Khái quát quá trình khảo sát thực trạng

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh ở các trường thcs huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 51 - 52)

9. Cấu trúc luận văn

2.2. Khái quát quá trình khảo sát thực trạng

2.2.1. Mục đích khảo sát

Chúng tôi tiến hành khảo sát thực trạng hoạt động GDMT và thực trạng quản lý hoạt động GDMT ở các trường THCS huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam để từ đó làm cơ sở, căn cứ đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động GDMT cho học sinh ở các trường THCS huyện Tây Giang hiện nay.

2.2.2. Nội dung khảo sát

- Thực trạng hoạt động GDMT ở các trường THCS huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam.

- Thực trạng quản lý hoạt động GDMT ở các trường THCS huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam.

2.2.3. Phương pháp khảo sát

Khảo sát bằng phiếu hỏi và kết hợp với phương pháp phỏng vấn. Nội dung các câu hỏi trên phiếu khảo sát đối với các khách thể được đảm bảo tính logic và phù hợp với mục đích nghiên cứu nhằm thu thập thông tin khách quan của người được hỏi mà không phải tạo ra áp lực nào. Việc các đối tượng trả lời khác nhau, đôi khi ngược nhau cũng đem lại những thông tin ý nghĩa.

2.2.4. Đối tượng, địa bàn, thời gian khảo sát

Thời gian tiến hành khảo sát từ tháng 5/2020 đến tháng 6/2020. Đối tượng khảo sát: Cán bộ quản lí, giáo viên và học sinh.

Địa bàn khảo sát: 04 trường THCS huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam.

Khảo sát ý kiến của 302 người, bao gồm CBQL: 12 người (04 hiệu trưởng và 08 phó hiệu trưởng); đội ngũ GV: 90 người và học sinh: 200 người tại 04 trường THCS.

STT ĐƠN VỊ CBQL GV HS TỔNG

01 Trường PTDTBT THCS Nguyễn

BáNgọc Ngọc

3 23 50 126

02 Trường PTDTBT THCS Nguyễn Văn

Trỗi

3 23 50 126

03 Trường PTDTBT THCS Lý Tự Trọng 3 21 50 124

04 Trường PTDTNT THCS Tây Giang 3 23 50 126

Tổng cộng 12 90 200 302

2.2.5. Xử lý số liệu

Tiến hành thu thập phiếu khảo sát và xử lý số liệu bằng thống kê toán học. Ngoài ra, chúng tôi cũng đã tiến hành thu thập thông tin thông qua các sản phẩm hoạt động quản lý của hiệu trưởng 04 trường THCS được trưng cầu ý kiến như: Chương trình, kế hoạch, báo cáo tổng kết, sơ kết từng thời điểm; các báo cáo chuyên đề; hệ thống các loại hồ sơ sổ sách quản lý của hiệu trưởng,… Việc trao đổi với các chuyên gia, CBQL trường THCS, GV, cộng với kinh nghiệm quản lý hoạt động GDMT trong thời gian qua đã giúp chúng tôi có cơ sở để đánh giá khái quát thực trạng quản lý hoạt động GDMT.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh ở các trường thcs huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)