Khảo nghiệm nhận thức về tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh ở các trường thcs huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 88 - 130)

9. Cấu trúc luận văn

3.4. Khảo nghiệm nhận thức về tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp

Các biện pháp mà chúng tôi đưa ra là một quá trình nghiên cứu, tổng kết, rút kinh nghiệm từ những trường làm tốt về hoạt động giáo dục môi trường; kết hợp với sự phân tích, khảo sát thực trạng quản lý của nhà trường đối với hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam . Chúng tôi đã trưng cầu ý kiến của 98 người gồm: 08 cán bộ quản lý và 90 giáo viên của 04 trường trường trung học cơ sở huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam đã được chọn vào diện khảo sát dưới hình thức thông qua phiếu trưng cầu ý kiến. Bên cạnh đó, chúng tôi sử dụng nhóm phương pháp xử lý số liệu để phân tích, xử lý dữ liệu nghiên cứu về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp. Kết quả thu được thể hiện ở bảng 3.1.

Bảng 3.1. Khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp

Biện phá p Rất cấp Tính cấp thiết Tính khả thi thiết Cấp thiết Ít cấp thiết Không cấp thiết Rất khả

thi Khả thi Ít khả thi Không

khả thi SL TL % SL TL % SL TL % SL TL % SL TL % SL TL % SL TL % SL TL % (1) 62 63,3 21 21,4 15 15,3 0 0 62 63,3 29 29,6 7 7,1 0 0 (2) 63 64,3 25 25,5 7 7,1 3 3,1 45 45,9 33 33,7 17 17,3 3 3,1 (3) 67 68,4 17 17,3 13 13,3 1 1,0 49 50 31 31,6 13 13,3 5 5,1 (4) 55 56,1 35 35,7 8 8,2 0 0 47 48 35 35,7 15 15,3 1 1,0 (5) 79 80,6 15 15,3 4 4,1 0 0 43 43,8 39 39,8 13 13,3 3 3,1 (6) 71 72,4 23 23,5 4 4,1 0 0 33 33,7 31 31,6 29 29,6 5 5,1

(1) Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh và các lực lượng xã hội về tầm quan trọng của công tác giáo dục môi trường và quản lý công tác giáo

dục môi trường;

(2) Kế hoạch hóa hoạt động giáo dục môi trường ở trường THCS;

(3) Đổi mới hình thức tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục môi trường ở trường THCS;

(4) Tăng cường chỉ đạo tổ chức hoạt động giáo dục môi trường ở trường THCS; (5) Đổi mới việc kiểm tra, đánh giá; thi đua, khen thưởng trong hoạt động giáo dục môi trường ở trường THCS;

(6) Nâng cao hiệu quả việc phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường trong hoạt động giáo dục môi trường.

Biểu đồ 3.1. Khảo sát tính cấp thiết của các biện pháp

Biểu đồ 3.2. Khảo sát tính khả thi của các biện pháp

Qua kết quả khảo nghiệm, chúng tôi nhận thấy: Tất cả các biện pháp đều được phần lớn các đối tượng khảo nghiệm cho rằng các biện pháp đề xuất phù hợp, cấp thiết và khả thi đối với giáo dục môi trường và quản lý hoạt động giáo dục môi trường ở các trường THCS huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam trong điều kiện hiện nay. Kết quả khảo nghiệm thể hiện tính cấp thiết và tính khả thi được xác định ở mức độ tương đối cao (rất cần thiết và cần thiết: từ 84,7% đến 95,9%; rất khả thi và khả

thi: từ 65,3% đến 92,9%). Trong đó, biện pháp 5 đổi mới việc kiểm tra, đánh giá; thi đua, khen thưởng trong hoạt động giáo dục môi trường ở trường THCS vàbiện pháp 6 nâng cao hiệu quả việc phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường trong hoạt độnggiáo dục môi trường được cho rằng tính rất cần thiết và cần thiết ở mức cao nhất: 95,9%. Điều này cho thấy hai biện pháp này là sự mong đợi đổi mới trong kiểm tra, đánh giá; thi đua, khen thưởng và mở rộng các lực lượng tham gia để thực hiện tốt hoạt động giáo dục môi trường trong nhà trường hiện nay.

Trong từng biện pháp cụ thể, sự tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi được thể hiện:

- Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh và

các lực lượng xã hội về tầm quan trọng của công tác giáo dục môi trường và quản lý công tác giáo dục môi trường, mức độ rất cần thiết và cần thiết được đánh giá là: 84,7%; mức độ rất khả thi và khả thi là 92,9%. Mức độ đánh giá đạt tỉ lệ cao và có sự đồng nhất về nhận thức của đối tượng khảo sát đối với tính cấp thiết và tính khả thi của biện pháp. Việc thể hiện mức độ đánh giá cao là điều kiện thuận lợi cho việc triển khai thực hiện biện pháp có hiệu quả. Thông qua việc triển khai thực hiện các biện pháp này, chắc chắn nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh về hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh ở các trường THCS huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam sẽ được nâng cao, là cơ sở để phát huy sức mạnh nội lực, phấn đấu khắc phục những khó khăn, trở ngại chủ quan lẫn khách quan, tích cực tham gia hoạt động giáo dục môi trường.

Tuy nhiên, vẫn còn 15,3% ý kiến cho rằng việc nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh và các lực lượng xã hội về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục môi trường và quản lý hoạt động giáo dục môi trường trong giai đoạn hiện nay là ít cần thiết. Do đó, cần quán triệt và quan tâm hơn nữa đối với biện pháp này.

-Biện pháp 2:Kế hoạch hóa hoạt động giáo dục môi trường ở trường THCS, về

tính cần thiết của biện pháp: có 7,1% ý kiến cho rằng biện pháp này là ít cần thiết và

3,1% cho là không cần thiết. Về tính khả thi của biện pháp, có 17,3% ý kiến cho rằng

ít khả thi và 3,1% ý kiến cho là không khả thi. Thực tế cho thấy, việc lập kế hoạch hoạt động giáo dục môi trường ở các trường THCS đòi hỏi người cán bộ quản lý phải có khả năng chuyên môn tốt, am hiểu công tác này.

Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay, kỹ năng xây dựng kế hoạch còn có hạn chế, khả năng xây dựng các hoạt động liên quan đến chủ đề môi trường chưa thành thạo.Hơn thế nữa, cán bộ quản lý, giáo viên chưa quan tâm một cách sâu sắc đến hoạt động giáo dục môi trường, nên việc xây dựng kế hoạch hóa hoạt động giáo dục môi trường còn gặp khó khăn.Điều này góp phần lý giải cho mức độ khả thi của biện pháp.

-Biện pháp 3: Đổi mới hình thức tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục môi trường ở trường THCS, việc cải tiến, đổi mới hình thức tổ chức triển khai là việc cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động GDMT. Vì vậy, về tính rất cấp thiết của biện

pháp có 68,4% ý kiến đồng tình. Tuy nhiên, tính rất khả thi của biện pháp chỉ chiếm

50% ý kiến và 5,1% cho rằng biện pháp không khả thi. Từ thực tế cho thấy, việc cải tiến đòi hỏi cần có thời gian để kiểm nghiệm và thường gặp khó khăn do tâm lý ngại đổi mới, ngại khó của nhiều cá nhân. Vì vậy, để biện pháp đạt được mức khả thi cao khi áp dụng vào thực tiễn, cần có sự đồng tâm nhất trí của tập thể và quyết tâm thực hiện của các nhà quản lý.

-Biện pháp 4: Tăng cường chỉ đạo tổ chức hoạt động giáo dục môi trường ở trường THCS, mức độ rất cần thiết và cần thiết: 91,8%; mức độ rất khả thi và khả thi:

83,7%. Kết quả khảo sát thể hiện công tác chỉ đạo thực hiện của lãnh đạo nhà trường

là kim chỉ nam định hướng cho mọi việc triển khai quá trình quản lý công tác GDMT.

- Biện pháp 5: Đổi mới việc kiểm tra, đánh giá; thi đua, khen thưởng trong hoạt

động giáo dục môi trường ở trường THCS, tính rất cần thiết: 80,6%, cần thiết: 15,3% cho thấy sự quan tâm đổi mới nội dung kiểm tra, đánh giá; thi đua, khen thưởng trong quản lý hoạt động giáo dục môi trường đã được các cán bộ quản lý, giáo viên đặt lên hàng đầu. Thực hiện nghiêm túc công tác kiểm tra, đánh giá tổng kết và khen thưởng kịp thời sẽ tạo niềm tin, niềm phấn chấn cho cán bộ, giáo viên và học sinh, là động lực thúc đẩy hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh ở các trường THCS huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam trong thời gian tới.

Tuy nhiên, mức độ đánh giá tính khả thi của biện pháp (rất khả thi: 43,8%, khả thi: 39,8%, ít khả thi: 13,3%, không khả thi: 3,1%) còn có sự chênh lệch lớn, chưa có sự đồng nhất trong ý kiến của các đối tượng khảo sát. Từ thực tế cho thấy, việc kiểm tra, đánh giá cần phải được duy trì thường xuyên, liên tục; công tác thi đua, khen thưởng phải tương xứng với kết quả đạt được, tránh khen thưởng chiếu lệ, hình thức gây mất đoàn kết trong đội ngũ giáo viên và học sinh.

- Biện pháp 6: Nâng cao hiệu quả việc phối hợp các lực lượng giáo dục trong

và ngoài nhà trường trong hoạt độnggiáo dục môi trường, tính rất cần thiết và cần thiết: 95,9%; mức độ rất khả thi và khả thi: 65,3%, mức độ chênh lệch tương đối đáng kể. Sự hạn chế về nguồn lực và điều kiện hỗ trợ hoạt động giáo dục môi trường là một thực tế khách quan đối với các trường THCS huyện Tây Giang, tỉnh Quarng Nam trong điều kiện hiện nay. Bên cạnh đó, một số trường THCS có CBQL còn hạn chế về năng lực hoạt động xã hội, chưa có sự khéo léo thu hút sự chú ý, tham gia của cộng đồng địa phương vào sự phát triển nhà trường, trong đó, có hoạt động giáo dục môi trường, điều này thực sự ảnh hưởng đối với việc triển khai các biện pháp. Để khắc khục những khó khăn này, Hiệu trưởng thường xuyên bồi dưỡng và tự bồi

dưỡng để làm tốt vai trò là đầu mối trong quan hệ của nhà trường với chính quyền địa phương; cần huy động cộng đồng, huy động sự hỗ trợ mọi mặt từ nhiều nguồn khác nhau nhằm tạo điều kiện thuận lợi để biện pháp thực sự phát huy được hiệu quả.

Xét một cách tổng thể, các biện pháp quản lý nêu trên, tuy có sự đánh giá khác nhau về tính cấp thiết và khả thi, nhưng đa số ý kiến cho rằng rất thiết thực trong điều kiện nhà trường hiện nay.

Việc áp dụng đồng bộ, linh hoạt, khoa học các biện pháp quản lý theo hướng tuân thủ tính thực tiễn, phù hợp với điều kiện nhà trường và hướng vào hiệu quả, chắc chắn sẽ nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh ở các trường THCS huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam. Đồng thời thúc đẩy các hoạt động giáo dục khác, góp phần phát triển toàn diện nhà trường và nhân cách của học sinh.

Tiểu kết chương 3

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng về quản lý hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh ở các trường huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam, luận văn đã đề xuất 6 biện pháp quản lý của HT trường THCSđối với công tác hoạt động môi trường cho học sinh phù hợp với điều kiện thực tiễn ở huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn hiện nay, bao gồm:

- Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh và các lực lượng xã hội về tầm quan trọng của công tác giáo dục môi trường và quản lý công tác giáo dục môi trường.

- Kế hoạch hóa hoạt động giáo dục môi trường ở trường THCS.

- Đổi mới hình thức tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục môi trường ở trường THCS.

- Tăng cường chỉ đạo tổ chức hoạt động giáo dục môi trường ở trường THCS. - Đổi mới việc kiểm tra, đánh giá; thi đua, khen thưởng trong hoạt động giáo dục môi trường ở trường THCS.

- Nâng cao hiệu quả việc phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường trong hoạt động giáo dục môi trường.

Trong mỗi biện pháp, chúng tôi đều đưa ra mục tiêu, nội dung và cách tổ chức thực hiện.Các biện pháp tập trung giải quyết vấn đề cơ bản trong quản lý hoạt động giáo dục môi trường nhằm đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục môi trường, góp phần hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho học sinh.

Các biện pháp trên đã được tổ chức khảo nghiệm nhận thức về tính cấp thiết, tính khả thi.Kết quả khảo nghiệm cho thấy nhận được sự đồng thuận, nhất trí cao của các đối tượng được khảo nghiệm.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

1.1. Về lý luận

Đề tài đã tổng hợp một cách có hệ thống các vấn đề lý luận như khái niệm, các quan điểm về quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường; những vấn đề liên quan đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học và hình thức tổ chức giáo dục môi trường ở trường THCS. Đặc biệt, nghiên cứu của chúng tôi đã tập trung làm rõ các nội dung quản lý hoạt động GDMT cho HS ở trường THCS, phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động giáo dục môi trường ở các trường THCS, trong đó, có chú trọng đến đặc trưng vùng, miền và vai trò quản lý của cá trường THCS trong việc nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục môi trường.

1.2. Về thực tiễn

Luận văn đã tiến hành khảo sát đánh giá thực trạng về quản lý hoạt động GDMT cho học sinh ở các trường THCS huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam hiện nay, kết quả cho thấy:

Giáo dục môi trường chưa được đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý nhà trường nhận thức một cách đầy đủ, sâu sắc. Trong khi đó, giáo dục môi trường không chỉ cung cấp tri thức, kỹ năng, hành động mà còn góp phần hình thành và phát triển nhân cách toàn diện của học sinh.

Quá trình triển khai hoạt động giáo dục môi trường ở trường THCS còn nhiều hạn chế, thể hiện ở nội dung giáo dục môi trường lồng ghép qua các môn học, các hình thức tổ chức, môi trường sư phạm, công tác kiểm tra, đánh giá, khen thưởng, công tác phối hợp giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường, các điều kiện hỗ trợ,… Mặt khác, tính pháp quy của hoạt động giáo dục môi trường, vấn đề bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên về nội dung, phương pháp giáo dục môi trường còn nhiều bất cập.

Từ việc phân tích thực trạng, xác định những khó khăn, yếu kém, luận văn cũng nêu rõ những thuận lợi, mặt mạnh làm cơ sở xác lập các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục môi trường ở các trường trung học cơ sở, chúng tôi đề xuất 6 biện pháp nhằm giúp các trường THCS tổ chức, chỉ đạo có hiệu quả hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh ở các trường THCS huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam, tập trung vào các nội dung cốt lõi là:

- Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh và các lực lượng xã hội về tầm quan trọng của công tác giáo dục môi trường và quản lý công tác giáo

dục môi trường.

- Kế hoạch hóa hoạt động giáo dục môi trường ở trường THCS.

- Đổi mới hình thức tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục môi trường ở trường THCS.

- Tăng cường chỉ đạo tổ chức hoạt động giáo dục môi trường ở trường THCS. - Đổi mới việc kiểm tra, đánh giá; thi đua, khen thưởng trong hoạt động giáo dục môi trường ở trường THCS.

- Nâng cao hiệu quả việc phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường trong hoạt động giáo dục môi trường.

Các biện pháp nêu trên tương ứng với các chức năng của quản lý giáo dục, có mối quan hệ mật thiết, tác động, hỗ trợ lẫn nhau, cùng tạo ra hệ biện pháp và phù hợp với điều kiện nhà trường hiện nay; biện pháp này là điều kiện, là tiền đề của biện pháp kia và ngược lại. Trong công tác quản lý, các trường THCS cần phải sử dụng phối hợp, triển khai đồng bộ các biện pháp trên sẽ góp phần nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh ở các trường THCS huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Nam

Thành lập Ban chỉ đạo hoạt động giáo dục môi trường cấp tỉnh để hướng dẫn, tổ chức, kiểm tra đánh giá việc thực hiện hoạt động giáo dục môi trường ở từng cấp học,

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh ở các trường thcs huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 88 - 130)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)