9. Cấu trúc luận văn
2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, Giáo dục và Đào tạo huyệnTây
2.1.2. Tình hình kinh tế xã hội của huyệnTây Giang, tỉnh Quảng Nam
a. Tình hình kinh tế
- Tổng sản phẩm bình quân hàng năm 7,3%/năm (tính theo giá so sánh năm 2010), đạt 85,62% so với nghị quyết, so với nhiệm kỳ XV giảm 1,81%. Trong đó:
+ Giá trị ngành Nông-Lâm nghiệp tăng 8,67%/năm.
+ Giá trị các ngành Công nghiệp-TTCN&XD tăng 10,87%/năm. + Giá trị ngành Thương mại-Dịch vụ tăng 5,24%/năm.
- Trồng mới: 364,30 ha/300 ha Bakích, đạt 121,43%; 494,55 ha/500 ha Đảng sâm, đạt 98,91%; 2.110,85 ha/1.600 ha nguyên liệu giấy, đạt 131,93%.
- Tổng thu phát sinh kinh tế trên địa bàn huyện là 118.574,87 triệu đồng/80.009 triệu đồng; trong đó: Thu nội địa là 118.134 triệu đồng/75.430 triệu đồng, thu để lại quản lý qua ngân sách là 4.500 triệu đồng/4.574 triệu đồng.
- Tổng sản lượng lương thực có hạt bình quân hằng năm là 4.039,48 tấn/5.327 tấn, đạt 75,83%; tổng đàn gia súc bình quân hàng năm là 9.976 con/13.000 con, đạt 76,74%. 02/10 xã được công nhận xã đạt chuẩn Nông thôn mới (xã Anông đã đạt năm 2014), đạt 20%.
- Có 62 thôn/63 thôn có đường ô tô đi lại vào mùa nắng (trừ thôn Aur, xã Avương), đạt 98,41%; 100% đường đến xã được cứng hóa; 94 điểm/63 thôn có mặt bằng dân cư ổn định; 5.018 hộ/5.075 hộ dân (98,93%) sử dụng điện sinh hoạt ổn định, trong đó, sử dụng điện lưới quốc gia 4.442 hộ, chiếm 87,58%, sủ dụng điện khác 576 hộ, chiếm 11,35%.
- Tập trung đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, coi trọng công tác khuyến nông, khuyến lâm, chuyển giao khoa học-kỹ thuật vào sản xuất nên năng suất một số loại cây trồng chính được nâng lên, đặc biệt là cây lúa nước (năm 2016 đạt 24,07 tạ/ha, năm 2019 đạt 29 tạ/ha), góp phần đảm bảo an ninh lương thực của huyện. Lồng ghép các nguồn vốn định hướng hỗ trợ phát triển một số loại cây trồng bản địa, có giá trị kinh tế cao, như Ba kích, Đảng sâm, Sả Tây Giang, Cam núi Tây Giang; chỉ đạo các ngành, các địa phương phối hợp chăm sóc, bảo vệ và thu hoạch mủ diện tích cao su đã trồng; thí điểm triển khai trồng 19 ha cây Mắc ca, hiện nay cây đang sinh trưởng phát triển tốt, tuy nhiên tỷ lệ cây ra hạt thấp. Tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm dược liệu, đến nay có 5 sản phẩm tham gia Chương trình Mỗi xã một sản phẩm, kết quả 02 sản phẩm đạt 4 sao (Cao đảng sâm, trà túi lọc đảng sâm),03 sản phẩm đạt 3 sao (02 sản phẩm rượu, 01 sản phẩm măng điền trúc sấy khô). Tình hình chăn nuôi trên địa bàn huyện có nhiều chuyển biến tích cực, tỷ lệ hộ chăn nuôi có chuồng trại tăng, nhiều mô hình mang lại hiệu quả kinh tế, đã hình thành được 130 khu chăn nuôi tập trung.
- Thươngmại - dịchvụ có bước phát triển mới, giá trị tăng bình quân 5,24%/năm. Hệ thống chợ nông thôn, cơ sở kinh doanh dịch vụ, buôn bán lẻ từng bước hình thành, cơ bản đáp ứng nhu cầu mua sắm, tiêu dùng của người dân và du khách. Kinh tế HTX được tập trung chỉ đạo, nhiều mô hình HTX mới hình thành đi vào hoạt động hiệu quả, phát huy tốt vai trò hỗ trợ kinh tế hộ và góp phần phát triển thương mại dịch vụ, kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Mạng lưới thông tin liên lạc được quan tâm đầu tư mở rộng, phủ khắp địa bàn, đảm bảo thông tin thông suốt, tạo điều kiện cho người dân tiếp cận với khoa học, kỹ thuật và giải trí, góp phần phục vụ nhiệm vụ chính trị, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần. Các dịch vụ tài chính, tín dụng hoạt động ổn định, đáp ứng nhu cầu cho vay sản xuất, tiêu dùng của doanh nghiệp, người dân trên địa bàn, tổng dư nợ cho vay là 332.387,3 triệu đồng, tăng bình quân 17,23%.
Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng có bước phát triển; các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, làng nghề truyền thống tiếp tục đầu tư, khôi phục, góp phần giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, đặc biệt là chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn. Thực hiện tốt các chương trình khuyến công, tích cực hỗ trợ đầu tư khôi phục và phát triển các làng nghề, ngành nghề truyền thống và hoàn thành hồ sơ pháp lý 02 cụm
công nghiệp tại địa bàn 02 xã: Atiêng, Bhalêê, với tổng diện tích quy hoạch 8,0 ha để kêu gọi, thu hút đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp.
b. Tình hình xã hội
- Giải quyết việc làm cho 1.027 lao động/1.000 lao động qua đào tạo, đạt 102,7%. Giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân hàng năm từ 2,14%, đạt 35,67%, tỷ lệ hộ nghèo đến nay còn 38,07%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 23,69 triệu đồng/21 triệu đồng/người/năm, đạt 112,81%.
- Tỷ suất sinh thô tăng bình quân 0,78‰/năm, giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng còn 14,6%; 42,8% trường học đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1, đạt 112,8%; 42,8% trường học đạt chuẩn cơ sở vật chất, đạt 42,8%; 06/10 Trạm y tế xã đạt chuẩn Quốc gia, đạt 60%.
- 63 thôn/63 thôn phát động thôn văn hóa, Thôn Nông thôn mới, trong đó 52 thôn được công nhận thôn văn hóa; 3.366/5.075 hộ gia đình được công nhận gia đình văn hóa, chiếm 66,46%; 35/83 cơ quan đạt chuẩn văn hóa, chiếm 42,16%; 55/63 thôn có Gươl truyền thống, đạt 87,3%; 7/10 xã có Gươl xã.
- 02/10 xã được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới, đạt 20%.
[Báo cáo chính trị Đại hội đảng bộ huyện lần thứ XVIII nhiệm kỳ 2020-2025]
2.1.3. Về tình hình phát triển Giáo dục và Đào Tạo huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam
Ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Tây Giang trong những năm gần đây luôn nhận được sự quan tâm và chỉ đạo sâu sát của Sở giáo dục và Đào tạo, của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, nhất là sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên của Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện và sự phối hợp của các ban, ngành, các tổ chức đoàn thể có liên quan. Nhiều chủ trương, chính sách được ban hành và thực hiện kịp thời. Đặc biệt, Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng ( khóa XI) về “đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” đã tạo điều kiện thuận lợi, thúc đẩy sự phát triển giáo dục của huyện những năm gần đây. Có thể khái quát như sau:
Bảng 2.1. Hệ thống giáo dục trên địa bàn huyện Tây Giang
2015-2016 2016-2017 2017-2018 2018-2019 2019-2020 Giáo dục Mầm non Số trường (trường) 07 07 07 07 07 Số lớp (lớp) 65 68 70 71 74 Số học sinh (người) 1057 1112 1214 1439 1415 Giáo dục Tiểu học
2015-2016 2016-2017 2017-2018 2018-2019 2019-2020 PTDTBT TH&THCS) PTDTBT TH&THCS) PTDTBT TH&THCS) PTDTBT TH&THCS) Số lớp (lớp) 125 125 126 120 112 Số học sinh (người) 1971 1885 1889 1459 2009 Giáo dục THCS Số trường (trường) 06 (2 trường PTDTBT TH&THCS) 06 (2 trường PTDTBT TH&THCS) 06 (1trường PTDTBT TH&THCS) 06 (1trường PTDTBT TH&THCS) 04 Số lớp (lớp) 45 45 53 45 42 Số học sinh (người) 1224 1237 1518 1484 1495
(Nguồn: Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tây Giang, số liệu đến tháng 3/2020)
Về cấp THCS, Năm học 2019 - 2020, toàn huyện có 04 trường trung học cơ sở, trong đó có 03 trường PTDTBT THCS và 01 trường PTDTNT THCS, các trường PTDTBT THCS nằm ở trung tâm cụm các xã đáp ứng cơ bản yêu cầu học tập của con em. Tổng số cán bộ công chức, viên chức toàn ngành: 523 người (cán bộ quản lý: 54 người, nhân viên 103 người; giáo viên Mẫu giáo: 92 người; giáo viên tiểu học: 174 người; giáo viên trung học cơ sở; 92 người; cán bộ công chức phòng GD&ĐT: 8 người).
Bảng 2.2. Thống kê số lượng cán bộ, giáo viên nhân viên huyện Tây Giang
Bậc học CBQL Giáo viên
Trình độ đào tạo
Nhân viên Đạt chuẩn Trên chuẩn
SL TL% SL TL Mầm non 16 92 24 26,1 68 73,9 31 Biên chế 16 89 4 15,7 75 84,3 6 Hợp đồng 3 100 25 Tiểu học 25 174 29 16,7 145 83,3 42 Biên chế 25 172 21 12,2 151 87,8 12 Hợp đồng 2 1 50 1 50 THCS 13 92 11 12 81 88 30 Biên chế 13 90 11 12,3 79 87,7 14 Hợp đồng 2 2 100 16 Tổng cộng 54 358 64 17,9 294 82,1 103 Biên chế 54 351 60 17,1 291 82,9 32 Hợp đồng 7 4 57,1 3 42,9 71
Biều đồ 2.1. Số lượng cán bộ, giáo viên nhân viên huyện Tây Giang
Phương tiện, thiết bị dạy học, đặc biệt là các thiết bị dạy học hiện đại cũng được đầu tư để đáp ứng yêu cầu dạy học theo chương trình và sách giáo khoa mới. Đến nay, 100% các trường THCS trên địa bàn huyện được trang bị máy vi tính phục vụ cho công tác quản lý và dạy - học; có 100% trường được trang bị Tivi màn hình lớn phục vụ công tác day-học; có 71,4% trường Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở có máy tính kết nối với mạng Internet phục vụ truy cập và xử lý thông tin hằng ngày, hiện nay còn lại 6 đơn vị trường vùng cao chưa có hệ thống cáp quang nên chưa áp dụng rộng rãi mạng Internet vào trong giảng dạy, nhưng các trường điều sử dụng hệ thống 3G trong quản lý và dạy học.
Đến đầu năm học 2019-2020 các trường THCS toàn huyện không có trường nào có thư viện đạt chuẩn theo Quyết định số 01/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 02 tháng 01 năm 2003 của Bộ GD&ĐT về việc ban hành quy định tiêu chuẩn trường phổ thông, hiện nay 02 trường đã thực hiện hồ sơ thẩm định công nhận thư viện đạt chuẩn và chỉ có 02 trường có phòng bộ môn đạt chuẩn theo Quyết định số 37/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 16 tháng 7 năm 2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy định về phòng bộ môn, nhưng chưa đảm bảo theo quy định.
2.1.4. Về giáo dục THCS huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam
Giáo dục THCS huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Namtrong những năm qua đã có sự chuyển biến tích cực về quy mô, số lượng và chất lượng. Được sự chỉ đạo và hướng dẫn về chuyên môn cấp THCS của Sở GDĐT và sự quan tâm sâu sắc của Huyện ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện có ý nghĩa quan trọng trong việc hoàn thành nhiệm vụ, kế hoạch và chất lượng hiệu quả giáo dục THCS năm học 2018-2019. Số lượng cán bộ, giáo viên, nhân viên đảm bảo theo định mức biên chế
của Bộ GDĐT; trình độ đào tạo của cán bộ giáo viên đa số đạt chuẩn và trên chuẩn. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trẻ, nhiệt tình trong công tác, yêu nghề, mến trẻ, chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Hầu hết học sinh thực hiện tốt nội quy học sinh, các quy định của lớp, của trường, đa số học sinh có tinh thần học tập cao, tự giác trong các hoạt động cá nhân, đoàn kết, tương thân, tương ái giúp đỡ nhau trong học tập. Thực hiện đảm bảo nội dung chương trình và sách giáo khoa, đảm bảo chuẩn kiến thức kỹ năng và nội dung giảm tải của Bộ GDĐT.Các trường THCS chủ động xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục định hướng phát triển năng lực cho học sinh phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, địa phương và năng lực học tập của học sinh.Chất lượng của các Hội thi cấp huyện và cấp tỉnh trong năm học được nâng cao.
Bảng 2.3. Thống kê chất lượng học lực học sinh trung học cơ sở huyệnTây Giang qua các năm
Năm học TSHS
Học lực
Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém
SL TL % SL TL % SL TL % SL TL % SL TL %
2015-2016 1156 49 4.2 325 28.1 700 60.6 55 4.8 27 2.3
2016-2017 1512 106 7.0 512 33.9 863 57.1 16 1.1 15 1.0
2017-2018 1489 81 5% 500 34% 834 56% 60 4% 14 1.0
2018-2019 1438 54 3.8 445 30.9 903 62.8 26 1.8 10 0.7
(Nguồn từ Phòng GD&ĐT huyện Tây Giang)
Biều đồ 2.2. Chất lượng học lực học sinh trung học cơ sở huyện Tây Giang qua các năm
Bảng 2.4. Thống kê chất lượng hạnh kiểm học sinh trung học cơ sở qua các năm Năm học TSHS Hạnh kiểm Tốt Khá Trung bình Yếu SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% 2015-2016 1156 974 84.3 156 13.5 26 2.2 0 0.0 2016-2017 1512 1360 89.9 130 8.6 20 1.3 2 0.1 2017-2018 1489 1289 86.6 163 10.9 34 2.2 3 0.2 2018-2019 1438 1249 86.9 164 11.4 24 1.7 1 0.1
(Nguồn từ Phòng GD&ĐT huyện Tây Giang)
2.2. Khái quát quá trình khảo sát thực trạng
2.2.1. Mục đích khảo sát
Chúng tôi tiến hành khảo sát thực trạng hoạt động GDMT và thực trạng quản lý hoạt động GDMT ở các trường THCS huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam để từ đó làm cơ sở, căn cứ đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động GDMT cho học sinh ở các trường THCS huyện Tây Giang hiện nay.
2.2.2. Nội dung khảo sát
- Thực trạng hoạt động GDMT ở các trường THCS huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam.
- Thực trạng quản lý hoạt động GDMT ở các trường THCS huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam.
2.2.3. Phương pháp khảo sát
Khảo sát bằng phiếu hỏi và kết hợp với phương pháp phỏng vấn. Nội dung các câu hỏi trên phiếu khảo sát đối với các khách thể được đảm bảo tính logic và phù hợp với mục đích nghiên cứu nhằm thu thập thông tin khách quan của người được hỏi mà không phải tạo ra áp lực nào. Việc các đối tượng trả lời khác nhau, đôi khi ngược nhau cũng đem lại những thông tin ý nghĩa.
2.2.4. Đối tượng, địa bàn, thời gian khảo sát
Thời gian tiến hành khảo sát từ tháng 5/2020 đến tháng 6/2020. Đối tượng khảo sát: Cán bộ quản lí, giáo viên và học sinh.
Địa bàn khảo sát: 04 trường THCS huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam.
Khảo sát ý kiến của 302 người, bao gồm CBQL: 12 người (04 hiệu trưởng và 08 phó hiệu trưởng); đội ngũ GV: 90 người và học sinh: 200 người tại 04 trường THCS.
STT ĐƠN VỊ CBQL GV HS TỔNG
01 Trường PTDTBT THCS Nguyễn
BáNgọc Ngọc
3 23 50 126
02 Trường PTDTBT THCS Nguyễn Văn
Trỗi
3 23 50 126
03 Trường PTDTBT THCS Lý Tự Trọng 3 21 50 124
04 Trường PTDTNT THCS Tây Giang 3 23 50 126
Tổng cộng 12 90 200 302
2.2.5. Xử lý số liệu
Tiến hành thu thập phiếu khảo sát và xử lý số liệu bằng thống kê toán học. Ngoài ra, chúng tôi cũng đã tiến hành thu thập thông tin thông qua các sản phẩm hoạt động quản lý của hiệu trưởng 04 trường THCS được trưng cầu ý kiến như: Chương trình, kế hoạch, báo cáo tổng kết, sơ kết từng thời điểm; các báo cáo chuyên đề; hệ thống các loại hồ sơ sổ sách quản lý của hiệu trưởng,… Việc trao đổi với các chuyên gia, CBQL trường THCS, GV, cộng với kinh nghiệm quản lý hoạt động GDMT trong thời gian qua đã giúp chúng tôi có cơ sở để đánh giá khái quát thực trạng quản lý hoạt động GDMT.
2.3. Thực trạng hoạt động GDMT ở các trường THCS huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam tỉnh Quảng Nam
Để phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động GDMT tại các trường THCS trên địa bàn huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam, chúng tôi đã thu thập ý kiến của 400 HS và 102 CBQL, GV ở 04 trường THCS trên địa bàn huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam.
2.3.1. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh ở các trường THCS huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam về hoạt động giáo dục môi trường THCS huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam về hoạt động giáo dục môi trường
Nhận thức là hoạt động có ý thức của con người, là nguồn gốc của mọi hành vi trong cuộc sống. Vì vậy, trong công tác GDMT, đội ngũ CBQL, GV nhận thức đúng đắn sẽ có thái độ tích cực trong việc tổ chức các hoạt động GDMT, giúp cho HS có hành vi tích cực trong việc tham gia các hoạt động BVMT. Do đó, chúng tôi đã tiến