6. Cấu trúc luận án
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.2. Phát triển nông nghiệp và tăng trưởng xanh trong nông nghiệp ở Việt
1.2.2.1. Phát triển nông nghiệp giai đoạn 2005 – 2017 a. Những thành tựu chủ yếu
- Nông nghiệp nước ta phát triển khá ổn định và đạt được tốc độ tăng trưởng vững chắc.
Bảng 1.2. Giá trị sản xuất và cơ cấu giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản nước ta giai đoạn 2005 – 2017
Chỉ tiêu 2005 2010 2017 GTSX (giá hiện hành, nghìn tỉ đồng) 256,4 712,0 1.596,9 Trong đó (%) 100,0 100,0 100,0 - Nông nghiệp 71,5 75,9 72,8 - Lâm nghiệp 3,7 2,6 2,9 - Thủy sản 24,8 21,5 24,3 GTSX (giá so sánh 2010, nghìn tỉ đồng) 554,6 712,0 1.142,1 Tốc độ tăng trưởng (%) 3,5 3,4 3,3 Nguồn: (Bộ NN và PTNT, 2006 – 2018)
Nhờ thực hiện công cuộc đổi mới, chính sách phát triển nông nghiệp đúng đắn và sự ưu tiên đầu tư vào một số lĩnh vực sản xuất nên hoạt động N, L, TS phát triển khá ổn định. Theo giá hiện hành, giá trị sản xuất N, L, TS năm 2017 gấp 6,2 lần năm 2005 và 2,2 lần năm 2010.
Cơ cấu GTSX N, L, TS có sự chuyên dịch theo hướng tăng tỉ trọng của ngành thủy sản và giảm tỉ trọng của ngành nông nghiệp, nhưng không vững chắc.
GTSX và cơ cấu GTSX N, L, TS có sự khác biệt giữa các vùng.
Bảng 1.3. Giá trị sản xuất và cơ cấu giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản nước ta phân theo vùng năm 2017(giá hiện hành)
Các vùng GTSX Chia ra (%) Nghìn tỉ đồng % Nông nghiệp Lâm nghiệp Thủy sản Cả nước 1.596,9 100,0 72,8 2,9 24,3 Đồng bằng sông Hồng 195,1 12,2 82,1 0,3 17,6
Trung du miền núi Bắc Bộ 180,2 11,2 81,4 9,8 8,8
Bắc Trung Bộ 135,6 8,5 74,6 7,8 17,6
Duyên hải Nam Trung Bộ 159,0 9,9 56,9 3,5 39,6
Tây Nguyên 189,8 11,9 98,0 1,0 1,0
Đông Nam Bộ 176,9 11,1 80,9 1,0 18,1
ĐBSCL 560,5 35,1 59,7 7,6 38,9
Nguồn: Tính toán từ (Bộ NN và PTNT, 2006 – 2018)
Vùng ĐBSCL đứng đầu về GTSX N, L, TS (35,1% cả nước), cơ cấu GTSX N, L, TS là nông nghiệp (59,7%), thủy sản (38,9%) và lâm nghiệp (7,6%); đứng thứ 2 là vùng ĐBSH
(12,2%), cơ cấu GTSX chiếm ưu thế về nông nghiệp (82,1%) và thủy sản (17,6%). Trong 7 vùng, đứng đầu về tỉ trọng nông nghiệp là Tây Nguyên (98,0%) với thế mạnh là cây công nghiệp lâu năm, đứng đầu về thủy sản là vùng Duyên hải Nam Trung Bộ (39,6%).
- Sản xuất nông nghiệp đã có những biến tiến quan trọng (luôn chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu GTSX N, L, TS), trở thành nền nông nghiệp hàng hóa, áp dụng KHCN, đa ngành và tăng trưởng ổn định.
Bảng 1.4. Giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá hiện hành giai đoạn 2005 – 2017 Năm GTSX (nghìn tỉ đồng) Chia ra (%) Năm GTSX (nghìn tỉ đồng) Chia ra (%) Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ 2005 183,2 73,6 24,6 1,8 2010 540,2 73,4 25,1 1,5 2015 843,4 69,0 28,8 2,2 2017 1.162,6 67,0 30,7 2,3 Nguồn: (Bộ NN và PTNT, 2006 – 2018), (Tổng cục Thống kê, 2006, 2011, 2018)
Trong cơ cấu GTSX nông nghiệp, trồng trọt luôn phát huy thế mạnh, chiếm tỉ trọng cao trên dưới 70,0%, tuy có giảm nhưng chậm. Sản phẩm trồng trọt không những đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến mà còn xuất khẩu với số lượng ngày càng tăng, nhất là các mặt hàng chủ lực như gạo, cà phê, hạt điều, sắn, cao su và rau quả.
Bảng 1.5. Vị thế của một số sản phẩm nông nghiệp theo vùng năm 2017
(về diện tích trồng, nghìn ha, %)
Các vùng
Cây hàng năm Cây lâu năm
Lương thực có hạt Rau đậu Mía Lạc Cao su Cà phê Chè Cây ăn quả Cả nước 8.810,7 100,0 1.073,7 100,0 280,4 100,0 195,8 100,0 971,6 100,0 664,6 100,0 129,3 100,0 924,0 100,0 Đồng bằng sông Hồng 12,6 17,5 0,4 10,6 - - 2,6 9,4 Trung du miền núi Bắc Bộ 13,8 15,2 12,3 27,3 3,1 2,5 74,3 23,0 Bắc Trung Bộ 9,4 11,1 19,3 27,8 9,0 0,9 6,2 6,9 Duyên hải Nam Trung Bộ 7,1 9,7 20,4 17,1 6,4 0,6 0,4 9,0 Tây Nguyên 5,2 15,1 22,5 6,6 25,7 90,1 16,3 4,9 Đông Nam Bộ 3,9 5,7 9,7 5,0 55,7 5,9 0,2 10,5
ĐBSCL 48,0 25,7 15,4 5,6 0,1 - - 36,3
Nguồn: Tính toán từ (Bộ NN và PTNT, 2006 – 2018) - Tỉ trọng chăn nuôi trong cơ cấu GTSX nông nghiệp tăng liên tục tuy chậm (từ 24,6% năm 2005 lên 25,1% năm 2010 và 30,7% năm 2017). Mặc dù là ngành gặp
nhiều khó khăn do dịch bệnh thường xuyên xảy ra, giá nhiên nguyên liệu, thức ăn tăng trong khi giá các sản phẩm chăn nuôi (nhất là giá lợn và gà công nghiệp) giảm... song nhờ các chính sách hỗ trợ sản xuất, tiêu thụ; công tác giám sát, phòng chống dịch bệnh được tăng cường nên tốc độ tăng trưởng bình quân/năm của ngành luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp và trồng trọt (giai đoạn 2006 – 2010 là 7,2%/năm, giai đoạn 2011 – 2017 là 8,8%/năm) (Tổng cục Thống kê, 2006, 2011, 2018). Sản lượng thịt hơi các loại cũng tăng liên tục.
- GTSX lâm nghiệp tuy chiếm tỉ trọng nhỏ trong GTSX N, L, TS nhưng có tốc độ tăng trưởng khá (bình quân năm đạt 5,3% trong giai đoạn 2005 – 2017). Cho đến nay, diện tích đất lâm nghiệp cả nước đạt 14,9 triệu ha, chiếm 45,0% diện tích tự nhiên cả nước [89], tỉ lệ che phủ rừng đạt 43,4%, cao nhất thuộc về các vùng Trung du miền núi phía Bắc (53,9%), Bắc Trung Bộ (60,6%), Duyên hải Nam Trung Bộ (54,4%) và Tây Nguyên (46,9%).
- Ngành thủy sản phát triển tương đối ổn định, đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu GTSX N, L, TS và trong nền kinh tế của các tỉnh ven biển.
Ngành thủy sản đã khai thác lợi thế về đất, biển, diện tích mặt nước để phát triển cả khai thác nguồn lợi biển cũng như NTTS nước ngọt, mặn, lợ với các sản phẩm chủ lực là cá tra, cá basa, tôm sú, tôm thẻ chân trắng... GTSX và sản lượng thủy sản tăng liên tục, là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn.
Bảng 1.6. Một số chỉ tiêu ngành thủy sản nước ta giai đoạn 2005 – 2017
Chỉ tiêu Đơn vị tính 2005 2010 2017 GTSX (giá hiện hành) Nghìn tỉ đồng 63,7 153,2 388,8 Diện tích mặt nước NTTS Nghìn ha 952,6 1.052,6 1.105,2 Sản lượng thủy sản Nghìn tấn 3.466,8 5.142,7 7.225,0 - Khai thác % 57,3 46,9 46,9 - Nuôi trồng % 42,7 53,1 53,1
Trị giá xuất khẩu thủy sản Triệu USD 2.732,5 5.016,9 8.315,7
Nguồn: Tính toán từ (Tổng cục Thống kê, 2006, 2011, 2018)
Hoạt động thủy sản có sự phân hóa theo vùng, trong đó ĐBSCL là vùng trọng điểm thủy sản, chiếm tỉ trọng lớn cả về GTSX, diện tích NTTS và sản lượng thủy sản.
Hình 1.3. Sản lượng thủy sản và giá trị sản xuất thủy sản năm 2017 phân theo vùng năm 2017 phân theo vùng
Nguồn: (Bộ NN và PTNT, 2006 – 2018), (Tổng cục Thống kê, 2012, 2018)
b. Những tồn tại
- Cơ cấu N, L, TS chuyển dịch chậm, trong 12 năm (2005 – 2017) tỉ trọng nông nghiệp trong cơ cấu GTSX N, L, TS chỉ giảm 1,3 điểm %, tỉ trọng ngành thủy sản còn thấp, chưa xứng với lợi thế sẵn có.
- Sự phát triển nông nghiệp chủ yếu theo chiều rộng, dựa vào khai thác nhiều vốn tự nhiên (đất, nước, rừng, biển, ĐDSH...) làm suy thoái và phá hủy đất canh tác, nguồn nước và rừng...
- Sử dụng quá nhiều hóa chất, thuốc BVTV, phân hóa học trong sản xuất nông nghiệp; sử dụng hóa chất trong NTTS, khai thác ven bờ trái phép, khai thác thủy sản trong mùa sinh sản, sử dụng công cụ khai thác hủy hoại môi trường... làm suy thoái nghiêm trọng nguồn nước ngầm, giảm độ phì của đất, sự đa dạng của cây trồng, suy giảm nguồn lợi thủy sản.
- BĐKH đang diễn ra làm gia tăng áp lực lên vốn tự nhiên cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là đất, nước, rừng, đa dạng sinh học và hệ sinh thái, ảnh hưởng tới năng suất và sản lượng cây trồng, vật nuôi và ảnh hưởng tới đời sống, thu nhập của bộ phận lớn dân cư. Khả năng ứng phó của nông nghiệp với BĐKH còn yếu.
- Năng suất LĐ trong nông nghiệp còn thấp so với các nước trong khu vực do trình độ của người LĐ chưa cao, trang bị công cụ và máy móc còn thiếu, chi phí LĐ và vật tư (giống, phân bón, thuốc BVTV...) cao.
- Việc ứng dụng tiến bộ kĩ thuật và KHCN trong sản xuất nông nghiệp đã góp phần đáng kể vào tăng năng suất và giá trị nông sản. Tuy nhiên mức độ ứng dụng các tiến bộ kĩ thuật để nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp vẫn còn hạn chế...
1.2.2.2. Phát triển nông nghiệp theo hướng tăng trưởng xanh ở Việt Nam
Thực hiện TTX ở nước ta, trong đó có lĩnh vực nông nghiệp đã được triển khai đồng bộ cùng với việc ứng phó với BĐKH, tuy có chậm hơn.
a. Chiến lược quốc gia về TTX đã được (Thủ tướng Chính phủ, 25/9/2012) phê duyệt: Quan điểm về TTX của Chiến lược này: TTX là một nội dung quan trọng của phát triển bền vững, góp phần thực hiện Chiến lược quốc gia về BĐKH; TTX dựa trên tăng cường đầu tư vào bảo tồn, phát triển và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn tự nhiên, giảm phát thải KNK, cải thiện và nâng cao chất lượng môi trường, qua đó kích thích tăng trưởng kinh tế; TTX góp phần tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân.
Chiến lược TTX chỉ rõ giảm cường độ phát thải KNK, sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo (giai đoạn 2011 – 2020 giảm cường độ phát thải KNK 8 – 10% so với năm 2010, giảm tiêu hao năng lượng tính trên GDP 1 – 1,5%/năm). Đối với nông nghiệp: giảm phát thải KNK thông qua phát triển nông nghiệp hữu cơ bền vững, nâng cao tính cạnh tranh của sản xuất nông nghiệp; chuyển dịch cơ cấu vật nuôi, cây trồng, mùa vụ trong N, L, TS, áp dụng các quy trình, công nghệ sử dụng tiết kiệm và hiệu quả giống, thức ăn, vật tư nông nghiệp, vốn tự nhiên (đất, nước...).
Kết quả kiểm kê KNK của ngành nông nghiệp cho thấy KNK phát thải từ các hoạt động chăn nuôi, trồng trọt, NTTS..., trong đó trồng lúa có nguồn phát thải CH4 lớn nhất (chiếm 62,4% tổng lượng phát thải của nông nghiệp), tiếp theo là chăn nuôi gia súc (18,7%)..., vì thế đã đề ra các biện pháp giảm phát thải KNK để thực hiện TTX nông nghiệp.
b. Kế hoạch hành động Quốc gia về TTX giai đoạn 2014 – 2020
Từ Chiến lược quốc gia về TTX của Việt Nam (Quyết định số 1393 ngày 25/9/2012), Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt và ban hành Kế hoạch hành động Quốc gia về TTX giai đoạn 2014 – 2020 (Thủ tướng Chính phủ, 25/9/2012). Như vậy, chiến lược quốc gia và Kế hoạch hành động Quốc gia về TTX còn rất mới, đang trong quá trình triển khai thực hiện.
Trong 4 chủ đề chính, 12 nhóm hoạt động và 66 hoạt động cụ thể, lĩnh vực NLTS tập trung chủ yếu vào 5 hoạt động cụ thể, đó là:
- Áp dụng kĩ thuật canh tác nông nghiệp hữu cơ và nâng cao trình độ quản lí để giảm phát thải KNK, bao gồm:
+ Ứng dụng các giống lúa ngắn ngày năng suất cao để giảm phát thải KNK, tăng cơ cấu các giống chịu mặn, lúa lai; kiểm soát diện tích gieo trồng, giống lúa sử dụng, chuyển đổi 1 vụ lúa trên diện tích đất gieo trồng 2 – 3 vụ lúa kém hiệu quả sang NTTS, cây ăn quả mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn lại giảm được phát thải KNK...
+ Áp dụng quy trình tưới tiêu tiết kiệm nước trong sản xuất lúa và các cây trồng khác; sử dụng giống, phân hóa học, thuốc trừ sâu, thức ăn gia súc hợp lí để nâng cao tính cạnh tranh của sản xuất nông nghiệp và giảm phát thải KNK.
+ Ứng dụng phân ủ hữu cơ trong trồng trọt.
- Tái sử dụng, tái chế phụ phẩm, phế thải nông nghiệp, đổi mới công nghệ, thay đổi cơ cấu:
+ Hỗ trợ đầu tư cho các đề tài nghiên cứu công nghệ xử lí và tái sử dụng phụ phẩm, phế phẩm nông nghiệp, biogas, phân bón hữu cơ để nâng cao giá trị và giảm phát thải ô nhiễm.
+ Ban hành các chính sách khuyến khích tái chế phụ phẩm, phế phẩm nông nghiệp.
- Ứng dụng phổ biến thức ăn giàu dinh dưỡng trong chăn nuôi (cung cấp bánh dinh dưỡng MUB – Molasses Ure Block) để tăng khả năng hấp thụ, giảm phát thải KNK (CH4, CO2), chất lượng sản phẩm chăn nuôi sạch và nâng cao hiệu quả kinh tế.
+ Tăng chất lượng thức ăn cho gia súc, tăng sản lượng thịt, sữa.
+ Tận dụng phụ phẩm nông nghiệp, quản lí nguồn chất thải chăn nuôi.
+ Xây dựng bể biogas để xử lí phế thải chăn nuôi (tiết kiệm nguồn nhiên liệu, chất đốt, giảm phát thải CH4,CO2,CO, NO2...), làm sạch vệ sinh môi trường.
- Trồng rừng, nâng cao chất lượng rừng và quản lí tài nguyên rừng bền vững. + Quản lí tốt tài nguyên rừng, nâng tỉ lệ che phủ rừng, làm giàu tài nguyên rừng và bể hấp thụ KNK.
+ Triển khai sáng kiến về giảm phát thải KNK thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng (REDD+) mà Việt Nam là một trong những quốc gia được lựa chọn.
+ Duy trì và đa dạng hóa sinh kế dân cư khu vực miền núi, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập.
- Đổi mới công nghệ khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy sản.
+ Điều chỉnh cơ cấu tàu thuyền công suất không phù hợp với ngư trường đánh bắt, quy hoạch vùng khai thác thủy sản.
+ Cải tiến kĩ thuật và công nghệ trong hoạt động khai thác, xây dựng mô hình tổ chức sản xuất và dịch vụ nghề cá.
+ Đổi mới, cải tiến công nghệ, kĩ thuật NTTS, quản lí chất thải, dịch vụ NTTS. - Việt Nam là quốc gia có nền sản xuất nông nghiệp phát triển, chiếm tỉ trọng còn lớn trong nền kinh tế (năm 2017 chiếm 15,3% kể cả thuế sản phẩm và 17,1% không tính thuế sản phẩm với 40,2% LĐ đang làm việc trong các ngành kinh tế và 65,0% dân số sống ở nông thôn). Hoạt động N, L, TS góp phần suy giảm nguồn vốn tự nhiên, phát thải một lượng không nhỏ KNK. Việt Nam cũng đã cam kết thực hiện TTX nền
kinh tế, trong đó có TTX trong nông nghiệp. Đây được xem là mô hình mới của TTKT thúc đẩy quá trình tái CCNN và hoàn thiện thể chế kinh tế theo hướng sử dụng hiệu quả hơn vốn tự nhiên, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp thông qua tăng cường đầu tư vào đổi mới công nghệ, vốn tự nhiên. Qua đó góp phần ứng phó với BĐKH, giảm nghèo và đảm bảo phát triển nông nghiệp bền vững
TTX nền kinh tế nói chung và TTX nông nghiệp nói riêng mới triển khai được thời gian ngắn. Đây mới chỉ là kết quả ban đầu, nhiều nội dung chưa đi vào thực tiễn. Song về cơ bản đã đưa TTX nông nghiệp từ chiến lược thành hành động cụ thể.
Tiểu kết chương 1
N, L, TS là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, đóng vai trò quan trọng không thể thay thế trong việc đảm bảo an ninh lương thực; cung cấp các yếu tố đầu vào cho công nghiệp, dịch vụ; tạo việc làm và thu nhập cho bộ phận dân cư; góp phần bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên và các giá trị di sản văn hóa truyền thống.
Việc phát triển và phân bố N, L, TS chịu sự chi phối của các nhân tố vị trí địa lí; điều kiện tự nhiên và TNTN (địa hình, đất, khí hậu, nguồn nước, sinh vật) và KT – XH (LĐ, KHCN, CSHT và CSVCKT, thị trường tiêu thụ, vốn đầu tư, chính sách và thể chế phát triển nông nghiệp) phù hợp với một số hình thức TCLT và tổ chức sản xuất như hộ nông dân, trang trại, doanh nghiệp nông nghiệp, HTX, vùng chuyên canh và tiểu vùng nông nghiệp.
Sản xuất và tăng trưởng nông nghiệp phụ thuộc vào vốn tự nhiên, nơi cung cấp đầu vào cho quá trình sản xuất, đồng thời môi trường tự nhiên cũng là nơi chứa các chất thải, khí thải... cũng góp phần làm ô nhiễm môi trường, phát thải một lượng không nhỏ KNK làm cho Trái Đất bị nóng lên. Mô hình phát triển nông nghiệp thông thường của các nước đang phát triển (trong đó có Việt Nam) là dựa trên khai thác vốn tự nhiên gây ô nhiễm môi trường dẫn đến phát triển thiếu bền vững. Yêu cầu cấp thiết đặt ra là phải thay đổi mô hình tăng trưởng, để vừa đạt mục tiêu tăng trưởng và PTKT, đồng thời bảo vệ môi trường, giảm thiểu việc sử dụng không bền vững vốn tự nhiên. Đó chính là mô hình TTX, KTX.
TTX nói chung và TTX nông nghiệp nói riêng hướng tới việc sử dụng vốn tự nhiên hiệu quả hơn, tăng năng suất LĐ đồng thời giảm tác động đến môi trường. TTX nông nghiệp lấy các hoạt động giảm phát thải KNK, bảo vệ môi trường, thích ứng với BĐKH làm động lực cho tăng trưởng nông nghiệp và TTKT.