6. Cấu trúc luận án
4.3.10. Phát triển và nâng cấp chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp
Thực hiện chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp sẽ tăng cường khả năng liên kết sản xuất – chế biến – bảo quản – tiêu thụ, nâng cao giá trị gia tăng cho nông sản, gia tăng thu nhập cho các chủ thể trong chuỗi, tạo động lực phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng TTX và bền vững.
Bảng 4.4. Hoạt động và chủ thể tham gia chuỗi giá trị sản xuất nông nghiệp Các khâu
trong chuỗi
Cung ứng
đầu vào Sản xuất Thu gom
Chợ đầu
mối Chế biến Thương mại
Hoạt động của từng khâu Vật tư nông nghiệp, LĐ, đất đai, tiền vốn... Làm đất, gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch Thu gom, vận chuyển, bảo quản Thu gom, vận chuyển, bảo quản Sơ chế, bảo quản, chế biến nông sản Bán tại địa phương, cửa hàng, chợ, siêu thị...; Xuất khẩu Sản phẩm Vật tư nông nghiệp, LĐ, đất đai, tiền vốn... Nông sản Nông sản đã được thu gom về các kênh tiêu thụ tiếp theo Nông sản đã được bán cho nhà bán buôn, bán lẻ Nông sản đã qua chế biến Nông sản tươi hoặc đã qua chế biến Chủ thể Nhà cung cấp vật tư đầu vào Nông hộ, trang trại, HTX, doanh nghiệp nông nghiệp Thương lái, trạm thu gom Thương nhân tại chợ đầu mối Doanh nghiệp chế biến Thương nhân, doanh nghiệp xuất khẩu
Nguồn: (UBND tỉnh Vĩnh Long, 2017)
Chuỗi giá trị sản xuất nông nghiệp được hình thành dựa trên sự gắn kết giữa các chủ thể có chức năng sản xuất trực tiếp hoặc gián tiếp bao gồm nhà cung ứng vật tư nông nghiệp đầu vào; nhà sản xuất; thương lái, thương nhân; các doanh nghiệp chế biến
và xuất khẩu. Ngoài 4 chủ thể chính còn có sự hỗ trợ của các cấp chính quyền, Bộ NN và PTNT, Sở NN và PTNT, Phòng Nông nghiệp, ngân hàng, các tổ chức đoàn thể...
Trong điều kiện hiện nay không chỉ ở tỉnh Vĩnh Long mà khắp cả nước, vai trò của thương lái tỏ ra quan trọng và có hiệu quả. Sản phẩm từ người nông dân sản xuất ra qua nhiều bước trung gian, nhiều cấp thương lái mới đến tay người tiêu dùng, khiến cho giá thành cao, trong khi giá trị gia tăng từ sản xuất đến tiêu dùng không cao, làm giảm quyền lực của người sản xuất, họ bị ép về giá cả và chất lượng sản phẩm.
Trong sơ đồ chuỗi giá trị nông nghiệp hiện tại là các cơ sở chế biến – bảo quản nông sản còn nhỏ lẻ, manh mún, chưa có nhiều doanh nghiệp có công nghệ chế biến – bảo quản hiện đại. Đây là hạn chế của chuỗi trong việc nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm nông nghiệp. Vì thế tỉnh cần phải thay đổi sơ đồ chuỗi, nâng cao vị thế của các chủ thể chính trong chuỗi (người sản xuất, doanh nghiệp thu gom, chế biến và xuất khẩu, đại lí, doanh nghiệp, HTX cung ứng vật tư nông nghiệp đầu vào); tăng cường sự gắn kết giữa các chủ thể trong chuỗi giá trị, đảm bảo hài hòa lợi ích của các bên tham gia.
Ngoài 10 giải pháp trên, còn có thể có thêm các giải pháp khác nữa trong điều kiện cụ thể của tỉnh Vĩnh Long như giải pháp phát triển công nghiệp chế biến – bảo quản nông sản với công nghệ hiện đại, trước hết cho các sản phẩm chủ lực; giải pháp về đẩy mạnh hoạt động thông tin tuyên truyền về chủ trương, chính sách nông nghiệp, nông thôn; các văn bản pháp luật của ngành, về kĩ thuật sản xuất, về thị trường nông sản...; giải pháp về nâng cao nhận thức của cộng đồng về phát triển nông nghiệp xanh, KTX, bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất nông nghiệp...
Tiểu kết chương 4
Chương 4 tập trung vào đề xuất các giải pháp phát triển nông nghiệp theo hướng TTX đến năm 2030.
Dựa trên cơ sở là Chiến lược phát triển nông nghiệp vùng ĐBSCL và Nghị quyết 120/NQ-CP ngày 17/11/2017 về PTBV vùng ĐBSCL thích ứng với BĐKH, trong đó có 8 nội dung gắn với phát triển và TTX; căn cứ vào Chiến lược và kế hoạch hành động TTX giai đoạn 2014 – 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành gắn với 5 hoạt động nông nghiệp theo hướng TTX; xem xét từ các dự báo có liên quan đến phát triển nông nghiệp ở tỉnh Vĩnh Long đến năm 2030 (dự báo về quỹ đất dành cho phát triển nông nghiệp; dự báo về dân số và LĐ nông nghiệp; dự báo thị trường tiêu thụ sản phẩm và khả năng cung ứng của ngành nông nghiệp; dự báo về KHCN và tiến bộ kĩ thuật, cách mạng công nghiệp 4.0 ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp; dự báo về mức độ ô nhiễm của môi trường đất, nước; ảnh hưởng của BĐKH và nước biển dâng tới phát triển nông nghiệp theo hướng TTX; căn cứ vào những thành tựu và cơ hội, những tồn tại và hạn chế của phát triển nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long theo hướng TTX;
theo quan điểm phát triển nông nghiệp “trên cơ sở khai thác có hiệu quả các nguồn lực, trong đó ưu tiên khai thác và phát triển KHCN, tri thức, thương hiệu sản phẩm, xây dựng nền nông nghiệp phù hợp với chiến lược TTX của cả nước, sạch và bền vững...”.
Để đạt được mục tiêu và định hướng phát triển nông nghiệp đến năm 2030, luận án đã đề xuất 10 giải pháp chủ yếu phát triển nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long gắn với TTX. Đó là hoàn thiện và hướng dẫn thực hiện các chính sách phát triển nông nghiệp; đầu tư xây dựng KHCN, huy động các nguồn vốn đầu tư; đào tạo nguồn nhân lực; phát triển và hoàn thiện CSHT đáp ứng yêu cầu sản xuất nông nghiệp hiện đại, đủ ứng phó với BĐKH; quản lí và sử dụng hiệu quả vốn tự nhiên, bảo vệ môi trường và áp dụng các biện pháp thích ứng, giảm nhẹ BĐKH trong nông nghiệp; đẩy mạnh liên kết, hợp tác trong sản xuất nông nghiệp; tăng cường hợp tác và mở rộng liên kết tỉnh, liên kết vùng; xây dựng và quảng bá thương hiệu, xúc tiến thương mại và phát triển, nâng cấp chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp.
Mười giải pháp đề xuất phù hợp 4 nhóm chủ đề TTX trong nông nghiệp, trong đó giải pháp 1 bao trùm lên 4 chủ đề.
KẾT LUẬN
1. Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội. Trong nền kinh tế hiện đại ở thế kỉ XXI, nông nghiệp vẫn giữ vị trí quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực, cung cấp các yếu tố đầu vào cho khu vực công nghiệp, dịch vụ, tạo cơ sở để thực hiện quá trình CNH, HĐH, là một sinh kế có sức mạnh đặc biệt trong việc giảm nghèo, là nơi nuôi dưỡng và cung cấp các nguồn tài nguyên và dịch vụ môi trường. Nông nghiệp đóng góp vào sự TTKT và phát triển với tư cách là một ngành kinh tế. Tiến trình phát triển sản xuất nông nghiệp gắn liền với việc sử dụng và thường sử dụng chưa hợp lí các nguồn vốn tự nhiên: sử dụng nhiều quỹ đất, làm suy thoái đất và ảnh hưởng đến chất lượng đất; sử dụng nguồn nước nhiều nhất và góp phần làm cho nguồn nước ngày càng khan hiếm, đồng thời cũng sử dụng nhiều hóa chất như phân bón, thuốc BVTV... Phát triển nông nghiệp theo hướng TTX, bền vững vừa góp phần đảm bảo an ninh lương thực, giảm nghèo, vừa duy trì và bảo vệ TNTN đang ngày càng suy giảm và ô nhiễm. Phát triển nông nghiệp theo hướng TTX là cách thức để quản lí các mối quan hệ giữa nông nghiệp, bảo tồn vốn tự nhiên và môi trường, thúc đẩy phát triển sinh kế bền vững để hệ thống canh tác nông nghiệp ít bị tác động của BĐKH.
2. Tỉnh Vĩnh Long có nhiều thuận lợi nhưng cũng gặp không ít khó khăn cho phát triển nông nghiệp theo hướng TTX.
Những thuận lợi cơ bản là nằm ở khu vực trung tâm của ĐBSCL, kẹp giữa sông Tiền và sông Hậu, có nước ngọt quanh năm, chịu ảnh hưởng của lũ nhẹ hơn vùng Đồng Tháp Mười, chịu ảnh hưởng xâm nhập mặn nhẹ hơn các tỉnh ven biển. Tỉnh Vĩnh Long có ĐKTN và TNTN rất thích hợp cho phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới. Tỉ trọng đất sản xuất nông nghiệp lớn, đất màu mỡ được bồi đắp phù sa hàng năm, khí hậu cận xích đạo, ít thiên tai, nguồn nước dồi dào là cơ sở để phát triển nông nghiệp và thủy sản đa canh và thâm canh, có hiệu quả cao với các nông sản chủ lực như lúa, rau đậu thực phẩm, cây ăn quả đặc sản. Tỉnh có nguồn LĐ nông nghiệp dồi dào với kinh nghiệm canh tác nông nghiệp lâu năm, biết đối phó và chung sống với lũ, hạn, mặn; biết khai thác triệt để tài nguyên đất và nước để tạo ra sản phẩm nông nghiệp có giá trị và khả năng cạnh tranh. Cùng với đó tỉnh còn có hệ thống CSHT và CSVCKT phục vụ nông nghiệp ngày càng hoàn chỉnh, hệ thống chính sách về nông nghiệp kịp thời, sát thức; việc ứng dụng KHCN vào sản xuất ngày càng mở rộng.
Những khó khăn chủ yếu cho phát triển nông nghiệp của tỉnh Vĩnh Long là các TNTN như đất, nước đã và đang khai thác ở mức cao, mức độ thuận lợi của nguồn vốn tự nhiên nay đã giảm dần, khả năng tăng năng suất cây trồng từ nhân tố tự nhiên không nhiều. Nằm trong vùng ĐBSCL, chịu tác động của BĐKH, nước biển dâng, một số hiện tương như hạn hán, xâm nhập mặn đã xuất hiện, người dân chưa có nhiều kinh nghiệm ứng phó... đã tác động không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp. Tập quán sản
xuất của nông dân còn nhỏ lẻ, khả năng ứng dụng KHCN còn hạn chế, vốn đầu tư cho nông nghiệp còn ít, chưa đáp ứng nhu cầu phát triển nền nông nghiệp hiện đại. Các quy định của Chính phủ và của ngành nông nghiệp về VietGAP, về quản lí sản xuất thực phẩm an toàn... vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với ngành nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long.
3. Trong giai đoạn 2005 – 2017 tỉnh Vĩnh Long đã đạt được nhiều thành tựu trong phát triển nông nghiệp. Đóng góp của khu vực này trong GRDP toàn tỉnh tuy có giảm dần nhưng vẫn chiếm tỉ trọng cao: 43,1% năm 2005 và 33,1% năm 2017; tốc độ tăng trưởng N, L, TS trung bình năm là 4,05%/năm. GTSX N, L, TS tăng liên tục (từ 6.434,9 tỉ đồng năm 2005 lên 17.295,5 tỉ đồng năm 2010 và 31.009,7 tỉ đồng năm 2017), trong đó ưu thế thuộc về nông nghiệp (chiếm 89,7%), nhất là trồng trọt (60,0% GTSX N, L, TS và 67,5% GTSX nông nghiệp). Các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh là bưởi (với diện tích 9,0 nghìn ha và sản lượng 84,7 nghìn tấn, năm 2017), đứng đầu cả nước về diện tích và sản lượng; cam (tương ứng là 9,2 nghìn ha và 99,1 nghìn tấn), đứng thứ 2 vùng ĐBSCL và cả nước; nhãn đứng đầu vùng ĐBSCL và thứ 2 cả nước về diện tích, thứ 2 vùng ĐBSCL và cả nước về sản lượng (7,3 nghìn ha và 47,5 nghìn tấn); khoai lang đứng đầu cả nước về diện tích và sản lượng (13,8 nghìn ha và 358,0 nghìn tấn). Tỉnh còn đứng thứ 2 vùng ĐBSCL về đàn gia cầm và thứ 3 về đàn heo. Một số sản phẩm đã có thương hiệu và nhãn hiệu tập thể như bưởi Năm Roi, cam Tam Bình, nhãn Long Hồ, khoai lang Bình Tân...
Các hộ nông dân tỉnh Vĩnh Long tuân thủ khá tốt các quy trình kĩ thuật, ứng dụng KHCN, nông nghiệp công nghệ cao và hướng TTX vào sản xuất để đạt hiệu quả kinh tế cao và PTBV, nhiều mô hình trồng trọt theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, IPM... đã xuất hiện, chủ yếu trong trồng trọt.
Trên địa bàn tỉnh đã triển khai một số hình thức TCLTNN như trang trại (107 trang trại), doanh nghiệp nông nghiệp (21), HTX nông nghiệp (18), song chủ yếu vẫn là hộ nông nghiệp (131,0 nghìn hộ).
3. Để đạt được mục tiêu phát triển đến năm 2030 là “phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng TTX và bền vững, ứng dụng công nghệ cao để nâng cao giá trị và lợi nhuận trên đơn vị diện tích, ứng phó với BĐKH, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, góp phần chuyển dịch CCKT trên địa bàn tỉnh và bảo đảm an ninh lương thực quốc gia...”, nền nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long cần tập trung vào các giải pháp chủ yếu là: hoàn thiện và hướng dẫn thực hiện các chính sách phát triển nông nghiệp; đầu tư xây dựng KHCN, huy động các nguồn vốn đầu tư; đào tạo nguồn nhân lực; phát triển và hoàn thiện CSHT đáp ứng yêu cầu sản xuất nông nghiệp hiện đại, đủ ứng phó với BĐKH; quản lí và sử dụng hiệu quả vốn tự nhiên, bảo vệ môi trường và áp dụng các biện pháp thích ứng, giảm nhẹ BĐKH trong nông nghiệp; đẩy mạnh liên kết, hợp tác
trong sản xuất nông nghiệp; tăng cường hợp tác và mở rộng liên kết tỉnh, liên kết vùng; xây dựng và quảng bá thương hiệu, xúc tiến thương mại và phát triển, nâng cấp chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp.
Mỗi giải pháp có một vai trò nhất định và có quan hệ mật thiết với nhau, gắn với 4 nhóm chủ đề TTX trong nông nghiệp, tạo thành hệ thống giải pháp nhằm thúc đẩy nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long phát triển theo hướng TTX trong tương lai.
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ
1. Huỳnh Phi Yến (2015), Chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt tỉnh Vĩnh Long,
Tạp chí Khoa Học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, số 10/2016, tr 127- 133.
2. Huỳnh Phi Yến (2016), Giải pháp phát triển nông nghiệp Vĩnh Long theo hướng kinh tế xanh, Kỷ yếu Hội nghị khoa học Địa lí toàn quốc lần IX, NXB Khoa học và cộng nghệ, tr 420 – 427.
3. Huỳnh Phi Yến (2018), Phát triển cây ăn quả tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2010 - 2017, Kỷ yếu Hội nghị khoa học Địa lí toàn quốc lần XI, NXB Thanh niên, tr 615 – 625. 4. Huỳnh Phi Yến (2018), Phát triển nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long theo hướng tăng trưởng xanh: Cơ sở lí luận và thực tiễn, Kỷ yếu Hội nghị khoa học Địa lí toàn quốc lần XI, NXB Thanh niên, tr 656 – 665.
5. Huỳnh Phi Yến (2019), Thực trạng ô nhiễm và suy thoái môi trường đất trong phát triển nông nghiệp ở Tỉnh Vĩnh Long,Tạp chí Khoa học Trường Đại học Sư phạm Tp Hồ Chí Minh, số 9/2019, tr 467- 476.
6. Huynh Phi Yen (2019), Le My Dung, Dam Nguyen Thuy Duong, Agricultural development in eco-friendly oriented in Vinh long province,International Symposium on “ Geographical Sciences in the Context of the Fourth Industrial Revolution: Opportunities anh Challenges” Ho Chi Minh city,15 -16, November , page 62 - 74.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Aini Zakaria vaf Vimala p. (n.d.). Research and Development of Organic Crop Production in Malaysia.
Andrew Shepherd . (1998). Sustainable Rural Development. Luandon.
Andrew.J.Bennett. (n.d.). Sustainable Land Use: Independence between Forestry and Agriculture.
Bách khoa toàn thư . (2000). Hà Nội: Nxb Văn hóa Thông tin.
Ban chấp hành Trung ương Đảng. (2008). Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, số 26 - BCHTW.
Hà Nội.
Ban tuyên giáo Trung ương. (2011). Các văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng. Nxb Chính trị Quốc gia: Hà Nội.
Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương, Bộ NN và PTNT. (2002). Con đường CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn Việt Nam, . Nxb Chính trị quốc gia: Hà Nội.
Báo Nông thôn ngày nay. (2018). Chuyên đề Toàn cảnh nông nghiệp 4.0 Việt Nam. Hà Nội: Nxb Hồng Đức.
Bigg. (1982). Agricultural Model and Rural Poverty. Institute of Development Studies University of Sussex England.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư , Viện Chiến lược phát triển. (2012). Quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH vùng ĐBSCL đến năm 2020. Hà Nội.
Bộ NN và PTNT. (2004). Báo cáo tổng kết tình hình chuyển dịch CCNN và kinh tế nông thôn sau 20 năm đổi mới. Hà Nội.
Bộ NN và PTNT. (2006 – 2018). Thống kê N, L, TS (2005 – 2017). Hà Nội: Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp.
Bộ NN và PTNT. (2014). Chiến lược phát triển nông thôn giai đoạn 2016 – 2030. Hà Nội.
Bộ NN và PTNT. (2017). Niên giám thống kê ngành NN và PTNT 2017. Hà Nội: Nxb Nông nghiệp.
Bộ Tài nguyên và Môi trường. (2016). Kịch bản BĐKH và nước biển dâng cho Việt Nam. Hà Nội: Nxb Tài nguyên Môi trường và Bản đồ Việt Nam.
Bùi Huy Đáp, Nguyễn Điền. (1998). Nông nghiệp Việt Nam bước vào thế kỉ XXI. Hà