Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh và các lực

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh ở các trường thcs huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 74 - 77)

9. Cấu trúc luận văn

3.2. Các biện pháp quản lý hoạt độnggiáo dục môi trường cho học sin hở các trường

3.2.1. Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh và các lực

lượng xã hội về tầm quan trọng của công tác giáo dục môi trường và quản lý công tác giáo dục môi trường

a. Mục tiêu, ý nghĩa của biện pháp

Mọi hoạt động của con người đều khởi nguồn từ nhận thức bên trong. Nhận thức là nền tảng của thái độ và hành vi của con người, nó có ý nghĩa to lớn đến sự thành công hay thất bại của một công việc. Do vậy, việc nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh và các lực lượng giáo dục có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình giáo dục môi trường cho học sinh ở các trường THCS và Hiệu trưởng các trường trên địa bàn huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam phải coi đây là công tác quan trọng đầu tiên cần phải tiến hành.

Biện pháp này nhằm làm cho các thành viên trong nhà trường, tùy theo vị trí việc làm được giao, có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc giáo dục môi trường cho học sinh trong giai đoạn hiện nay, để họ có ý thức trách nhiệm cao hơn. Từ đó, giúp cho các cán bộ quản lý, giáo viên, các lực lượng giáo dục trong nhà trường có sự quan tâm đầu tư cho giảng dạy và các hoạt động giáo dục nhằm nâng cao chất lượng công tác giáo dục môi trường cho học sinh. Mặt khác, giúp cho học sinh ý thức tự giác về bảo vệ môi trường.

b. Nội dung biện pháp

Trong nhiệm vụ năm học, ngoài chỉ tiêu, biện pháp giáo dục đạo đức, học tập, cần chú trọng đến hoạt động GDMT mà Hiệu trưởng phải là người đầu tiên có ý thức trách nhiệm và trực tiếp chỉ đạo hoạt động này. Thông qua Hội nghị công chức viên chức, Hội nghị cha mẹ học sinh, Hội nghị Công đoàn, Đại hội đoàn trường hàng năm quán triệt cho cán bộ, giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh và các tổ chức đoàn thể nhận thức đúng đắn về hoạt động giáo dục môi trường.

* Đối với cán bộ, giáo viên và các thành viên trong hội đồng giáo dục

Giáo viên và các thành viên trong hội đồng giáo dục là những thành viên trong hệ thống chỉ đạo, tổ chức thực hiện giáo dục môi trường trong nhà trường.Khi có nhận thức đúng, sẽ có thái độ đúng và nỗ lực hết mình trong công tác.Với vị trí, vai

trò và trách nhiệm của mình trong đơn vị, trong những điều kiện cụ thể, họ sẽ tìm ra những biện pháp có hiệu quả nhất để hướng dẫn, quản lý công tác giáo dục môi trường cho cho học sinh. Muốn vậy, người Hiệu trưởng cần phải:

Định kỳ phổ biến và tổ chức học tập Nghị quyết, văn bản, chỉ thị của Đảng, Chính phủ, Bộ GDĐT và hướng dẫn của Sở GDĐT về hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh trong thời kỳ CNH-HĐH đất nước. Từ đó, làm cho mọi người quán triệt và thấm nhuần chủ trương, mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung của hoạt động giáo dục môi trường; nhận thức được vai trò của giáo dục môi trường đối với sự phát triển của đất nước trong thời kỳ CNH-HĐH đất nước.

Tổ chức hội nghị, tọa đàm chuyên đề về giáo dục môi trường, thực hiện việc lồng ghép các nội dung giáo dục môi trường vào bộ môn một cách thích hợp, khéo léo và hiệu quả; đổi mới phương pháp dạy học, tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Trên cơ sở đó, giáo viên nhận thức được vị trí, nhiệm vụ và quyền hạn của mình khi thực hiện nhiệm vụ giáo dục môi trường.

Làm cho đội ngũ giáo viên chủ nhiệm thấy được trách nhiệm của họ trong việc theo dõi quá trình học tập của học sinh, hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động trãi nghiệm sáng tạo của học sinh, trong đó luôn chú ý đến các hoạt động: Vệ sinh trường lớp, tiết kiệm điện nước, bảo vệ cây xanh, không vứt rác, khạc nhổ bừa bãi, bảo vệ tài sản của nhà trường, không hút thuốc lá,… Từ đó, đội ngũ giáo viên chủ nhiệm có thái độ đúng đắn, giúp đỡ, đôn đốc học sinh thực hiện tốt bảo vệ môi trường.

* Đối với học sinh

Thông qua hoạt động giao dục chính khóa, nhà trường cần phải có kế hoạch theo dõi sự tiến bộ về học tập cũng như quản lý tốt hoạt động của học sinh về GDMT. Để từ đó HS thấy được vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của giáo dục môi trường ở trường THCS đối với sự phát triển toàn diện nhân cách của học sinh.

Nhà trường có kế hoạch tổ chức các buổi tọa đàm, thảo luận, chuyên đề, các chương trình “Đó vui để học”, “Rung chuông vàng”, thi vẽ, sáng tác về môi trường và bảo vệ môi trường; Hội thi tái chế, tái sử dụng vật liệu để cung cấp tri thức cần thiết; đồng thời tạo điều kiện trao đổi giữa các HS để nâng cao nhận thức, thái độ, kỹ năng, hành động bảo vệ môi trường.

Nhà trường cần xây dựng các tiêu chí thi đua giữ gìn vệ sinh môi trường, lớp học, bảo vệ cây xanh, cấm hút thuốc lá, không khạc nhổ, vứt rác bừa bãi,… và được phổ biến đến học sinh một cách có chủ đích, từ đó giúp HS nâng cao nhận thúc về giáo dục môi trường.

* Đối với cha mẹ học sinh

Gia đình có vai trò quan trọng trong việc giáo dục học sinh về bảo vệ môi trường. Thông qua các hội nghị cha mẹ học sinh toàn trường và từng lớp, nhà trường

cần phải phổ biến vị trí, vai trò và nhiệm vụ công tác giáo dục môi trường ở khuôn trong và ngoài khuôn viên nhà trường để cha mẹ học sinh có nhận thức đúng đắn về quá trình giáo dục môi trường. Nhà trường có kế hoạch chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm lớp trao đổi thông tin hai chiều với cha mẹ học sinh về nhận thức thái độ, hành động bảo vệ môi trường của các em khi sinh hoạt tại gia đình cũng như học tập tại trường. Sự phối kết hợp nêu trên sẽ giúp nâng cao nhận thức của học sinh.

* Đối với cộng đồng dân cư và các tổ chức đoàn thể xã hội

Nhà trường cần có chỉ đạo trong việc học sinh tham gia những hoạt động vệ sinh môi trường: Ngày thứ bảy tình nguyện, ngày chủ nhật xanh,… do Đoàn Thanh niên, Đội Thiếu niên, Hội phụ nữ hoặc cộng đồng dân cư làng, thôn bản tổ chức nhằm mục đích phát động mọi người, mọi nhà giữ gìn và bảo vệ môi trường trong sạch. Ngoài ra, Nhà trường cũng cần phối hợp với cộng đồng dân cư xung quanh trường trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường.Qua những hoạt động trên, giúp cho học sinh có nhận thứctốt về việc bảo vệ môi trường.

c. Tổ chức thực hiện biện pháp

Nâng cao nhận thức không phải một mục đích đơn lẻ của biện pháp quản lý. Nó phải được chú ý thường trực trong mọi biện pháp quản lý hoạt động giáo dục môi trường. Vì vậy, cách đầu tiên đối với các trường THCS huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam đó là: trong mọi hoạt động quản lý, đều phải chú ý nâng cao nhận thức cho đội ngũ, cho các lực lượng xã hội về công tác giáo dục nói chung, trong đó có hoạt động giáo dục môi trường.

Trên cơ sở nghiên cứu, tìm kiếm, tập hợp các tài liệu, văn bản liên quan về chủ trương, chính sách, văn bản chỉ đạo và thực trạng quản lý hoạt động giáo dục môi trường tại các trường THCS trên địa bàn huyện, các trường THCS cần tự bồi dưỡng cho mình và bồi dưỡng cho đội ngũ những nội dung cơ bản có liên quan đến quản lý hoạt động giáo dục môi trường. Công việc này có thể thông qua các cuộc họp, sinh hoạt, học tập, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ của ngành.Cũng có thể giới thiệu, sao chụp tài liệu trên cơ sở lựa chọn, định hướng đến đối tượng để họ có thể tự nghiên cứu.

Ngoài ra, các trường THCS cần phải định hướng các đối tượng vào phương tiện truyền thông đại chúng: nghe đài, xem báo, đọc sách, truy cập internet,… là sự nhận thức tự giác, hiệu quả nhất. Các phương tiện thông tin của trường như phát thanh, bản tin, thông báo,… đều có thể vận dụng một cách khéo léo cho việc nâng cao nhận thức này. Có thể đưa nội dung hoạt động giáo dục môi trường và hiệu quả bảo vệ môi trường vào các tiêu chí thi đua.

Thông qua công tác tuyên truyền, thông tin, thông báo thường xuyên trên các bản tin của nhà trường, các buổi tọa đàm, hội nghị,… do nhà trường tổ chức nhằm tác

động đến đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh và các lực lượng xã hội ngay từ đầu mỗi năm học về việc tham gia hoạt động giáo dục môi trường.

Cần có hình thức tổ chức phù hợp sinh hoạt chuyên đề, hội nghị với chủ đề: “Hoạt động giáo dục môi trường hiện nay và quản lý hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh ở các trường THCS huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam” với sự tham gia của cán bộ quản lý, giáo viên nhằm nêu lên những thuận lợi, khó khăn, của cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh ở các trường THCS khi tham gia giáo dục môi trường và bảo vệ môi trường.

Đối với học sinh, thông qua các buổi hoạt động ngoài giờ lên lớp ở từng khối lớp; các buổi tọa đàm, sinh hoạt theo chủ đề, chủ điểm của chi đoàn thảo luận chuyên đề, khuyến khích các em tự bộc bộ, tự tranh luận. Nên gắn nó với những vấn đề thời sự, tính nóng hổi, cấp thiết của trường, của địa phương, tránh lý luận và xa rời thực tế, cần đi vào tâm tư nguyện vọng của học sinh về vấn đề môi trường hiện nay.

Đối với các lực lượng ngoài nhà trường, cần tích cực tuyên truyền thông qua các hoạt động mà nhà trường mời họ tham gia, hợp tác, hỗ trợ ở mức độ, phạm vi cho phép; luôn tạo cơ hội và để cho họ thể hiện ý thức trách nhiệm, tự giác đóng góp nhân lực, tài lực và cơ sở vật chất nhất định vào các hoạt động này. Bên cạnh đó, các trường THCS cần tranh thủ tại các cuộc họp giao ban, hội nghị,… của các ban, ngành, đoàn thể địa phương để lồng vào việc thống nhất nhận thức, lôi cuốn các lực lượng, các đối tượng vào mục tiêu chung.

Năng lực quản lý của CBQL trong việc nâng cao nhận thức chính là biến các đối tượng tiến đến sự tự ý thức của bản thân về nhiệm vụ giáo dục môi trường trong nhà trường. Mọi cách thức tiến hành sẽ thiếu hiệu quả nếu không hình thành được khả năng này cho các đối tượng, trong đó, đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên phải là một trong những người tự ý thức cao nhất.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh ở các trường thcs huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)