Đổi mới hình thức tổ chức thực hiện hoạt độnggiáo dục môi trường ở

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh ở các trường thcs huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 79 - 81)

9. Cấu trúc luận văn

3.2. Các biện pháp quản lý hoạt độnggiáo dục môi trường cho học sin hở các trường

3.2.3. Đổi mới hình thức tổ chức thực hiện hoạt độnggiáo dục môi trường ở

trường THCS

a. Mục tiêu, ý nghĩa của biện pháp

Kế hoạch hóa công tác giáo dục môi trường ở nhà trường chỉ mới đặt cơ sở cho phương hướng hành động.Vấn đề trọng yếu sau khi lập kế hoạch là tổ chức thực hiện kế hoạch đã lập. Tổ chức bộ máy thực hiện công tác giáo dục môi trường là chức năng quản lý nhằm:

- Xây dựng hệ thống quản lý, làm rõ cấu trúc hệ thống.

- Xây dựng hệ thống quản lý để có thể tác động có hiệu quả nhất đến đối tượng quản lý.

- Xây dựng hệ thống thông tin, bảo đảm thông tin thông suốt.

b. Nội dung biện pháp

Để thực hiện tốt việc đổi mới hình thức tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục môi trường, điều quyết định là xây dựng hệ thống quản lý (tổ chức bộ máy) và phân công thực hiện. Trước hết phải chọn cơ cấu tổ chức, hình thành tổ chức (cấu trúc) của hệ thống giáo dục môi trường, phân công trách nhiệm rõ ràng của các thành viên trong tổ chức bộ máy giáo dục môi trường. Bố trí nhân sự phù hợp với năng lực, sở trường, quy định rõ chức năng, quyền hạn của từng người, từng bộ phận, quy định các mối quan hệ hợp lý trong bộ máy, làm cho bộ máy vừa tinh, vừa có năng lực trong hoạt động giáo dục môi trường.

Chú trọng nâng cao hiệu quả của các đội tuyên truyền về BVMT, góp phần hình thành cho học sinh những thói quen tốt, những kỹ năng sống hữu ích, trong đó có kỹ năng bảo vệ môi trường.

Tăng cường các điều kiện hỗ trợ trường THCS thực hiện tốt hoạt động giáo dục môi trường, để phù hơp với nội dung, đặc điểm giáo dục môi trường, đòi hỏi cơ sở vật chất – thiết bị dạy học phải đảm bảo cho việc tổ chức dạy học cũng như tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.Phải làm cho hoạt động giáo dục môi trường không chỉ trang bị cho HS những kiến thức về môi trường mà thông qua hoạt động thực tiễn để hình thành đạo đức về môi trường cho các em.

c. Tổ chức thực hiện biện pháp

thống quản lý. Muốn vậy, các trường THCS cần thành lập Tiểu ban chỉ đạo công tác giáo dục môi trường cấp trường, cơ cấu thành phần đảm bảo đầy đủ các bộ phận chức năng trong và ngoài nhà trường, gồm: Ban lãnh đạo trường, Chủ tịch công đoàn cơ sở, Bí thư chi đoàn giáo viên, Trợ lý thanh niên (Bí thư đoàn trường), tổ trưởng chuyên môn, Ban đại diện cha mẹ học sinh, đại diện các đoàn thể địa phương,…

Xác định rõ nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của từng bộ phận, từng người, quy định các mối quan hệ hợp lý trong bộ máy, làm cho bộ máy vừa tinh, vừa có hiệu lực. Mỗi người đều có những quyền hạn cần thiết và chịu hoàn toàn trách nhiệm trong phạm vi quyền hạn được giao để tiến hành công việc của mình.

Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các bộ phận tham gia công tác giáo dục môi trường nhằm tạo ra sự phối hợp đồng bộ thống nhất trong hoạt động của bộ máy quản lý nhằm đạt được mục tiêu giáo dục môi trường đã đề ra.

Thông báo kế hoạch, chương trình giáo dục môi trường đến từng cán bộ, giáo viên, học sinh để mỗi thành viên trong trường tự giác chấp nhận kế hoạch và tự nguyện thực hiện kế hoạch.

Triển khai để giáo viên thực hiện tốt hoạt động giáo dục môi trường thông qua hoạt động dạy trên lớp. Đây là hoạt động cơ bản để tổ chức giáo dục môi trường cho học sinh, giúp cho học sinh nắm vững tri thức về môi trường để từ đó hình thành tình cảm, thái độ và hành vi đúng đắn đối với môi trường, đáp ứng mục tiêu của giáo dục môi trường.

Thực hiện các chuyên đề bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng cho giáo viên về giáo dục môi trường nhằm nâng cao khả năng tích hợp, lồng ghép giáo dục môi trường trong các giờ học chính khóa. Khắc phục những hạn chế khi lồng ghép, tích hợp về giáo dục môi trường trong giảng dạy như liên hệ gượng ép, ôm đồm, tản mạn hoặc quá lạm dụng thuật ngữ chuyên ngành về môi trường, làm cho thông tin giáo dục môi trường trở nên xa lạ, không vừa sức với học sinh và thực tiễn địa phương.

Triển khai thực hiên tốt hoạt động giáo dục môi trường thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động trãi nghiệm sáng tạo như: Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về chủ đề môi trường, thi hùng biện với các chủ đề về môi trường (biến đổi khí hậu và trách nhiệm của học sinh THCS, hãy nghĩ về môi trường xung quanh trước khi dùng thực phẩm và sử dụng rác thải nhựa…), xây dựng mô hình các câu lạc bộ vì môi trường, trồng và chăm sóc cây xanh, giữ gìn đường phố sạch đẹp,… Ngoài ra, cần tổ chức các buổi sinh hoạt, văn nghệ theo chủ đề có nội dung giáo dục môi trường; tổ chức cho học sinh tham quan những nơi làm tốt công tác bảo vệ môi trường, tham quan các khu di tích, khu di sản, làng truyền thống tại địa phương.

Thường xuyên tổ chức cho học sinh tham gia lao động bảo vệ môi trường, tổ chức lao động dọn vệ sinh, thu gom rác, trồng cây xanh, chăm sóc vườn trường, xây

dựng vườn thực vật, vườn cây thuốc nam,… đây là một hình thức giáo dục môi trường hiệu quả. Thông qua việc tham gia các hoạt đông, học sinh hiểu được giá trị của lao động, đồng thời nhận thức được vai trò của cá nhân trong việc bảo vệ môi trường.

Khuyến khích phong trào viết, áp dụng sáng kiến kinh nghiệm và nghiên cứu khoa học về hoạt động giáo dục môi trường tại địa phương.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh ở các trường thcs huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)