9. Cấu trúc luận văn
1.3. Lý luận về hoạt động GDMT ở trường THCS
1.3.5. Nội dung GDMT ở trường THCS
Chương trình GDMT được dạy lồng ghép ở các môn học, sự lồng ghép được thể hiện qua từng đơn vị kiến thức bài học của các môn học thực hiện theo tinh thần Công văn số 3857/BGDĐT-GDTrH ngày 11/5/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạovề việc tích hợp nội dung GDBVMT các môn học cấp THCS và THPT. Riêng cấp THCS, các môn học: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân, Vật lý, Sinh học, Công nghệ.
Chương trình giáo dục BVMT ở cấp THCS, số bài, số chủ điểm có tính tương đối; giáo viên từng bộ môn lồng ghép tích hợp qua bài học có thể nhiều hơn.
Ngoài ra, ở các môn như: Tin học, Thể dục… có thể tích hợp lồng ghép tùy theo kiến thức bài học.
Nội dung GDMT đã được UNEP (1995) nhấn mạnh gồm 5 đặc điểm:
+ Có tính liên ngành rộng, do GDMT phải xem xét môi trường như một tổng thể hợp thành bởi nhiều thành phần. Thiên nhiên và hệ sinh thái của nó: kinh tế, công nghệ, dân số, văn hóa, xã hội.
+ Nhấn mạnh nhận thức về giá trị nhân cách, đạo đức, trong thái độ ứng xử và hành động trước các vấn đề môi trường.
hành, phương pháp phân tích và đánh giá để họ có thể hành động độc lập, cùng cộng đồng phòng ngừa xử lý các vấn đề môi trường một cách có hiệu quả.
+ Phải đề cập đến các vấn đề môi trường và phát triển bền vững của địa phương, vùng, quốc gia, khu vực và quốc tế.
+ Phải xem xét các vấn đề môi trường hiện nay và quan hệ với các vấn đề môi trường tương lai.
- Các nội dung nêu trên được truyền đạt cho người học 7 loại hoạt động giáo dục sau đây trong quá trình GDMT.
+ Huy động kinh nghiệm của đối tượng giáo dục, tức là khai thác những kinh nghiệm sống thực tế phong phú và làm việc của bản thân.
+ Không ngừng nâng cao nhận thức về môi trường, làm cho người học hiểu rõ bản chất, tầm quan trọng của các vấn đề môi trường và trách nhiệm của họ đối với các vấn đề này.
+ Xem xét thái độ và quan niệm về giá trị, tức là xem xét tính đúng đắn và sự phù hợp của thái độ và quan niệm của người học về vấn đề môi trường.
+ Xây dựng ý thức, trách nhiệm, nghĩa là thái độ và quan niệm về giá trị phải được thể hiện thành ý thức trách nhiệm, cam kết của người học đối với các vấn đề môi trường cụ thể mà người học gặp phải trong quá trình học tập.
+ Tăng cường hiểu biết về các vấn đề môi trường, cần xử lý cũng như cần phòng ngừa và khả năng khoa học, công nghệ, quản lý để thực hiện các việc này.
+ Cung cấp các kỹ năng: đó là những kỹ năng cụ thể để quan sát, phân tích, quyết định, hành động và tổ chức hành động.
+ Khuyến khích hành động: các nội dung nêu trên cần được thể hiện trong thực tế thành hành động cụ thể của người học.
- Đối với trường THCS, nội dung GDMT được lồng nghép trong giảng dạy các môn học, các hoạt động ngoài giờ lên lớp.