Chỉ tiêu 2005 2010 2015 2017
- Diện tích (nghìn ha) 36,4 38,9 41,7 44,6
+ So với cây lâu năm (%) 85,0 82,8 82,6 82,0
+ So với cây ăn quả ĐBSCL (%) 13,4 13,6 13,5 13,3
• Thứ bậc 3 2 2 2
+ So với cây ăn quả cả nước (%) 4,7 5,0 5,1 4,8
• Thứ bậc 5 4 4 4
Nằm trong tứ giác phát triển cây ăn quả lớn nhất ĐBSCL, tỉnh Vĩnh Long đóng góp đáng kể vào diện tích cây ăn quả của ĐBSCL và cả nước. Năm 2017, với diện tích 44,6 nghìn ha, tỉnh chiếm 13,3% diện tích cây ăn quả ĐBSCL, đứng thứ 2 (sau tỉnh Tiền Giang) và 4,8% diện tích cây ăn quả cả nước, đứng thứ 4/63 tỉnh, TP (sau tỉnh Tiền Giang, Đồng Nai và Bắc Giang (Bộ NN và PTNT, 2006 – 2018). Các cây ăn quả chủ lực của tỉnh là bưởi, cam sành, nhãn, chôm chôm, xoài...
Hình 3.4. Quy mô và cơ cấu diện tích và sản lượng các cây ăn quả chủ lực của tỉnh Vĩnh Long năm 2017
Nguồn: tính toán từ (Cục Thống kê Vĩnh Long, 2011, 2016, 2018)
Trong giai đoạn 2005 – 2017, diện tích cây ăn quả của tỉnh tăng nhanh và liên tục, từ 36,4 nghìn ha năm 2005 lên 44,6 nghìn ha năm 2017. Trong 6 loại cây ăn quả được trồng nhiều, có 2 loại cây được xác định là chủ lực gồm cam sành và bưởi. Hai loại cây này luôn đứng đầu các loại cây ăn quả cả về diện tích trồng, diện tích thu hoạch và sản lượng.
- Cây Cam
Trong suốt giai đoạn 2005 – 2017, cam sành của tỉnh luôn thuộc nhóm cây ăn quả chủ lực cả về diện tích trồng và sản lượng (xem phụ lục 6). Diện tích trồng cam từ 7,4 nghìn ha năm 2005 (kể cả quýt), 7,1 nghìn ha năm 2010 lên 9,2 nghìn ha năm 2017, trong đó diện tích thu hoạch tương ứng là 5,2 nghìn ha, 5,9 nghìn ha và 8,3 nghìn ha, đứng đầu về diện tích trồng trong 6 loại cây ăn quả năm 2017, đứng thứ 2 ĐBSCL (sau tỉnh Hậu Giang) với 25,1% diện tích trồng cam toàn vùng và cũng đứng thứ 2/63 tỉnh, TP. Về sản lượng cam cũng tăng nhanh, từ 55,8 nghìn tấn năm 2005 lên 63,1 nghìn tấn năm 2010 và 99,1 nghìn tấn năm 2017, chiếm 25,2% sản lượng cam vùng ĐBSCL.
Phần lớn hộ trồng cây ăn quả nói chung và trồng cam nói riêng đã tuân thủ quy trình kĩ thuật do Sở NN và PTNT khuyến cáo, theo điều tra năm 2017 là 73,8%.
Tỉnh đã chọn lọc được các giống cam có giá trị và được thị trường ưa chuộng như cam sành, cam soàn và cam mật.
Bảng 3.11. Diện tích và sản lượng cam tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2005 – 2017 phân theo đơn vị hành chính
Đơn vị hành chính 2005 2010 2017 Nghìn ha Nghìn tấn Nghìn ha Nghìn tấn Nghìn ha Nghìn tấn Trồng Thu hoạch Trồng Thu hoạch Trồng Thu hoạch Toàn tỉnh 7,4 5,2 51,6 7,1 5,9 64,1 9,2 8,3 99,1 % so với ĐBSCL 16,2 15,0 13,2 19,5 19,7 15,8 25,0 29,3 25,2 % so với cả nước 8,7 9,5 9,3 10,5 10,6 9,8 10,1 14,4 12,8 TP Vĩnh Long 0,1 0,1 0,9 0,2 0,1 2,0 0,3 0,2 2,6 Huyện Long Hồ 0,4 0,3 2,7 0,7 0,7 7,1 0,2 0,2 1,9 Huyện Mang Thít 0,3 0,2 2,1 0,2 0,2 2,2 0,2 0,2 2,5 Huyện Vũng Liêm 0,6 0,4 3,4 0,5 0,5 4,8 1,1 0,9 10,9 Huyện Tam Bình 2,9 2,0 20,4 2,2 1,7 17,6 3,2 2,9 35,7 TX Bình Minh 0,2 0,1 1,0 0,05 0,05 0,3 0,1 0,1 0,7 Huyện Trà Ôn 2,9 2,1 21,1 3,1 2,6 29,9 3,9 3,6 43,5 Huyện Bình Tân - - - 0,05 0,05 0,2 0,2 0,2 1,3
Nguồn: Tính toán từ (Bộ NN và PTNT, 2006 – 2018), (Cục Thống kê Vĩnh Long, 2011, 2016, 2018)
Diện tích trồng cam trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long với 9,2 nghìn ha, chiếm 20,6% diện tích cây ăn quả toàn tỉnh năm 2017, 22,3% diện tích thu hoạch và 23,1% sản lượng cây ăn quả, đứng đầu trong 6 loại cây ăn quả chủ lực, tập trung chủ yếu ở huyện Trà Ôn (42,4% diện tích trồng cam và 43,9% sản lượng cam toàn tỉnh năm 2017) và huyện Tam Bình (34,8% và 36,0%). Các vùng trồng cam tập trung quy mô lớn là Thới Hòa, Trà Côn, Thuận Thới, Vĩnh Xuân, Hậu Thành (huyện Trà Ôn); các xã Mỹ Thanh Trung, Mỹ Lộc, Bình Ninh, Ngãi Tứ, Hậu Lộc, Phú Lộc, Tường Lộc... (huyện Tam Bình). Đây chính là vùng trồng lúa hàng hóa, do hiệu quả kinh tế của việc trồng lúa thấp, không có lời nhiều nên người nông dân đã chuyển sang “thâm canh cây cam trên đất ruộng”, gọi là trồng “cam rau”, đặc biệt từ năm 2012 đến nay. Nhiều hộ nông dân lên liếp đất lúa để trồng cam rau. Chu kì kinh doanh cam rau từ 3 – 5 năm, sau 1 năm trồng cam đơm hoa và kết trái. Mùa vụ thu hoạch cam và các cây ăn quả của tỉnh chủ yếu vào cuối mùa khô đến đầu mùa mưa, sớm hơn so với các tỉnh vùng Đông Nam Bộ và lệch vụ so với các tỉnh phía Bắc nhờ điều kiện thiên nhiên ưu đãi, kĩ thuật và kinh nghiệm xử lí ra hoa trái vụ và rải vụ thu hoạch của nhà vườn đối với các loại cây ăn quả. Lợi nhuận đem lại từ trồng cam rau so với cam vườn cao hơn 3 lần và so với trồng lúa thì gấp nhiều lần hơn (15,7 lần).
Hình 3.5. Hoạch toán chi phí và hiệu quả của một số cây trồng chính ở tỉnh Vĩnh Long tính trên 1 ha/năm
Nguồn: (UBND tỉnh Vĩnh Long, 2016)
Kết quả điều tra kinh tế hộ nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long cho thấy do lợi nhuận từ cam rau khá lớn so với cam vườn, chuyên lúa và nhiều cây ăn quả khác mà diện tích cam nói chung và diện tích cam rau nói riêng tăng nhanh. Trong số hơn 6,3 nghìn ha cam sành của 2 huyện Tam Bình và Trà Ôn (2019) đã có 2.200 ha cam rau trên đất lúa (gần 35%). Từ hai huyện này, cam rau mở rộng sang các huyện Vũng Liêm, Bình Tân... Năm 2016 – 2017, huyện Trà Ôn có khoảng 3.800 ha cam sành, trong đó 2.600 ha trồng trên đất lúa, riêng xã Thới Hòa có 815 ha cam rau, đứng đầu huyện.
Bên cạnh hiệu quả kinh tế do cam rau mang lại, người trồng cam đang hướng tới quy trình cam sạch (organics), giữ vững thương hiệu cam sành Tam Bình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP. Song do chạy theo lợi nhuận mà ý thức vệ sinh an toàn thực phẩm chưa cao, lạm dụng phân bón, thuốc BVTV (> 90% hộ trồng cam sử dụng vượt ngưỡng cho phép phân bón, thuốc BVTV) (UBND tỉnh Vĩnh Long, 2016). Mặt khác do diện tích cam rau phát triển nhanh, nhu cầu về giống đảm bảo chất lượng không đủ cung ứng nên hộ sản xuất sử dụng các giống trôi nổi trên thị trường dẫn đến nguy cơ bùng phát dịch bệnh và thoái hóa đất. Cùng với đó, việc trồng cam trên đất lúa còn dẫn đến sự tranh chấp tưới tiêu nước giữa cam và lúa,
Vấn đề cây Cam, nhất là cam rau ở tỉnh Vĩnh Long muốn phát triển theo hướng TTX, mang lại hiệu quả cao cả về kinh tế, việc làm và bảo vệ môi trường cần chú ý chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lí để tăng thu nhập cho nông dân, có biện pháp khuyến cáo và hướng dẫn người trồng cam rau phải đảm bảo chất lượng sản phẩm và
giữ vệ sinh an toàn thực phẩm để giữ thương hiệu cam Vĩnh Long, lại vừa hạn chế ô nhiễm môi trường, thoái hóa đất.
- Cây Bưởi
Vĩnh Long, cụ thể hơn là TX Bình Minh là nơi xuất xứ của giống bưởi Năm Roi, nổi tiếng khắp nơi từ Nam ra Bắc và vươn ra cả thị trường thế giới. Diện tích trồng và thu hoạch bưởi tăng nhanh từ 4,7 nghìn ha diện tích trồng và 4,5 nghìn ha diện tích thu hoạch bưởi năm 2005 tăng lên 9,0 nghìn ha và 7,6 nghìn ha năm 2017, chiếm 20,2% diện tích trồng và 20,4% diện tích thu hoạch cây ăn quả toàn tỉnh, đứng đầu ĐBSCL và cả nước liên tục từ năm 2010 đến nay cả về diện tích lẫn sản lượng.
Vĩnh Long trồng 2 loại bưởi: Năm Roi và Da Xanh và phân bố thành 2 vùng rõ rệt.
Bảng 3.12. Diện tích và sản lượng bưởi tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2005 – 2017 phân theo đơn vị hành chính
Đơn vị hành chính 2005 2010 2017 Nghìn ha Nghìn tấn Nghìn ha Nghìn tấn Nghìn ha Nghìn tấn Trồng Thu hoạch Trồng Thu hoạch Trồng Thu hoạch Toàn tỉnh 6,5 4,5 56,8 7,8 6,5 85,0 9,0 7,6 84,7 % so với ĐBSCL 36,3 39,1 38,8 28,1 30,0 33,1 30,4 33,8 30,1 % so với cả nước 21,0 21,6 23,5 16,8 18,0 21,6 12,1 16,2 14,8 TP Vĩnh Long 0,2 0,2 1,8 0,2 0,2 2,0 0,2 0,1 1,7 Huyện Long Hồ 0,5 0,3 4,4 0,5 0,5 5,9 0,4 0,4 4,3 Huyện Mang Thít 0,6 0,5 5,9 0,7 0,6 7,3 0,9 0,7 8,0 Huyện Vũng Liêm 1,0 0,6 8,1 1,1 1,0 11,4 2,0 1,5 16,3 Huyện Tam Bình 1,0 0,7 8,3 1,6 1,0 13,7 1,7 1,3 14,7 TX Bình Minh 2,2 1,6 20,5 1,9 1,8 25,7 2,0 2,0 21,9 Huyện Trà Ôn 1,0 0,6 7,8 1,2 0,9 12,7 1,3 1,1 12,6 Huyện Bình Tân - - - 0,6 0,5 6,3 0,5 0,5 5,2
Nguồn: Tính toán từ (Bộ NN và PTNT, 2017), (Cục Thống kê Vĩnh Long, 2011, 2016, 2018)
+ Bưởi Năm Roi phân bố ở các huyện ven sông Hậu gồm TX Bình Minh, huyện Tam Bình, Trà Ôn và Bình Tân, chiếm 61,4% diện tích bưởi toàn tỉnh (5.516 ha năm 2017), trong đó TX Bình Minh có diện tích lớn nhất, chiếm 22,6% diện tích bưởi toàn tình và 36,8% diện tích bưởi Năm Roi, tập trung chủ yếu ở xã Mỹ Hòa (1.163 ha năm 2017), chiếm trên 57,0% diện tích bưởi toàn TX Bình Minh và 21,1% diện tích bưởi Năm Roi và 13,0% diện tích trồng bưởi toàn tỉnh, đứng đầu Vĩnh Long và cả nước.
Bưởi Năm Roi là cây ăn quả đặc sản của huyện Bình Minh (nay là TX Bình Minh từ 28/12/2012), đây cũng là nơi xuất xứ của giống bưởi này, đã giành được 2 huy chương Vàng dành cho đặc sản trái cây ĐBSCL (năm 1969 và 1988). Giống bưởi Năm Roi đã được Cục Sở hữu Trí tuệ (Bộ Khoa học & Công nghệ) cấp giấy chứng
nhận đăng kí chỉ dẫn địa lí, khẳng định thương hiệu. Cây bưởi Năm Roi có tuổi thọ từ 15 – 17 năm. Trái bưởi có hình quả lê, trọng lượng khoảng 1,2 – 1,4 kg/quả, vỏ mỏng, ruột trắng, thịt mềm, nhiều nước, róc múi, vị ngọt hơi chua, mùi thơm, để càng lâu càng ngon. Bưởi Năm Roi Bình Minh rất ít hạt hoặc không có hạt, khác hẳn bưởi Năm Roi trồng ở các địa phương khác. Ngoài việc ăn tươi có thể giảm cholesterol, bưởi còn dùng để nấu chè hay chiết xuất tinh dầu.. Những năm gần đây với bàn tay khéo léo, người nông dân đã tạo hình quả bưởi (bưởi hồ lô, bưởi hình bàn tay Phật...) phục vụ nhu cầu ngày Tết.
+ Bưởi Da Xanh được trồng ở các huyện ven sông Tiền và sông Cổ Chiên, tại các huyện Vũng Liêm (1.990 ha), Mang Thít (873 ha), Long Hồ (430 ha) và TP Vĩnh Long (171 ha). Diện tích bưởi Da Xanh chiếm 38,6% diện tích bưởi toàn tỉnh.
Do hiệu quả kinh tế của bưởi, theo điều tra kinh tế hộ, 1 ha trồng bưởi trong 1 năm trừ chi phí (giống, làm đất, vật tư, phân bón, công LĐ...) cho thu nhập 577 triệu đồng (đối với bưởi Năm Roi) và 650 triệu đồng (đối với bưởi Da Xanh) nên tỉnh đã chủ trương xây dựng vùng sản xuất tập trung, như vùng bưởi Năm Roi Bình Minh, bưởi Da Xanh Vũng Liêm..., thực hiện quy trình canh tác tiên tiến (VietGAP, GlobalGAP), đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất cũng như bảo quản bưởi tươi sống, cụ thể là quản lí dịch hại tổng hợp (IPM) vừa đạt năng suất cao, vừa giữ được cân bằng sinh học, ổn định được môi trường lại đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng, ứng dụng công nghệ bao gói điều biến khí (MAP) làm tăng thời gian bảo quản do hạn chế được quá trình hô hấp, trao đổi và chuyển hóa các chất, nhờ đó giảm được tổn thất sau thu hoạch, tuy nhiên diện tích chưa nhiều.
Tỉnh Vĩnh Long đang tích cực quảng bá thương hiệu bưởi Năm Roi Bình Minh bằng nhiều hình thức như tham gia hội chợ, kí hợp đồng với các siêu thị lớn như Vinmart, Cop-mart, Big C, Lotte... Đặc biệt việc thành lập HTX bưởi Năm Roi Mỹ Hòa năm 2018 sản xuất theo kĩ thuật tiên tiến, chăm sóc cây theo quy trình VietGAP, đầu tư trong khâu thu hoạch và bảo quản để tạo ra sản phẩm chất lượng, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu, giúp nông dân trồng bưởi vươn lên khá, giàu.
- Cây Nhãn
Vĩnh Long trồng nhiều nhãn, trong giai đoạn 2005 – 2017 tỉnh luôn dẫn đầu ĐBSCL về diện tích và thứ 2 về sản lượng (sau tỉnh Tiền Giang do năng suất nhãn thấp hơn) và cũng đứng thứ 2/63 tỉnh, TP cả về diện tích (sau tỉnh Sơn La) và sản lượng (sau tỉnh Tiền Giang). Năm 2017 diện tích trồng nhãn của Vĩnh Long là 7,3 nghìn ha, chiếm 16,4% diện tích cây ăn quả toàn tỉnh, 26,8% diện tích trồng nhãn vùng ĐBSCL và 9,6% diện tích nhãn cả nước; sản lượng 47,5 nghìn tấn, chiếm 11,1% sản
lượng cây ăn quả toàn tỉnh, 19,6% sản lượng nhãn vùng ĐBSCL và 9,5% sản lượng nhãn cả nước (Cục Thống kê Vĩnh Long, 2011, 2016, 2018)
Diện tích và sản lượng nhãn những năm vừa qua giảm liên tục (xem phụ lục 6).
Bảng 3.13. Diện tích và sản lượng nhãn tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2005 – 2017 phân theo đơn vị hành chính
Đơn vị hành chính 2005 2010 2017 Nghìn ha Nghìn tấn Nghìn ha Nghìn tấn Nghìn ha Nghìn tấn Trồng Thu hoạch Trồng Thu hoạch Trồng Thu hoạch Toàn tỉnh 10,4 9,8 100,6 9,8 9,6 100,5 7,3 5,9 47,5 % so với ĐBSCL 22,6 24,0 24,9 26,3 26,7 25,4 26,8 24,8 19,6 % so với cả nước 9,1 10,9 16,4 10,9 11,7 17,0 9,6 9,3 9,5 TP Vĩnh Long 0,9 0,9 8,7 0,8 0,8 8,8 0,6 0,3 2,5 Huyện Long Hồ 4,0 3,9 42,4 3,6 3,6 37,6 3,2 2,5 20,5 Huyện Mang Thít 1,6 1,5 15,3 1,7 1,7 17,7 1,1 1,0 8,1 Huyện Vũng Liêm 1,4 1,3 12,8 1,4 1,3 13,7 0,3 0,3 2,2 Huyện Tam Bình 0,5 0,5 4,8 0,5 0,5 4,8 0,7 0,6 4,9 TX Bình Minh 0,8 0,6 6,0 0,2 0,2 2,0 0,1 0,1 0,9 Huyện Trà Ôn 1,2 1,1 10,6 1,2 1,1 12,0 0,9 0,8 6,0 Huyện Bình Tân - - - 0,4 0,4 3,9 0,4 0,3 2,4
Nguồn: Tính toán từ (Bộ NN và PTNT, 2017), (Cục Thống kê Vĩnh Long, 2011, 2016, 2018)
Nhãn được trồng nhiều ở các huyện, TP dọc sông Tiền và sông Cổ Chiên, trong đó chủ yếu ở huyện Long Hồ (chiếm 43,8% diện tích trồng nhãn toàn tỉnh), Mang Thít (15,1%). Diện tích trồng và thu hoạch nhãn toàn tỉnh và các huyện, TX, TP đều giảm, từ 10,4 nghìn ha diện tích trồng toàn tỉnh năm 2005 giảm xuống 7,3 nghìn ha năm 2017 (giảm 3,1 nghìn ha); diện tích thu hoạch giảm nhiều hơn (3,9 nghìn ha). Những nguyên nhân chính là bệnh chổi rồng trên giống nhãn tiêu da bò (trên 70% diện tích), câu không ra quả, chết cây. Người nông dân đã khôi phục vườn nhãn bằng cách chuyển đổi giống nhãn từ nhãn tiêu da bò sang nhãn Edor, nhãn Mỹ, nhãn xuồng cơm vàng, nhãn thạch kiệt, đồng thời cải tạo giống nhãn tiêu da bò cho chất lượng tốt hơn. Mặc khác, do hiệu quả kinh tế của cây nhãn so với cam rau, bưởi, xoài thấp hơn nên chuyển sang trồng các cây ăn quả khác như xoài, bưởi... Thu nhập trên 1 ha nhãn trong 1 năm, từ chi phí các loại (135,5 triệu đồng) cho lợi nhuận 264,5 triệu đồng.
Tỉnh đã có các vùng trồng nhãn tập trung ở Long Hồ và Mang Thít. Người trồng nhãn đã có ý thức tuân thủ quy trình kĩ thuật về sử dụng phân bón, giống và an toàn vệ sinh thực phẩm, xây dựng thương hiệu, một số cơ sở sản xuất giống nhãn (nhãn tiêu da bò, nhãn Edor) được cấp chứng nhận cây đầu dòng. Một số tổ hợp tác nhãn được thành
lập để vừa duy trì diện tích và sản lượng nhãn, trao đổi kinh nghiệm, kĩ thuật trồng nhãn, tìm kiếm liên kết, hợp đồng tiêu thụ với các doanh nghiệp và thị trường xuất khẩu ra nước ngoài.
Người trồng nhãn tỉnh Vĩnh Long đã dần biết và áp dụng công nghệ cao để đạt hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường và hướng tới mô hình TTX, như quản lí dịch hại tổng hợp (IPM), nhân giống vô tính giống nhãn tiêu da bò, ứng dụng kĩ thuật xử lí ra hoa theo yêu cầu đề tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường tiêu thụ...
- Cây Xoài
Xoài là đặc sản của vùng ĐBSCL, là một trong các cây ăn quả có khả năng chịu mặn và chịu ngập úng khá tốt. Ngoài các giống xoài cát Hòa Lộc, Cát Chu, xoài Đài Loan, Vĩnh Long cũng có 2 giống xoài nổi tiếng là xoài Tứ Quý Phú Thành và xoài Xiêm Num Quới An. Xoài cũng cho thu nhập và lợi nhuận cao hơn nhãn, sầu riêng, chôm chôm, cam vườn, trung bình 1 ha/năm cho thu nhập 376 triệu đồng (sau khi trừ