Thực trạng tổ chức thực hiện hoạt độnggiáo dục môi trường của Hiệu

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh ở các trường thcs huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 63 - 65)

9. Cấu trúc luận văn

2.4. Thực trạng quản lý hoạt độnggiáo dục môi trường ở các trường THCShuyện

2.4.2. Thực trạng tổ chức thực hiện hoạt độnggiáo dục môi trường của Hiệu

Hoạt động GDMT là một nhiệm vụ trong công tác hàng năm của nhà trường, sau khi có Nghị quyết của nhà trường về kế hoạch năm học, Hiệu trưởng phân công nhiệm vụ cho các Phó hiệu trưởng, trong đó, một Phó hiệu trưởng phụ trách công tác CSVC, hành chính và các hoạt động NGLL có nhiệm vụ cụ thể hóa và triển khai thực hiện kế hoạch GDMT dưới sự tham mưu của Ban văn thể mỹ, sự phối hợp của các đoàn thể trong nhà trường thực hiện theo kế hoạch hoạt động GDMT đã đề ra.

Kết quả khảo sát về công tác tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch GDMT ở các trường THCS huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Namđược thể hiện ở bảng 2.18.

Bảng 2.18. Thực trạng tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch giáo dục môi trường của Hiệu trưởng các trường THCS huyện Tây Giang

Đối tượng Hiệu quả

CBQL và GV

Số ý kiến Tỷ lệ %

Về công tác triển khai thực hiện kế hoạch GDMT

Rất kịp thời 13 12,7

Kịp thời 37 36,3

Tương đối kịp thời 35 34,3

Chậm 17 16,7

Quá chậm 0 0

Về hình thức triển khai thực hiện kế hoạch

Theo kế hoạch của năm/quý/tháng 46 45,1

Họp – Thông báo 29 28,4

Họp – Xây dựng kế hoạch – Thông báo 5 4,9

Kết hợp các hình thức trên 20 19,6

Về việc phối hợp các lực lượng quản lý trong nhà trường

Rất tốt 9 8,8

Tốt 20 19,6

Khá tốt 45 44,1

Bình thường 24 23,5

Không có sự phối hợp 4 3,9

Kết quả khảo sát tại bảng 2.18 cho thấy:

Về công tác triển khai thực hiện kế hoạch GDMT, các ý kiến khảo sát của CBQL, GV cho là kịp thời (36,3%) và tương đối kịp thời (34,3%); Tuy nhiên, vẫn còn 16,7% ý kiến của CBQL, GV cho là việc triển khai còn chậm và chỉ có 12,7% ý kiến cho rằng rất kịp thời.

Về hình thức triển khai thực hiện GDMT ở các trường THCS huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam, có 45,1% ý kiến khảo sát cho là triển khai theo kế hoạch năm/quý/tháng, hình thức họp – thông báo chiếm 28,4% và hình thức họp – xây dựng kế hoạch – thông báo (4,9%), ra quyết định (2%), 19,6% ý kiến cho là có kết hợp các hình thức trên.

Về phối hợp các lực lượng quản lý trong các trường THCShuyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam, đa số ý kiến của CBQL, GV cho rằng các lực lượng quản lý trong nhà trường chỉ phối hợp mức độ khá tốt (44,1%), tốt (19,6%), mức bình thường (23,5%) và 8,8% ý kiến cho rằng sự phối hợp đạt mức độ rất tốt; 3,9% ý kiến của CBQL, GV cho rằng các lực lượng quản lý trong nhà trường không có sự phối hợp về công tác GDMT. Từ thực trạng trên cho thấy, chưa có sự phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ giữa các lực lượng quản lý trong các trường THCS huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam.

Theo chúng tôi, việc chậm trễ trong việc xây dựng kế hoạch, chưa vận dụng và kết hợp tốt các hình thức triển khai thực hiện kế hoạch, chưa quản lý điều phối nhịp nhàng các lực lượng QL trong nhà trường là nguyên nhân dẫn đến sự phối hợp giữa các lực lượng chưa tốt, kém hiệu quả. Sự phối hợp tốt giữa các lực lượng QL trong nhà trường là một nhân tố tạo nên hiệu quả của công tác GDMT. Vì vậy, cần tăng cường các biện pháp QL hoạt động GDMT một cách kịp thời, tổ chức các hình thức triển khai hợp lý và phù hợp với điều kiện của nhà trường, tăng cường phối hợp đồng bộ các lực lượng QL để tổ chức thực hiện tốt hoạt động GDMT ở các trường THCS huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam.

2.4.3. Thực trạng việc giám sát, chỉ đạo hoạt động giáo dục môi trường của Hiệu trưởng ở các trường THCS huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh ở các trường thcs huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)