9. Cấu trúc luận văn
2.3. Thực trạng hoạt động GDMT ở các trường THCShuyện Tây Giang, tỉnh Quảng
2.3.2. Thực trạng công tác giáo dục môi trường ở các trường THCShuyện Tây
Tây Giang, tỉnh Quảng Nam hiện nay
a. Thực trạng về nội dung GDMT cho học sinh trường THCS Bảng 2.8. Nội dung GDMT cho học sinh trường THCS
Đối tượng Nội dung GDMT CBQL và GV HS Số ý kiến Tỷ lệ % Số ý kiến Tỷ lệ %
Nâng cao nhận thức của HS về môi trường, làm cho HS hiểu rõ bản chất, tầm quan trọng của các vấn đề môi trường và trách nhiệm của HS đối với vấn BVMT.
70 68,6 120 60
Hình thành thái độ và quan niệm đúng đắn
của HS về vấn đề môi trường và BVMT. 75 73,5 90 45
Xây dựng ý thức, trách nhiệm, cam kết của HS đối với các vấn đề môi trường cụ thể mà người học gặp phải trong quá trình học tập, cuộc sống.
50 49 60 30
trong hoạt động BVMT.
Cung cấp cho người học không chỉ những kiến thức cụ thể, kỹ năng thực hành, phương pháp phân tích và đánh giá để họ có thể hành động độc lập, cùng cộng đồng phòng ngừa xử lý các vấn đề môi trường một cách có hiệu quả.
20 19,6 20 10
Nội dung khác… 0 0 0 0
Kết quả khảo sát ở bảng 2.8 cho thấy, hầu hết CBQL và HS đều cho rằng GDMT nhằm nâng cao nhận thức của HS về môi trường, làm cho HS hiểu rõ bản chất, tầm quan trọng của các vấn đề môi trường và trách nhiệm của HS đối với vấn BVMT; hình thành thái độ và quan niệm đúng đắn của HS về vấn đề môi trường và BVMT; xây dựng ý thức, trách nhiệm, cam kết của HS đối với các vấn đề môi trường cụ thể mà người học gặp phải trong quá trình học tập, cuộc sống…
Tuy nhiên, vẫn còn 19,6% CBQL, GV và 10% ý kiến của HS cho rằng, nội dung GDMT là cung cấp cho người học không chỉ những kiến thức cụ thể, kỹ năng thực hành, phương pháp phân tích và đánh giá để họ có thể hành động độc lập, cùng cộng đồng phòng ngừa xử lý các vấn đề môi trường một cách có hiệu quả. Đây là tỉ lệ không quá lớn nhưng vẫn cho thấy, nội dung GDMT ở các trường THCS chưa toàn diện và chưa sát với thực tế.Vì vậy, đòi hỏi các trường THCS cần quan tâm đầy đủ các nội dung GDMT cho HS, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động GDMT cho HS.
b. Thực trạng các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục môi trường ở các trường THCS huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam
Các hình thức tổ chức GDMT phổ biến ở các trường THCS hiện nay là lồng ghép trong hoạt động giảng dạy trên lớp được tích hợp vào các môn học chính khóa và dưới hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Để tìm hiểu rõ hơn thực trạng mức độ quan tâm các hình thức tổ chức GDMT ở các trường THCS trên địahuyện Tây Giang, chúng tôi tiến hành khảo sát và thu được kết quả thể hiện ở bảng 2.9, 2.10 và 2.11.
Bảng 2.9. Các hình thức tổ chức giáo dục môi trường ở các trường THCS huyện Tây Giang
Đối tượng Hình thức tổ chức GDMT CBQL và GV HS Số ý kiến Tỷ lệ % Số ý kiến Tỷ lệ %
Lồng ghép trong hoạt động giảng dạy trên lớp 46 45 27 13,5
Cả 2 hình thức trên 53 52 155 77,5
Kết quả khảo sát trên cho thấy, việc tổ chức GDMT cho học sinh luôn có sự kết hợp giữa hai hình thức là: lồng ghép trong hoạt động giảng dạy trên lớp và tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp với 52% ý kiến của CBQL, GV và 77,5% ý kiến của HS tham gia; trong khi đó, có 45% ý kiến của CBQL, GV và 13,5% ý kiến của HS cho rằng nhà trường có tổ chức lồng ghép trong hoạt động giảng dạy trên lớp; tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp có tỷ lệ ý kiến tham gia lần lược là 17,6% và 9%.
Việc tích hợp nội dung GDMT vào các môn học chính khóa được thực hiện ở hầu hết các môn học, tuy nhiên, sự tích hợp và thực hiện nội dung GDMT cũng có sự khác nhau, kết quả khảo sát ở bảng 2.9 cho thấy các môn có sự tích hợp nhiều như: Sinh học (85%), Hóa học (80%), Điạ lí (75%), Công nghệ (71%), Giáo dục công dân ( 57,5%). Các môn có số lượng bài và nội dung tích hợp tương đối nhiều nhưng việc giảng dạy tích hợp của GV chưa hiệu quả như: Ngữ văn (43,5%), Vật lí (17,5%).
Các môn không có tài liệu hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, nhưng GV cũng đã vận dụng nội dung GDMT vào bài dạy hoặc đã tạo niềm tin tốt cho HS về GDMT cụ thể như: Lịch sử ( 45%), Tiếng Anh (15%), Tin học (15,5%), Toán (7,5%).
Kết quả khảo sát trên cho thấy, khả năng nắm vững kiến thức về vấn đề môi trường, kỹ năng hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức để BVMT của đội ngũ GV là rất quan trọng.
Bảng 2.10. Các môn học có lồng ghép về giáo dục môi trường ở các trường THCS huyện Tây Giang
Đối tượng Hình thức có lồng ghép về GDMT HS Số ý kiến Tỷ lệ % Toán học 15 7,5 Vật lý 35 17,5 Hóa học 160 80 Sinh học 170 85 Ngữ văn 87 43,5 Lịch sử 90 45 Địa lý 150 75 Tiếng Anh 30 15 Công nghệ 142 71
Giáo dục công dân 115 57,5
Các trường tổ chức GDMT thông qua việc tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, chủ yếu là hoạt động vệ sinh trường lớp (90%); lao động bảo vệ môi trường qua
hoạt động “Ngày thứ bảy tình nguyện”, “Ngày chủ nhật xanh” (77,5%); tổ chức các
cuộc thi về môi trường (49%); tổ chức trồng và chăm sóc cây xanh trong nhà trường cũng được đánh giá khá tích cực (50%). Bên cạnh đó, các hoạt động tham quan thực tế các khu sinh thái, các nhà máy xử lý rác, nước thải,… chưa được quan tâm tổ chức, các câu lạc bộ vì môi trường vẫn chưa hình thành nhiều trong các trường THCS huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam.
Bảng 2.11. Giáo dục môi trường cho học sinh thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp ở các trường THCS huyện Tây Giang
Đối tượng Hình thức
có lồng ghép về GDMT
HS
Số ý kiến Tỷ lệ %
Hoạt động tham quan 28 14
Các cuộc thi tìm hiểu về môi trường 98 49
Lao động bảo vệ môi trường qua hoạt động “Ngày thứ bảy
tình nguyện”, “Ngày chủ nhật xanh”,… 155 77,5
Câu lạc bộ môi trường 20 10
Hoạt động trồng, chăm sóc cây xanh trong nhà trường 100 50
Vệ sinh trường lớp, … 180 90
Biểu đồ 2.4. Giáo dục môi trường cho học sinh thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp ở các trường THCS huyện Tây Giang
Kết quả khảo sát thể hiện qua các bảng 2.9, 2.10 và 2.11 cho thấy, hầu hết các trường THCS huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam chưa tổ chức tốt các hình thức GDMT, đặc biệt là tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp gắn với chủ đề, nội dung về GDMT và BVMT; một số GV chưa thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy tích hợp GDMT thông qua bộ môn mình được phân công.
Để giải thích và làm rõ hơn về thực trạng trên, chúng tôi đã phỏng vấn nhiều CBQL, GV và được biết các nguyên nhân sau: Nhận thức về hoạt động GDMT còn hạn chế, lãnh đạo trường và chính quyền địa phương ít quan tâm, hoạt động GDMTchưa trở thành nhiệm vụ bắt buộc, ít kiểm tra đánh giá, áp lực học tập và thi cử quá lớn, quỹ thời gian và kinh phí dành cho hoạt động GDMT rất hạn chế.
c. Thực trạng về hiệu quả giáo dục của đội ngũ giáo viên tham gia giảng dạy và hướng dẫn tổ chức hoạt động giáo dục môi trường
Bảng 2.12. Hiệu quả hoạt động của đội ngũ giáo viên tham gia giảng dạy và hướng dẫn tổ chức công tác giáo dục môi trường ở các trường THCS huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2020
Đối tượng Hiệu quả
CBQL và GV
Số ý kiến Tỷ lệ %
Về hiệu quả giảng dạy
Rất hiệu quả 9 8,8 Hiệu quả 14 13,7 Khá hiệu quả 32 31,3 Ít hiệu quả 44 43,1 Hạn chế 5 4,9 Về khả năng hướng dẫn Tốt 11 10,7 Khá 27 26,4 Trung bình 48 47 Yếu kém 17 16,6
Kết quả khảo sát ở bảng2.12 cho thấy, đội ngũ GV tham gia giảng dạy tốt nội dung GDMT còn hạn chế, ít hiệu quả (48%), về khả năng hướng dẫn HS thực hiện các nội dung, hoạt động ngoài giờ lên lớp còn hạn chế và chỉ ở mức trung bình (có 47% ý kiến tham gia) và yếu kém (có 16,6% ý kiến tham gia), GV có khả năng làm tốt công tác này chỉ chiếm 10,7%, khá là 26,4%. Vì vậy, cần tăng cường bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho đội ngũ GV tham gia hoạt động này.
d. Thực trạng về cơ sở vật chất và phương tiện dạy học phục vụ hoạt động giáo dục môi trường
Cơ sở vật chất, phương tiện dạy học là công cụ giúp cho công tác giảng dạy các môn văn hóa, tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, trong đó, có hoạt động GDMT
đạt hiệu quả. Hiện nay, các trường THCS đã được xây dựng khang trang, trang thiết bị hỗ trợ cho việc dạy và học tương đối đầy đủ là một trong những điều kiện thuận lợi để nâng cao chất lượng dạy học nói chung và hoạt động GDMT nói riêng. Tuy nhiên, nguồn tài liệu tham khảo dành cho việc giảng dạy GDMT còn hạn chế (có 22,5% ý kiến tham gia, bảng 2.16).
Để làm sáng tỏ hơn thực trạng của vấn đề nghiên cứu, chúng tôi đã trao đổi, phỏng vấn các CBQL ở trường THCS huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam, biết được: về phương tiện dạy học, tài liệu tham khảo đối với hoạt động GDMT ở các trường chủ yếu mới dừng lại ở việc nhận tài liệu hướng dẫn từ dự án, các chương trình được của Bộ GD&ĐT, hướng dẫn của GD&ĐT để triển khai thực hiện, ngoài ra, không có nguồn tài liệu, phim ảnh, tư liệu cho GV giảng dạy GDMT gắn với thực tiễn địa phương.
Về phía GV, một số GV còn ngại khó, chưa tự tìm tòi nghiên cứu tài liệu, chưa tự làm đồ dùng dạy học để việc giảng dạy GDMT có hiệu quả hơn.
đ. Hiệu quả việc tổ chức giáo dục môi trường ở các trường THCS huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam
Hiệu quả của việc tổ chức GDMT được thể hiện qua kết quả đạt được của hoạt động GDMT và lợi ích thu được sau khi tổ chức tốt hoạt động GDMT.
Hiệu quả hoạt động GDMT ở các trường THCS được xét đến trên các yếu tố: tính cấp thiết của GDMT, giá trị ứng dụng trong tổ chức giảng dạy tích hợp GDMT, giá trị thực tiễn trong điều kiện hiện nay của nhà trường,…
Đánh giá hiệu quả hoạt động GDMT thể hiện qua việc tổ chức các hình thức giảng dạy thông qua các bộ môn chính khóa và các hoạt động NGLL ở các trường THCS huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam được thể hiện qua kết quả khảo sát ở bảng 2.13 và 2.14.
Bảng 2.13. Hiệu quả lồng ghép về giáo dục môi trường trong hoạt động dạy-học trên lớp ở các trường THCS huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam
Đối tượng Hiệu quả CBQL và GV HS Số ý kiến Tỷ lệ % Số ý kiến Tỷ lệ % Rất hiệu quả 18 17,6 19 9,5 Hiệu quả 41 40,2 77 38,5 Khá hiệu quả 21 20,6 56 28 Trung bình 12 11,8 29 14,5 Ít hiệu quả 7 6,9 9 4,5 Hạn chế 3 2,9 10 5
Bảng 2.14. Hiệu quả giáo dục môi trường thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp ở các trường THCS huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam
Đối tượng Hiệu quả CBQL và GV HS Số ý kiến Tỷ lệ % Số ý kiến Tỷ lệ % Rất hiệu quả 19 18,6 33 16,5 Hiệu quả 33 32,4 78 39 Khá hiệu quả 15 14,7 51 25,5 Trung bình 19 18,6 22 11 Ít hiệu quả 10 9,8 14 7 Hạn chế 6 5,9 2 1
Kết quả khảo sát tại bảng 2.13, 2.14 cho thấy: thực trạng việc tích hợp giảng dạy GDMT thông qua các bộ môn đạt kết quả chưa cao, có 11,8% ý kiến của CBQL, GV và 14,5% ý kiến của HS cho rằng chỉ đạt ở mức trung bình; có 6,9% ý kiến của CBQL, GV và 4,5% ý kiến của HS cholà ít hiệu quả, có 2,9% ý kiến của CBQL, GV và 5% ý kiến của HS cho rằng còn hạn chế. Trong khi đó, đánh giá ở mức độ rất hiệu quả chỉ có 17,6% ý kiến CBQL, GV và 9,5% ý kiến học sinh tham gia.
Công tác tổ chức các hoạt động NGLL về GDMT cũng cho thấy hiệu quả chưa cao, có 18,6% ý kiến của CBQL, GV và 16,5% ý kiến của HS cho là rất hiệu quả; đánh giá ở mức độ trung bình, ít hiệu quả hoặc còn hạn chế chiếm 34,3% ý kiến của CBQL, GV và 18% ý kiến của học sinh tham gia.
Nhìn chung, ý kiến của các đối tượng khảo sát đều đánh giá hiệu quả trong hoạt động GDMTcủa CBQL, GV từ khá trở lên. Bên cạnh đó, cũng còn một bộ phận không nhỏ CBQL, GV cho rằng hiệu quả của công tác này chỉ đạt ở mức trung bình và còn hạn chế.
e. Những thuận lợi, khó khăn trong hoạt động giáo dục môi trường ở các trường THCS huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam
Thực tế cho thấy việc tổ chức hoạt động GDMT cho học sinh, bên cạnh những thuận lợi, còn gặp không ít những khó khăn như chưa có sự quan tâm sâu sát của các cấp quản lý; sự phối hợp giữa các cơ quan, ban ngành địa phương chưa chặt chẽ; sự phối hợp hoạt động của các cá nhân, tổ chức đoàn thể còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu.
Kết quả khảo sát hoạt động GDMT ở các trường THCS được tổng hợp qua bảng 2.15 và 2.16.
Bảng 2.15. Những thuận lợi trong hoạt động giáo dục môi trường ở các trường THCS huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam
Đối tượng Thuận lợi
CBQL và GV
Số ý kiến Tỷ lệ %
Sự nhiệt tình của đội ngũ CBQL, GV nhà trường 55 53,9
Sự quan tâm của Ban lãnh đạo nhà trường 47 46
Sự quan tâm của chính quyền địa phương 30 29,4
Sự tham gia, hỗ trợ tích cực của cha mẹ học sinh 16 15,6
Nguồn kinh phí dồi dào cho việc tổ chức hoạt động GDMT 8 7,8
Nguồn tài liệu tham khảo về GDMT phong phú 10 9,8
Đội ngũ GV được tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về hoạt
động GDMT 17 16,6
Có sự phối hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà
trường về tổ chức hoạt động GDMT 23 22,5
Các thuận lợi khác (Xin bổ sung) 0 0
Bảng 2.16. Những khó khăn trong hoạt động giáo dục môi trường ở các trường THCS huyện Tây Giang
Đối tượng Khó khăn
CBQL và GV
Số ý kiến Tỷ lệ %
CBQL, GV nhà trường chưa quan tâm đúng mức đến công
tác GDMT 46 45
Chưa được chính quyền địa phương quan tâm 25 24,5
Cha mẹ học sinh chưa tham gia, hỗ trợ tích cực công tác
GDMT 49
48 Giáo viên chưa nắm vững kiến thức, phương pháp và kỹ
năng tổ chức GDMT 50 49
Quỹ thời gian dành cho hoạt động GDMTcòn hạn chế 61 59,8
Thiếu nguồn tài liệu tham khảo về GDMT 23 22,5
Nguồn tài chính tổ chức hoạt động GDMTcòn hạn hẹp 55 53,9
CSVC, trang thiết bị tổ chức hoạt động GDMT hạn chế 17 16,6
GV chưa được tham gia tập huấn, bồi dưỡng về GDMT 42 41,1
Chưa có sự phối hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà
trường về tổ chức GDMT 28 27,4
Các khó khăn khác (Xin bổ sung) 0 0
Kết quả khảo sát tại bảng 2.15 và 2.16 cho thấy:
Quá trình tổ chức GDMT ở các trường THCS huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam có được những thuận lợi, đó là: Sự tham gia tích cực của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (có 60,7% ý kiến tham gia); sự nhiệt tình của đội ngũ CBQL, GV nhà trường (có 53,9%) ý kiến tham gia); sự quan tâm của Ban lãnh đạo nhà trường (có 46% ý kiến tham gia); sự quan tâm của chính quyền địa phương (có 29,4% ý kiến tham gia);…
Bên cạnh đó, hoạt động GDMT ở các trường THCS huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam vẫn còn nhiều khó khăn, đó là: quỹ thời gian dành cho hoạt động GDMT còn hạn chế (có 59,8% ý kiến tham gia); nguồn tài chính tổ chức hoạt động GDMT còn hạn hẹp (có 53,9% ý kiến tham gia); có 48% ý kiến tham gia cho rằng cha mẹ