau, cũng có nhiều hạn chế trong nhận thức, năng lực để thực thi trọng trách này.

1.4. Quản lý hoạt động giáo dục môi trường ở trường THCS

1.4.1. Vai trò của Hiệu trưởng và giáo viên đối với quản lý hoạt động GDMT

a. Hiệu trưởng

Trong nhà trường hiệu trưởng là người đứng đầu, đại diện cho nhà trường về mặt pháp lý, có trách nhiệm và thẩm quyền cao nhất về hành chính cũng như chuyên môn, chịu trách nhiệm toàn diện trước cấp trên trong việc tổ chức, quản lý toàn bộ các hoạt động của nhà trường.

đốc, điều chỉnh, giúp đỡ, chỉ đạo thực hiện, đánh giá, khen thưởng và kỉ luật nhằm đảm bảo cho tất cả mọi thành viên trong nhà trường có điều kiện thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ cũng như quyền hạn của mình. Hiệu trưởng phải biết cách phát huy tối đa mọi tiềm năng, nội lực và ngoại lực của cộng đồng trong việc tham gia xây dựng, phát triển giáo dục nhà trường.

Đối với công tác GDMT, Hiệu trưởng có những nhiệm vụ sau: - Lập kế hoạch năm, tháng, tuần và tổ chức chỉ đạo thực hiện.

- Trực tiếp quản lý công tác GDMT bao gồm việc giáo dục lồng ghép qua tiết dạy, tổ chức các hoạt động NGLL. Thường xuyên tiến hành kiểm tra việc thực hiện và kết quả GDMT cho HS.

- Chỉ đạo tốt việc thực hiện công tác tổ chức hành chính quản trị nhằm đảm bảo được các điều kiện vật chất, tài chính thiết yếu cho hoạt động của GDMT. Đầu tư xây dựng trường học theo chuẩn quốc gia, trường học xanh – sạch – đẹp, tạo môi trường giáo dục cho HS. Huy động các nguồn lực trong và ngoài nhà trường tham gia tích cực vào GDMT cho HS.

b. Giáo viên

Giáo viên là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường.Đây là lực lượng nòng cốt quyết định chất lượng giáo dục của nhà trường.

Trong hệ thống quản lý nhà trường THCS có công tác của người GV chủ nhiệm lớp. Ở cấp THCS, mỗi lớp học sẽ do một GV phụ trách quản lý toàn bộ HS. Trong GDMT, GV sẽ trực tiếp đảm nhận việc GDMT qua lồng ghép giảng dạy ở các môn học và qua các hoạt động NGLL ở trong cũng như ngoài nhà trường. Đồng thời, GV chủ nhiệm tiến hành quản lý toàn diện HS trong các mối quan hệ của lớp mình với lớp khác và với lãnh đạo nhà trường, đại diện gia đình và xã hội. Vì vậy, trong hoạt động GDMT cho học sinh THCS, người giáo viên đóng vai trò quyết định.

1.4.2. Nội dung quản lý hoạt động giáo dục môi trường ở trường THCS

a. Kế hoạch hóa hoạt động giáo dục môi trường

Kế hoạch hóa là công cụ quản lý quan trọng nhất của Hiệu trưởng nhà trường. Đây là giai đoạn quan trọng nhất của quá trình quản lý GDMT, vì trên cơ sở mục tiêu và nhiệm vụ giáo dục của Ngành, nhà trường xác định phương hướng, mục tiêu nhiệm vụ giáo dục của đơn vị, trong đó có công tác GDMT. Đồng thời, cần phân tích điều kiện về nguồn lực hiện có (đội ngũ giáo viên, phương tiện cơ sở vật chất, kinh phí tổ chức,…) mà xác định rõ hệ thống mục tiêu, nội dung hoạt động, các biện pháp cần thiết để từng bước thực hiện mục tiêu GDMT.

Lập kế hoạch, giúp cho nhà quản lý tập trung thực hiện đạt mục tiêu của tổ chức; cho phép nhà quản lý có khả năng ứng phó với sự bất định thay đổi các nhân tố bên trong và bên ngoài; lựa chọn những phương án tối ưu và tạo điều kiện dễ dàng

cho việc kiểm tra. Kết quả của giai đoạn này phải đạt được sự thống nhất cao trong nhà trường về bản kế hoạch hoạt động GDMT của năm học, đó chính là toàn bộ nội dung của quá trình quản lý công tác GDMT.

b. Tổ chức bộ máy thực hiện hoạt động giáo dục môi trường

Tổ chức trong quản lý là việc thiết kế các bộ phận sao cho phù hợp với mục tiêu của tổ chức đồng thởi chú ý đến phương thức hoạt động, đến quyền hạn của từng bộ phận, tạo điều kiện cho sự liên kết ngang, dọc; việc bố trí cán bộ để vận hành các bộ phận nhằm đạt mục tiêu của tổ chức đã đề ra.

Tổ chức triển khai thực hiện hoạt động GDMT chính là giai đoạn hiện thực hóa những ý tưởng đã được kế hoạch hóa nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Ở giai đoạn này chủ thể quản lý phải thực hiện những hoạt động sau:

- Xác định cấu trúc bộ máy QL, bố trí sắp đặt các bộ phận và các cá nhân cho đúng người, đúng việc, quy định rõ chức năng, quyền hạn cho từng người, từng bộ phận.

- Thông báo kế hoạch, chương trình công tác GDMT của Ngành, của trường đến từng CBQL, GV, HS làm cho mỗi thành viên trong trường tự giác chấp nhận kế hoạch và tự nguyện hành động theo kế hoạch.

- Tiếp nhận và điều phối có hiệu quả các nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực) phục vụ cho hoạt động.

- Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các bộ phận tham gia quản lý (Ban lao động, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Ban Đại diện cha mẹ học sinh, Ban văn thể mỹ và các hoạt động NGLL,…), thiết lập các mối quan hệ QL, cơ chế thông tin, tạo ra sự phối hợp đồng bộ, thống nhất trong hoạt động của bộ máy QL nhằm đạt được mục tiêu GDMT đã định.

c. Chỉ đạo thực hiện hoạt động giáo dục môi trường

Đây là chức năng thể hiện năng lực của người quản lý, trong đó người CBQL phải tác động đến các đối tượng quản lý một cách có chủ đích nhằm phát huy hết tiềm năng để thực hiện mục tiêu đã đề ra.

Chỉ đạo về thực chất đó là những hành động xác lập quyền chỉ huy và sự can thiệp của người lãnh đạo trong toàn bộ quá trình QL, là huy động lực lượng vào việc thực hiện kế hoạch và điều hành nhằm đảm bảo cho mọi hoạt động của nhà trường diễn ra trong kỷ cương, trật tự.

Chỉ đạo hoạt động GDMT bao hàm việc liên kết, tập hợp, hướng dẫn, điều hành, tác động đến các cá nhân, các đơn vị tham gia QL (các ban, các tổ chức đoàn thể,…) và thực hiện (CBQL, GV, HS) nhằm động viên, khuyến khích họ hoàn thành nhiệm vụ; giám sát; ra quyết định, điều chỉnh, sữa chữa, bù đắp, chỉnh lý nhằm giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong quá trình quản lý GDMT.

d. Kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục môi trường

Kiểm tra là một chức năng rất quan trọng của QL. Lãnh đạo mà không có kiểm tra thì coi như không có lãnh đạo. Hiệu lực tổ chức chỉ đạo thực hiện công tác GDMT. Kiểm tra là một quá trình gồm xây dựng các tiêu chuẩn; đo đạt việc đã thực hiện; điều chỉnh các sai lệch nhằm làm cho toàn bộ hệ thống đạt mục tiêu đã định. Đây là nội dung quan trọng của chủ thể QL, vì chức năng này xuyên suốt quá trình QL và là chức năng của mọi cấp trong công tác QL. Kiểm tra là một hoạt động nhằm thẩm định, xác định một hành vi của cá nhân hay một số tổ chức trong quá trình thực hiện quyết định, là hoạt động quan sát và kiểm nghiệm mức độ phù hợp của quá trình hoạt động của đối tượng bị quản lý với các quyết định QL đã lựa chọn.

Từ thực tế GDMT của GV, HS trong các trường THCS, chủ thể QL tổ chức tổng kết, thẩm định, đánh giá định kỳ kết quả GDMT (về số lượng và chất lượng) đạt được so với mục tiêu đề ra. Trên cơ sở đó, tiếp tục xây dựng kế hoạch, vạch ra hướng thực hiện mới. Đây cũng là quá trình chủ thể QL nhìn nhận các mối quan hệ về nhu cầu và khả năng tổ chức thực hiện công tác GDMT, mức độ đáp ứng của các nguồn lực và cả những tác động QL tới kết quả GDMT. Trên cơ sở đó, có những điều chỉnh hợp lý nhằm động viên CBQL, GV, HS tham gia GDMT và BVMT.

đ. Quản lý các điều kiện hỗ trợ hoạt động GDMT

- Nguồn nhân lực: là yếu tố quyết định sự thành bại của giáo dục. Trong giáo dục, đội ngũ GV là nhân tố đóng vai trò quyết định phát triển sự nghiệp giáo dục nói chung và chất lượng đào tạo nhân cách nói riêng theo yêu cầu xã hội. Muốn phát triển đội ngũ GV đáp ứng yêu cầu công tác GDMT, trước hết cần xác định chất lượng đội ngũ GV và những kỳ vọng về đội ngũ GV trong tương lai. Phát triển đội ngũ không chỉ tập trung vào những GV mà còn bao hàm cả đội ngũ CBQL giáo dục. Quản lý tốt nguồn nhân lực sẽ giúp cho nhà quản lý dễ dàng lựa chọn, phân công lực lương tham gia hoạt động GDMTcho học sinh.

- Tài chính: là nhân tố hết sức quan trọng góp phần phát triển sự nghiệp giáo dục. Quản lý tài chính phải nhằm mục tiêu nâng cao hiệu quả công tác quản lý, sử dụng tối ưu nguồn kinh phí phục vụ hoạt động giáo dục, đáp ứng yêu cầu, mục tiêu của giáo dục nói chung và hoạt động GDMTnói riêng.

- Cơ sở vật chất – thiết bị giáo dục bao gồm trường sở, các thiết bị giáo dục (trong đó có thiết bị dạy học), các phương tiện khác phục vụ cho GDMT. Mục tiêu quản lý cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục bao gồm: xây dựng hệ thống cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục đáp ứng yêu cầu dạy học, giáo dục môi trường; tổ chức, sử dụng CSVC, thiết bị giáo dục một cách tối ưu vào quá trình GDMT và tổ chức bảo quản hệ thống CSVC, thiết bị giáo dục. Hàng năm, nhà trường cần tiến hành khảo sát thực trạng CSVC, trang thiết bị dảm bảo cho hoạt động GDMT. Từ đó, có kế hoạch mua

sắm, bổ sung trang thiết bị các phòng thí nghiệm, tài liệu, sách giáo khoa,… phục vụ cho công tác giảng dạy và nghiên cứu của GV và HS về lĩnh vực môi trường.

- Sự phối hợp tốt của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường trong hoạt động GDMT là điều kiện quan trọng để duy trì hiệu quả bền vững của công tác này. Nhà trường có kế hoạch phối hợp với các tổ chức toàn thể, xã hội, các doanh nghiệp, các cơ quan đóng trên địa bàn để tổ chức tốt các hoạt động GDMT.

1.4.3. Các phương pháp quản lý hoạt động GDMT ở trường THCS

a. Phương pháp hành chính – pháp luật

Phương pháp hành chính – pháp luật là tổng thể các tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của chủ thể QL đến đối tượng bị QL dựa trên cơ sở quan hệ tổ chức và quyền lực nhà nước. Vận dụng phương pháp này trong QL công tác GDMT thông qua việc thể hiện sự bắt buộc trong tổ chức bộ máy bao gồm sự phân công, phân nhiệm, phân cấp, phân quyền… giữa các lực lượng tham gia QL và thể hiện sự bắt buộc trong QL thông qua việc phục vụ, xây dựng và giữ gìn kỷ cương, nền nếp của qui trình QL công tác GDMT. Bên cạnh đó, để đảm bảo cho các quyết định về tổ chức và QL được đúng đắn và có hiệu quả thì cần phải có cơ sở lý luận và thực tiễn.

b. Phương pháp tâm lý – giáo dục

Phương pháp giáo dục – tâm lý là tổng thể tác động lên trí tuệ, tình cảm, ý thức và nhân cách của con người. Trong QL công tác GDMT, vận dụng phương pháp này thông quan mối liên hệ liên nhân cách tác động lên đối tượng QL (CBQL, GV, HS) nhằm cung cấp, trang bị thêm hiểu biết, nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của công tác GDMT, nâng cao khả năng, trình độ thực hiện nhiệm vụ của họ; đồng thời chuẩn bị tư tưởng, tình cảm, ý thức trách nhiệm, ý thức tự giác, tự chủ, lòng kiên trì, tinh thần tự chịu trách nhiệm, không khí lành mạnh,… trong thực hiện công việc. QL trước hết là QL con người. Muốn đạt được mục tiêu QL thì phải dựa vào kết quả lao động của tập thể. Vì vậy, việc áp dụng phương pháp giáo dục – tâm lý trong QL công tác GDMT sẽ tạo cho mỗi thành viên của tập thể tự giác, yên tâm phấn khởi làm việc, góp phần quyết định đến sự thành công trong công tác.

c. Phương pháp kích thích

Phương pháp kích thích là tổng thể những tác động đến con người thông qua lợi ích vật chất, lợi ích tinh thần nhằm phát huy ở họ những tiềm năng, trí tuệ, tình cảm, ý chí, trách nhiệm và quyết tâm hành động vì lợi ích chung của tổ chức. Vận dụng phương pháp này trong QL hoạt động GDMT, chủ thể QL có thể kết hợp những kích thích về vật chất (tăng lương, tiền thưởng, điều kiện sinh hoạt, lao động,…) với những kích thích về tinh thần (phong danh hiệu thi đua, GV dạy giỏi các cấp,…) đối với các đối tượng QL nhằm tạo ra một cơ chế hướng dẫn họ hoạt động có hiệu quả.

vận dụng kết hợp các phương pháp quản lý giáo dục. QL hoạt động GDMT sẽ đạt hiệu quả cao nếu sử dụng phối hợp nhiều phương pháp QL: vừa tuyên truyền, thuyết phục, giải thích, vừa kết hợp các biện pháp hành chính quy định trách nhiệm, quyền hạn của các chủ thể tham gia, lại vừa sử dụng các phương pháp khuyến khích vật chất và tinh thần nhằm huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng tham gia quản lý GDMT.

1.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động GDMT ở trường THCS THCS

1.5.1. Môi trường văn hóa – xã hội

Phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội là quá trình nâng cao điều kiện sống về vật chất và tinh thần của con người qua việc sản xuất ra của cải vật chất, cải tiến quan hệ xã hội, nâng cao chất lượng văn hóa. Phát triển là xu thế chung của từng cá nhân và cả loài người trong quá trình sống. Giữa môi trường và sự phát triển có mối quan hệ hết sức chặt chẽ: môi trường là địa bàn và đối tượng của sự phát triển, còn phát triển là nguyên nhân tạo nên các biến đổi của môi trường.

Môi trường văn hóa – xã hội trong sạch, lành mạnh chính là nguồn năng lượng tinh thần vô giá, là “cái nôi” nuôi dưỡng tâm hồn, phát triển trí tuệ và hình thành nhân cách con người. Vì vậy môi trường văn hóa – xã hội có vị trí vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia trong đó có công tác GDMT và

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh ở các trường thcs huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)