9. Cấu trúc luận văn
1.3. Lý luận về hoạt động GDMT ở trường THCS
1.3.7. Các hình thức tổ chức GDMT ở trường THCS
a. GDMT thông qua các hoạt động dạy và học trên lớp
Đây là hình thức được tiến hành qua các tiết học. Là hình thức chủ yếu để HS lĩnh hội một cách tương đối đầy đủ và có hệ thống những kiến thức cơ bản về MT và BVMT. GDMT là một lĩnh vực liên ngành, vì vậy được triển khai theo phương thức tích hợp. Nội dung GDMT được tích hợp trong các môn học thông qua các chương, bài cụ thể.
Việc tích hợp thể hiện ở 3 mức độ: mức độ toàn phần, mức độ bộ phận và mức độ liên hệ.
- Mức độ toàn phần: mục tiêu và nội dung của bài học hoặc của chương phù hợp hoàn toàn với mục tiêu và nội dung của giáo dục BVMT.
- Mức độ bộ phận: chỉ có một phần bài học có mục tiêu và nội dung giáo dục BVMT.
- Mức độ liên hệ: có điều kiện liên hệ một cách lôgic.
Ở các trường THCS có thể tích hợp GDMT ở tất cả các môn; tuy nhiên, một số môn có cơ hội tích hợp nhiều hơn như: Sinh học, Hóa học, Địa lí, Công nghệ, Ngữ văn, Giáo dục công dân, Vật lí,… Ngoài ra, có thể dạy học một số chuyên đề như: Tác động của sự nóng lên của trái đất, sản xuất sạch, biến đổi khí hậu và hành động của chúng ta,…
b. GDMT thông qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Hoạt động ngoài giờ lên lớp là hình thức quan trọng làm cho việc GDMT cho HS đạt hiệu quả cao, HS có được cơ hội thực tiễn để thực hành trách nhiệm của mình đối với môi trường. Dễ chủ động về mọi phương diện khi tổ chức, không bị ràng buộc bởi thời khóa biểu. Sự thay đổi thái độ, hành vi và thước đo giá trị môi trường trong HS chỉ hình thành và diễn ra trong bối cảnh có thực. Các hoạt động đó là:
+ Câu lạc bộ môi trường: sinh hoạt theo các chủ đề bảo vệ rừng, bảo vệ động vật hoang dã, sử dụng năng lượng sạch,…
+ Hoạt động tham quan theo chủ đề: vườn quốc gia, khu bảo tồn, công viên, vườn thú, danh lam thắng cảnh, nơi xử lý rác, nhà máy, bảo tàng, khu du lịch sinh thái,…
+ Điều tra, khảo sát, nghiên cứu tình hình môi trường địa phương, thảo luận phương án xử lý.
+ Hoạt động trồng cây, xanh hóa nhà trường: tổ chức nhân dịp tết trồng cây, ngày Môi trường thế giới 5/6, Tuần lễ nước sạch và vệ sinh môi trường, tham gia
“Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn”,…
+ Tổ chức thi tìm hiểu về môi trường: thi điều tra, sáng tác (vẽ, viết,…), văn nghệ, sân khấu hóa về chủ đề môi trường,…
niên Việt Nam về BVMT: vệ sinh trường, lớp, khu phố, thôn xóm, bãi biển; tham gia chiến dịch truyền thông, tuyên truyền BVMT ở nhà trường, địa phương.
1.3.8. Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh trung học cơ sở và vấn đề GDMT
Tuổi học sinh THCS (tuổi thiếu niên) là giai đoạn phát triển của trẻ từ 11-15 tuổi. Lứa tuổi này có một vị trí đặc biệt và tầm quan trọng trong thời kỳ phát triển của trẻ em, vì nó là thời kỳ chuyển tiếp từ tuổi thơ sang tuổi trưởng thành và được phảnánh bằng những tên gọi khác nhau như: “thời kỳ quá độ”, “tuổi khó bảo”, “tuổi khủng hoảng”,... Đây là lứa tuổi có bước nhảy vọt về thể chất lẫn tinh thần, các em đang tách dần khỏi thời thơ ấu để tiến sang giai đoạn phát triển cao hơn (người trưởng thành) tạo nên nội dung cơ bản và sự khác biệt trong mọi mặt phát triển: thể chất, trí tuệ, tình cảm, đạo đức,... của thời kỳ này. Ở lứa tuổi thiếu niên có sự tồn tại song song “vừa tính trẻ con, vừa tính người lớn”, điều này phụ thuộc vào sự phát triển mạnh mẽ về cơ thể, sự phát dục, điều kiện sống, hoạt động,.. .của các em.
Trong những giai đoạn phát triển của con người, lứa tuổi thiếu niên có một vị trí và ý nghĩa vô cùng quan trọng. Đây là thời kỳ phát triển phức tạp nhất, và cũng là thời kỳ chuẩn bị quan trọng nhất cho những bước trưởng thành sau này.Vì vậy, trong hệ thống nhà trường, việc GDMT cần được coi trọng, đặc biệt ở bậc THCS, bởi lẽ bậc THCS là bậc học nền móng, bậc phổ cập của hệ thống giáo dục quốc dân. Hàng chục triệu em một khi đã được giáo dục đầy đủ các hành trang về nhận thức, tri thức về ĐVMT sẽ là một lực lượng hùng hậu đóng vai trò nòng cốt trong mọi hoạt động cải thiện môi trường, bảo vệ tài nguyên của xã hội. HS THCS ở độ tuổi đang phát triển và định hình về nhân cách.Vì vậy những hiểu biết cơ bản của các em được bồi dưỡng qua GDMT sẽ để lại dấu ấn sâu sắc trong toàn bộ cuộc đời sau này của các em. Đồng thời các em ở lứa tuổi này có tính tích cực cao, dễ hưng phấn, hiếu động nghịch ngợm nếu không được giáo dục sẽ dẫn tới những hành động làm tổn hại môi trường một cách vô ý thức hoặc có ý thức.
1.3.9. Sự phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường trong hoạt động GDMT
Sự thống nhất giữa những yêu cầu giáo dục của nhà trường, gia đình và xã hội được đảm bảo sẽ góp phần tạo ra một môi trường giáo dục hoàn chỉnh.Những tác động GDMT phù hợp thống nhất sẽ tạo ra được sức mạnh tổng hợp để có ảnh hưởng một cách đồng bộ đến sự phát triển nhân cách của các em. Nhờ vậy toàn bộ những tác động GDMT của tất cả các lực lượng và tổ chức xã hội đều cần được phối hợp chặt chẽ, thống nhất với nhau về kế hoạch, chương trình, mục đích, nội dung, phương pháp giáo dục nhưng lại rất đa dạng về biện pháp tác động cũng như hình thức tổ chức, phương tiện giáo dục và cách phát huy những mặt mạnh của từng yếu tố.
các hoạt động giáo dục nhằm cung cấp kiến thức, bồi dưỡng tình cảm và thái độ để từ đó tạo nên ý thức tự giác chủ động sáng tạo trong HS về BVMT. Trong khi thực hiện va trò chủ đạo của mình, toàn bộ những tác động của gia đình cũng như xã hội sẽ hỗ trợ đắc lực cho giáo dục của nhà trường bằng mọi hình thức đa dạng, sinh động phù hợp với lí luận giáo dục hiện đại. Gia đình và xã hội không chỉ đóng vai trò cung cấp các điều kiện mà còn trực tiếp tham gia trong quá trình GDMT cho HS. Đó là nơi các em thu nhận củng cố kiến thức đã học, nâng cao nhận thức, biểu hiện thái độ và có hành động cụ thể để BVMT.
1.3.10. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên
Có thể thấy rằng, công tác quản lý đóng vai trò trung tâm trong thực hiện hoạt động GDMT ở các trường THCS; nhận thức và năng lực của đội ngũ CBQL mang tính quyết định đến chất lượng của hoạt động GDMT ở các trường THCS. Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay, về nhận thức và thái độ của một số CBQL ở các trường THCS chưa coi trọng vai trò của hoạt động GDMT cho học sinh. Do đó, hoạt động GDMT cho học sinh có lúc còn mang tính thủ tục hành chính, chủ yếu để đối phó với sự kiểm tra của cấp trên. Cùng với đó, năng lực của một số CBQL còn hạn chế, đặc biệt năng lực quản lý hoạt động GDMT còn nhiều bất cập, chưa được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm trong công tác quản lý GDMT. Mặt khác, hoạt động GDMT là lĩnh vực khá mới trong các trường, chưa có mô hình chuẩn để nhân rộng áp dụng đại trà, do đó mỗi trường còn thực hiện theo cách riêng của mình.
Ở các trường THCS trên địa bàn huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam hiện nay, trực tiếp triển khai các nội dung GDMT cho học sinh hầu hết là những giáo viên kiêm nhiệm. Những giáo viên này chưa được trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng về GDMT, mặt khác, học còn có nhiệm vụ chính là giảng dạy chuyên môn tại các lớp. Do đó, có giáo viên còn coi nhẹ việc GDMT cho học sinh và chưa đáp ứng yêu cầu của việc GDMT trong nhà trường.
Bên cạnh đó, GV Tổng phụ trách Đội, người thường được các trường phân công thay BGH trực tiếp tổ chức các hoạt động ngoại khóa về chủ đề GDMT, vì nhiều lí do khác nhau, cũng có nhiều hạn chế trong nhận thức, năng lực để thực thi trọng trách này.
1.4. Quản lý hoạt động giáo dục môi trường ở trường THCS
1.4.1. Vai trò của Hiệu trưởng và giáo viên đối với quản lý hoạt động GDMT
a. Hiệu trưởng
Trong nhà trường hiệu trưởng là người đứng đầu, đại diện cho nhà trường về mặt pháp lý, có trách nhiệm và thẩm quyền cao nhất về hành chính cũng như chuyên môn, chịu trách nhiệm toàn diện trước cấp trên trong việc tổ chức, quản lý toàn bộ các hoạt động của nhà trường.
đốc, điều chỉnh, giúp đỡ, chỉ đạo thực hiện, đánh giá, khen thưởng và kỉ luật nhằm đảm bảo cho tất cả mọi thành viên trong nhà trường có điều kiện thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ cũng như quyền hạn của mình. Hiệu trưởng phải biết cách phát huy tối đa mọi tiềm năng, nội lực và ngoại lực của cộng đồng trong việc tham gia xây dựng, phát triển giáo dục nhà trường.
Đối với công tác GDMT, Hiệu trưởng có những nhiệm vụ sau: - Lập kế hoạch năm, tháng, tuần và tổ chức chỉ đạo thực hiện.
- Trực tiếp quản lý công tác GDMT bao gồm việc giáo dục lồng ghép qua tiết dạy, tổ chức các hoạt động NGLL. Thường xuyên tiến hành kiểm tra việc thực hiện và kết quả GDMT cho HS.
- Chỉ đạo tốt việc thực hiện công tác tổ chức hành chính quản trị nhằm đảm bảo được các điều kiện vật chất, tài chính thiết yếu cho hoạt động của GDMT. Đầu tư xây dựng trường học theo chuẩn quốc gia, trường học xanh – sạch – đẹp, tạo môi trường giáo dục cho HS. Huy động các nguồn lực trong và ngoài nhà trường tham gia tích cực vào GDMT cho HS.
b. Giáo viên
Giáo viên là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường.Đây là lực lượng nòng cốt quyết định chất lượng giáo dục của nhà trường.
Trong hệ thống quản lý nhà trường THCS có công tác của người GV chủ nhiệm lớp. Ở cấp THCS, mỗi lớp học sẽ do một GV phụ trách quản lý toàn bộ HS. Trong GDMT, GV sẽ trực tiếp đảm nhận việc GDMT qua lồng ghép giảng dạy ở các môn học và qua các hoạt động NGLL ở trong cũng như ngoài nhà trường. Đồng thời, GV chủ nhiệm tiến hành quản lý toàn diện HS trong các mối quan hệ của lớp mình với lớp khác và với lãnh đạo nhà trường, đại diện gia đình và xã hội. Vì vậy, trong hoạt động GDMT cho học sinh THCS, người giáo viên đóng vai trò quyết định.
1.4.2. Nội dung quản lý hoạt động giáo dục môi trường ở trường THCS
a. Kế hoạch hóa hoạt động giáo dục môi trường
Kế hoạch hóa là công cụ quản lý quan trọng nhất của Hiệu trưởng nhà trường. Đây là giai đoạn quan trọng nhất của quá trình quản lý GDMT, vì trên cơ sở mục tiêu và nhiệm vụ giáo dục của Ngành, nhà trường xác định phương hướng, mục tiêu nhiệm vụ giáo dục của đơn vị, trong đó có công tác GDMT. Đồng thời, cần phân tích điều kiện về nguồn lực hiện có (đội ngũ giáo viên, phương tiện cơ sở vật chất, kinh phí tổ chức,…) mà xác định rõ hệ thống mục tiêu, nội dung hoạt động, các biện pháp cần thiết để từng bước thực hiện mục tiêu GDMT.
Lập kế hoạch, giúp cho nhà quản lý tập trung thực hiện đạt mục tiêu của tổ chức; cho phép nhà quản lý có khả năng ứng phó với sự bất định thay đổi các nhân tố bên trong và bên ngoài; lựa chọn những phương án tối ưu và tạo điều kiện dễ dàng
cho việc kiểm tra. Kết quả của giai đoạn này phải đạt được sự thống nhất cao trong nhà trường về bản kế hoạch hoạt động GDMT của năm học, đó chính là toàn bộ nội dung của quá trình quản lý công tác GDMT.
b. Tổ chức bộ máy thực hiện hoạt động giáo dục môi trường
Tổ chức trong quản lý là việc thiết kế các bộ phận sao cho phù hợp với mục tiêu của tổ chức đồng thởi chú ý đến phương thức hoạt động, đến quyền hạn của từng bộ phận, tạo điều kiện cho sự liên kết ngang, dọc; việc bố trí cán bộ để vận hành các bộ phận nhằm đạt mục tiêu của tổ chức đã đề ra.
Tổ chức triển khai thực hiện hoạt động GDMT chính là giai đoạn hiện thực hóa những ý tưởng đã được kế hoạch hóa nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Ở giai đoạn này chủ thể quản lý phải thực hiện những hoạt động sau:
- Xác định cấu trúc bộ máy QL, bố trí sắp đặt các bộ phận và các cá nhân cho đúng người, đúng việc, quy định rõ chức năng, quyền hạn cho từng người, từng bộ phận.
- Thông báo kế hoạch, chương trình công tác GDMT của Ngành, của trường đến từng CBQL, GV, HS làm cho mỗi thành viên trong trường tự giác chấp nhận kế hoạch và tự nguyện hành động theo kế hoạch.
- Tiếp nhận và điều phối có hiệu quả các nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực) phục vụ cho hoạt động.
- Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các bộ phận tham gia quản lý (Ban lao động, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Ban Đại diện cha mẹ học sinh, Ban văn thể mỹ và các hoạt động NGLL,…), thiết lập các mối quan hệ QL, cơ chế thông tin, tạo ra sự phối hợp đồng bộ, thống nhất trong hoạt động của bộ máy QL nhằm đạt được mục tiêu GDMT đã định.
c. Chỉ đạo thực hiện hoạt động giáo dục môi trường
Đây là chức năng thể hiện năng lực của người quản lý, trong đó người CBQL phải tác động đến các đối tượng quản lý một cách có chủ đích nhằm phát huy hết tiềm năng để thực hiện mục tiêu đã đề ra.
Chỉ đạo về thực chất đó là những hành động xác lập quyền chỉ huy và sự can thiệp của người lãnh đạo trong toàn bộ quá trình QL, là huy động lực lượng vào việc thực hiện kế hoạch và điều hành nhằm đảm bảo cho mọi hoạt động của nhà trường diễn ra trong kỷ cương, trật tự.
Chỉ đạo hoạt động GDMT bao hàm việc liên kết, tập hợp, hướng dẫn, điều hành, tác động đến các cá nhân, các đơn vị tham gia QL (các ban, các tổ chức đoàn thể,…) và thực hiện (CBQL, GV, HS) nhằm động viên, khuyến khích họ hoàn thành nhiệm vụ; giám sát; ra quyết định, điều chỉnh, sữa chữa, bù đắp, chỉnh lý nhằm giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong quá trình quản lý GDMT.
d. Kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục môi trường
Kiểm tra là một chức năng rất quan trọng của QL. Lãnh đạo mà không có kiểm tra thì coi như không có lãnh đạo. Hiệu lực tổ chức chỉ đạo thực hiện công tác GDMT. Kiểm tra là một quá trình gồm xây dựng các tiêu chuẩn; đo đạt việc đã thực hiện; điều chỉnh các sai lệch nhằm làm cho toàn bộ hệ thống đạt mục tiêu đã định. Đây là nội dung quan trọng của chủ thể QL, vì chức năng này xuyên suốt quá trình QL và là chức năng của mọi cấp trong công tác QL. Kiểm tra là một hoạt động nhằm thẩm định, xác định một hành vi của cá nhân hay một số tổ chức trong quá trình thực hiện quyết định, là hoạt động quan sát và kiểm nghiệm mức độ phù hợp của quá trình hoạt động của đối tượng bị quản lý với các quyết định QL đã lựa chọn.
Từ thực tế GDMT của GV, HS trong các trường THCS, chủ thể QL tổ chức tổng kết, thẩm định, đánh giá định kỳ kết quả GDMT (về số lượng và chất lượng) đạt được so với mục tiêu đề ra. Trên cơ sở đó, tiếp tục xây dựng kế hoạch, vạch ra hướng