9. Cấu trúc luận văn
2.3. Thực trạng hoạt động GDMT ở các trường THCShuyện Tây Giang, tỉnh Quảng
2.3.1. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và học sin hở các trường THCS
Nhận thức là hoạt động có ý thức của con người, là nguồn gốc của mọi hành vi trong cuộc sống. Vì vậy, trong công tác GDMT, đội ngũ CBQL, GV nhận thức đúng đắn sẽ có thái độ tích cực trong việc tổ chức các hoạt động GDMT, giúp cho HS có hành vi tích cực trong việc tham gia các hoạt động BVMT. Do đó, chúng tôi đã tiến hành tìm hiểu nhận thức của đội ngũ CBQL, GV và HS các trường THCS trên địa bàn huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam về vấn đề môi trường và BVMT.
Mức độ nhận thức về vai trò của hoạt động GDMT ở các trường THCS mà chúng tôi tiến hành khảo sát được thể hiện ở bảng 2.6.
Bảng 2.6. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh ở các trường THCS huyện Tây Giang về vai trò của hoạt động giáo dục môi trường
Mức độ nhận thức Số ý kiến Tỷ lệ % Số ý kiến Tỷ lệ % Rất cần thiết 55 53,9 129 64,5 Cần thiết 40 39,2 41 20,5 Bình thường 5 4,9 19 9,5 Ít cần thiết 2 2 7 3,5 Không cần thiết 0 0 4 2
Biểu đồ 2.3. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh ở các trường THCS huyện Tây Giang về vai trò của hoạt động giáo dục môi trường
Kết quả khảo sát được tổng hợp ở bảng 2.6 cho thấy, đa số CBQL, GV và học sinh có nhận thức đúng về vai trò của hoạt động GDMT ở các trường THCS. Tuy nhiên, vẫn còn 4,9% CBQL, GV cho rằng hoạt động GDMT ở các trường THCS hiện nay là bình thường và 2% cho là ít cần thiết. Song song đó vẫn còn 3,5% và 2% HS cho rằng vấn đề này là ít cần thiết hoặc không cần thiết và 9,5% cho là bình thường.
Từ kết quả trên, để đẩy mạnh hoạt động GDMT ở các trường THCS, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến nhằm nâng cao nhận thức của CBQL, GV và HS về vai trò của hoạt động GDMT ở các trường THCS.
Bảng 2.7. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh ở các trường THCS huyện Tây Giang về tác dụng của hoạt động GDMT
Đối tượng Tác dụng CBQL và GV HS Số ý kiến Tỷ lệ % Số ý kiến Tỷ lệ % Trang bị cho học sinh kiến thức về môi trường, ý thức
Rèn luyện cho học sinh thói quen, hình thành thái độ
tích cực đối với môi trường 79 77,4 88 44
Vận dụng lý thuyết vào thực tiễn, gắn việc học với thực
hành 22 21,6 53 26,5
Góp phần giáo dục toàn diện nhân cách cho học sinh 45 44,1 58 29
Không thiết thực, tốn kém và ảnh hưởng việc học tập
của học sinh 7 6,9 26 13
Các ý kiến khác (Xin ghi rõ) : ... 0 0 0 0 Kết quả khảo sát ở bảng 2.7 cho thấy:
Về tác dụng của GDMT, chúng tôi nhận thấy rằng, hầu hết CBQL và HS đều cho rằng hoạt động GDMTcó tác dụng tích cực trong việc hoàn thiện tri thức, hình thành thói quen tốt và góp phần giáo dục toàn diện nhân cách cho học sinh.
Tuy nhiên, còn 6,9% CBQL, GV và 13% ý kiến của HS chưa nhận thức đầy đủ tác dụng của hoạt động GDMT đối với học sinh THCS trên địa bàn huyện Tây Giang và cho rằng hoạt động GDMT là “không thiết thực, tốn kém và ảnh hưởng việc học tập của học sinh”. Đây là tỉ lệ không quá lớn nhưng vẫn cho chúng ta thấy nhận thức chưa tốt về hoạt động GDMT ở các trường THCS, lãnh đạo các cấp cần quan tâm nhiều hơn nữa để nâng cao nhận thức cho GV và học sinh về lĩnh vực này.