Chỉ tiêu Đơn vị tính 2005 2010 2015 2017 - Số lượng nghìn con + Trâu nghìn con 0,2 0,32 0,25 0,15 + Bò nghìn con 45,3 67,2 72,8 94,5 + Heo nghìn con 315,0 353,2 358,3 334,2 + Gia cầm nghìn con 4.606,6 4.709,3 7.600,6 8.288,6 Sản lượng tấn + Thịt trâu, bò tấn 3.699,0 8.005,3 8.567,1 10.683 + Thịt heo tấn 47.058 59.849 61.343 57.320 + Thịt gia cầm tấn 10.946 18.392 31.657 35.080 + Trứng triệu quả 194,3 233,9 395,8 401,2 + Sữa nghìn lít 190,4 95,8 110,5 129,7 + Mật ong nghìn lít 3,7 10,6 4,5 4,7
Nguồn: Tính toán từ (Cục Thống kê Vĩnh Long, 2011, 2016, 2018)
Tốc độ tăng trưởng GTSX ngành chăn nuôi luôn cao hơn trồng trọt: 5,7%/năm giai đoạn 2005 – 2010 và 6,0%/năm giai đoạn 2011- 2017, trong khi ngành trồng trọt tương ứng là 3,94%/năm và 2,89%/năm. Đó là do tỉnh đã hỗ trợ đầu tư cho ngành chăn nuôi để phát triển chất lượng con giống, tổ chức lại sản xuất theo hướng quy mô lớn,
an toàn dịch bệnh, xây dựng và chuyển giao các mô hình chăn nuôi có hiệu quả (hình thức chăn nuôi có sự thay đổi rõ nét từ nông hộ nhỏ lẻ, ít kiểm soát dịch bệnh sang hình thức chăn nuôi trang trại có kiểm soát dịch bệnh, ứng dụng các tiến bộ kĩ thuật vào chăn nuôi). Tuy nhiên, các dự án đầu tư chưa nhiều, nguồn vốn đầu tư còn ít gây khó khăn cho người chăn nuôi.
b. Quy mô đàn vật nuôi - Đàn bò
Trong giai đoạn 2005 – 2017 quy mô đàn bò toàn tỉnh tăng liên tục, từ 45,3 nghìn con năm 2005 lên 94,5 nghìn con năm 2017 (tăng thêm 49,2 nghìn con). Năm 2016 và 2017 đàn bò tăng mạnh, trong đó đàn bò sữa chỉ có 87 con, bò lai sind (zebu) có 90,3 nghìn con. Về tổng đàn bò, Vĩnh Long đứng thứ 6/13 tỉnh ĐBSCL (sau Bến Tre, Trà Vinh, An Giang, Long An và Tiền Giang). Tỉnh đã xây dựng mô hình chăn nuôi bò ứng dụng tiến bộ kĩ thuật để nâng cao năng suất, giảm chi phí nhưng chưa thật phổ biến. Chẳng hạn trong 92 trang trại chăn nuôi (chiếm 86,0% tổng số trang trại toàn tỉnh) thì chỉ có 5 trang trại nuôi heo, 38 trang trại nuôi gà áp dụng công nghệ chuồng lạnh, tự động hóa vận hành thức ăn, nước uống, sát trùng... theo quy trình chăn nuôi tiên tiến (chiếm 46,7% tổng số trang trại chăn nuôi); trong đó có 3 trang trại chăn nuôi heo đã được chứng nhận chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học (VietGAHP).
Vĩnh Long chủ yếu chăn nuôi bò thịt. Theo điều tra kinh tế hộ (tháng 4/2017) (UBND tỉnh Vĩnh Long, 2016) tại các hộ nuôi bò từ 2 – 4 con, cho thấy BQ 1 con bò có chi phí nuôi trong 12 tháng khoảng 12,4 triệu đồng, tổng thu là 16,7 triệu đồng, lợi nhuận là 4,3 triệu đồng, tỉ suất lợi nhuận là 34,0%, hiệu quả kinh tế khá; nếu nuôi từ 5 – 10 con, có đất để chăn thả và trồng cỏ, được hỗ trợ về vốn, trang thiết bị thì sẽ có hiệu quả kinh tế cao hơn nữa. Đàn bò (chủ yếu là bò thịt) được nuôi tập trung ở các huyện Vũng Liêm (32,9% tổng đàn bò toàn tỉnh), Trà Ôn (23,9%), Tam Bình (15,7%); bò sữa phát triển nhiều ở huyện Mang Thít, Long Hồ (xem phụ lục 8).
- Đàn heo
Tổng đàn heo của tỉnh trong giai đoạn 2005 – 2015 tăng liên tục, từ 315,0 nghìn con năm 2005 lên 358,2 nghìn con năm 2010 và 358,3 nghìn con năm 2015, đến năm 2017 quy mô đàn giảm 24,1 nghìn con do xu hướng chuyển dịch cơ cấu đàn vật nuôi, tăng tỉ trọng gia cầm và bò từ nhu cầu thị trường, do hiệu quả kinh tế không cao bằng nuôi bò, lại chịu nhiều rủi ro dịch bệnh. Trong thời điểm điều tra kinh tế hộ (tháng 4/2017), người nuôi heo bị lỗ do chi phí BQ nuôi 1 con heo thịt là 4,1 triệu đồng, giá heo hơi lúc này hạ (30.000 đồng/kg tương đương 3,1 triệu đồng/con), chịu lỗ 1,0 triệu đồng/con (UBND tỉnh Vĩnh Long, 2016).
Ngành chăn nuôi tỉnh cũng tuyên truyền vận động người nông dân thực hiện tiến bộ kĩ thuật để đạt hiệu quả cao về kinh tế, môi trường: nuôi heo thịt từ các giống heo lai theo chương trình nạc hóa đàn heo, xây dựng mô hình chuồng trại heo sử dụng các loại vật liệu mới không dính nước, sát trùng nhằm loại bỏ các vi khuẩn gây bệnh cho vật nuôi, sử dụng quạt thông gió nhằm giảm nhiệt độ trong chuồng.
Hiện tại, heo là vật nuôi chủ lực của tỉnh, người dân có nhiều kinh nghiệm và kĩ thuật chăn nuôi heo. Song do quỹ đất hạn chế, mật độ chăn nuôi dày sẽ làm ô nhiễm môi trường nên duy trì số lượng đàn heo hợp lí là cần thiết.
Năm 2017 với 334,2 nghìn con heo, tập trung chủ yếu tại các huyện trọng điểm lúa như Tam Bình (23,3% tổng đàn heo), Vũng Liêm (21,2%), Trà Ôn (17,4%) và Mang Thít (16,3%). Về tổng đàn heo, Vĩnh Long đứng thứ 3 vùng ĐBSCL (sau tỉnh Tiền Giang và Bến Tre) (xem phụ lục 6).
- Đàn gia cầm (chủ yếu là gà và vịt)
Tốc độ tăng đàn gia cầm của tỉnh khá nhanh cả về GTSX và tổng đàn, trung bình năm tăng 10,5%. Tổng đàn gia cầm năm 2017 của tỉnh là 8.288,6 nghìn con, chiếm 12,5% tổng đàn gia cầm vùng ĐBSCL, đứng thứ 2 sau tỉnh Tiền Giang, trong đó đàn gà chiếm 60,6% (cao hơn tỉ trọng đàn gà trong tổng đàn gia cầm của ĐBSCL là 54,8%).
- Đàn gà được nuôi ở tất cả các huyện, TX, TP, song lớn nhất thuộc về các huyện Mang Thít (1,55 triệu con, 30,7% đàn gà của tỉnh), Tam Bình (787,3 nghìn con, 15,7%), Trà Ôn (690,1 nghìn con, 13,7%), Vũng Liêm (658,6 nghìn con, 13,1%) và Long Hồ (640,5 nghìn con, 12,7%).
Hiện nay 95% đàn gà được nuôi bằng giống mới như giống gà thịt Tam Hoàng, Lương Phượng, gà Ai Cập, Ross 208 và 308, Cobb 500, ISA-Colour..., còn lại là các giống gà nội (gà ta vàng, gà Đông Tảo...) (UBND tỉnh Vĩnh Long, 2017). Chăn nuôi gà thuận lợi hơn heo. Nhu cầu thịt và trứng gà đang tăng nhanh cùng với xu hướng thay đổi các loại thịt trong bữa ăn hàng ngày (từ thịt heo sang thịt bò, thịt gà).
Đàn gà được nuôi theo 2 cách: nuôi gà thịt công nghiệp (gà nhốt chuồng) và nuôi gà thả vườn. Nuôi gà chuồng trại có chi phí cao hơn (chuồng lạnh, tự động hóa khâu chăm sóc, nuôi dưỡng, thức ăn...), giá bán lại không cao nên lãi ít, thậm chí có thời gian người chăn nuôi chịu lỗ. Nuôi gà thả vườn có lợi nhuận hơn do giảm được chi phí thức ăn, giá vật tư và giá bán thịt cao hơn, tuy thời gian nuôi kéo dài hơn và hệ số nuôi thấp hơn. Lợi nhuận trên 1 đầu gà thả vườn ở tỉnh từ 35.000 – 40.000 đồng.
- Đàn vịt được nuôi nhiều nhất ở các huyện Tam Bình (1,22 triệu con, 37,5% tổng đàn vịt cả tỉnh), Vũng Liêm (561,8 nghìn con, 17,2%), Mang Thít (539,8 nghìn con, 16,5%) và Trà Ôn (355,2 nghìn con, 10,9%)... (xem phụ lục 6).
Nuôi vịt là nghề truyền thống của người nông dân ĐBSCL nói chung và tỉnh Vĩnh Long nói riêng. Vịt dễ nuôi, không cần nhiều vốn, có thể nuôi đàn vịt theo mùa vụ lúa. Ở Vĩnh Long nuôi vịt chủ yếu theo hình thức quảng canh và bán thâm canh. Quy mô đàn vịt tăng nhanh, từ 2,0 triệu con năm 2005 lên 2,1 triệu con năm 2010, 3,0 triệu con năm 2015 và 3,3 triêu con năm 2017. Nuôi vịt (cả vịt thịt và vịt đẻ) mang lại hiệu quả kinh tế cao. Theo điều tra kinh tế hộ (tháng 4/2017), chi phí BQ 1 con vịt thịt khoảng 37,0 nghìn đồng, giá bán ra thị trường 50,0 nghìn đồng/con, người nuôi lãi khoảng 13,0 nghìn đồng; còn nuôi vịt đẻ người nuôi lãi 38 nghìn đồng/con. Song để kiểm soát được dịch bệnh và phát triển đàn vịt theo hướng TTX thì người chăn nuôi phải thực hiện mô hình quy trình thực hành tốt VietGAP, chăn nuôi có kiểm soát và chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học VietGAHP, chuyển đổi sang hướng chăn nuôi công nghiệp chuồng trại, chấm dứt nuôi vịt chạy đồng không có kiểm soát hoặc thả vịt tự do trên các kênh rạch.
Ngoài các vật nuôi kể trên, tỉnh còn có các vật nuôi khác như dê (10,9 nghìn con, 2017), chim cút (79,7 nghìn con), trâu (150 con) phân bố rải rác ở các huyện.
c. Sản lượng thịt, trứng, sữa
Sản phẩm của chăn nuôi bao gồm thịt hơi xuất chuồng (trâu, bò, heo), thịt gia cầm giết bán, trứng, sữa và mật ong. Năm 2017 toàn tỉnh Vĩnh Long có 103.083 tấn thịt hơi xuất chuồng các loại, 401,2 triệu quả trứng, 129,7 nghìn lít sữa và 4,7 nghìn lít mật ong.
Về thịt hơi xuất chuồng, năm 2017 trên địa bàn toàn tỉnh đã cung cấp cho thị trường 10.653 tấn thịt bò, chiếm 21,6% sản lượng thịt bò hơi vùng ĐBSCL, đứng thứ 4/13 tỉnh (sau Tiền Giang, Bến Tre và Trà Vinh); 57.320 tấn thịt heo hơi, chiếm 9,9% vùng ĐBSCL, đứng thứ 3 (sau Tiền Giang và Bến Tre); 35.080 tấn thịt gia cầm giết bán, chiếm 20,0% vùng ĐBSCL, đứng thứ 2 (sau tỉnh Tiền Giang).
Sản lượng thịt hơi xuất chuồng năm 2017 nhiều nhất ở 4 huyện Tam Bình (25.457 tấn, 24,7% sản lượng thịt toàn tỉnh, chủ yếu là thịt heo hơi và thịt gia cầm), Vũng Liêm (21.126 tấn, 20,5%, nhiều nhất là thịt heo, gia cầm và thịt bò), Trà Ôn (19.169 tấn, 18,6%, thịt heo và gia cầm) và Mang Thít (17.531 tấn, 17%, thịt gia cầm và thịt lợn) (xem phụ lục 9).
Số lượng các cơ sở giết mổ toàn tỉnh có 37 (năm 2017), song quy mô nhỏ, công suất giết mổ thấp, dây chuyền thiết bị chưa hiện đại. Tỉnh đang tiếp tục đầu tư các nhà máy giết mổ và chế biến thực phẩm với trình độ, thiết bị và công nghệ tiên tiến (giết hổ treo và kho bảo quản lạnh), kiểm soát chất lượng sản phẩm và đảm bảo sản xuất thực phẩm an toàn.
3.1.2.4. Dịch vụ nông nghiệp
Trong cơ cấu GTSX nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2005 – 2017, dịch vụ nông nghiệp chiếm tỉ trọng thấp song tăng liên tục và khá nhanh, từ 3,1% năm 2005 lên 5,0% năm 2010 và 5,7% năm 2017. Các loại hình dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn tỉnh gồm có kinh doanh phân bón và thuốc BVTV (với 16 doanh nghiệp và 603 cửa hàng); sản xuất và cung ứng thức ăn chăn nuôi (có 5 cơ sở sản xuất, 95 cửa hàng kinh doanh thức ăn chăn nuôi); kinh doanh thuốc thú y (với 260 cửa hàng); sản xuất kinh doanh giống cây trồng, vật nuôi (có 405 cơ sở và giết mổ gia súc gia cầm) (UBND tỉnh Vĩnh Long, 2017).
Các cơ sở dịch vụ này phân bố ở tất cả các huyện, TX Bình Minh và TP Vĩnh Long đáp ứng cơ bản nhu cầu sản xuất của địa phương. Tuy nhiên dịch vụ nông nghiệp nhìn chung còn nhỏ cả về quy mô và tỉ trọng, chủ yếu là dịch vụ cung cấp vật tư nông nghiệp, các loại hình dịch vụ mới (chế biến và bảo quản nông sản, chế biến – giết mổ theo công nghệ tiên tiến, áp dụng công nghệ sinh học chế biến thức ăn gia súc, dịch vụ về thị trường và tiêu thụ sản phẩm...).
3.1.3. Ngành thủy sản
3.1.3.1. Quy mô và cơ cấu giá trị sản xuất thủy sản
Ngành thủy sản đứng thứ 2 cả về quy mô và tỉ trọng trong GTSX N, L, TS giai đoạn 2005 - 2017.
Hình 3.6. Giá trị sản xuất và cơ cấu giá trị sản xuất thủy sản tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2005 – 2017(giá hiện hành) giai đoạn 2005 – 2017(giá hiện hành)
Nguồn: (Cục Thống kê Vĩnh Long, 2011, 2016, 2018)
Dựa trên lợi thế hệ thống sông kênh khá dày với các sông Tiền, sông Hậu và sông Cổ Chiên dài 125 km trên địa bàn tỉnh, sông Mang Thít (chiều dài qua tỉnh 47 km) gồm một phần sông tự nhiên và một phần kênh đào nối từ sông Cổ Chiên (tại Quới An) sang sông Hậu (tại Trà Ôn) cùng với hệ thống kênh trục, kênh ngang phù hợp với hoạt động khai thác và NTTS. Vĩnh Long nằm khá xa biển, tuy vẫn chịu ảnh
hưởng của chế độ bán nhật triều không đều của Biển Đông thông qua các sông kể trên, điều này ảnh hưởng tới cơ cấu giữa khai thác và nuôi trồng cả về GTSX, sản lượng thủy sản và loại nước nuôi.
Như vậy so với nhiều tỉnh trong vùng ĐBSCL, GTSX thủy sản tỉnh Vĩnh Long còn nhỏ mặc dù tăng liên tục, từ 560,4 tỉ đồng năm 2005 lên 2.702,2 tỉ đồng năm 2010 và 3.198,0 tỉ đồng năm 2017, chiếm 1,5% GTSX thủy sản vùng ĐBSCL, đứng thứ 11/13 tỉnh, TP (chỉ trên tỉnh Long An và TP Cần Thơ). Hoạt động thủy sản chủ yếu là nuôi trồng. Về GTSX thì NTTS chiếm trên dưới 90,0%, tỉ lệ này khá cao trong vùng ĐBSCL.
Nhu cầu tiêu dùng thủy sản (cá, tôm, cua...) ngày càng nhiều nhờ ưu điểm giàu đạm động vật mà ít mỡ, không gây béo phì, dễ tiêu hóa, nhiều các nguyên tố vi lượng, tốt cho sức khỏe con người. Mặt khác so với nhiều nông sản, NTTS mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều. Năm 2017, nếu như giá trị sản phẩm thu được trên 1 ha đất trồng trọt toàn tỉnh là 182 triệu đồng thì trên 1 ha mặt nước NTTS thu được tới 954 triệu đồng (gấp 5,2 lần). Vì thế, tỉnh luôn quan tâm, khuyến khích người nông dân áp dụng quy trình sản xuất an toàn, các biện pháp kĩ thuật (về giống, tức ăn, về ao nuôi...).
3.1.3.2. Diện tích và sản lượng thủy sản
Vĩnh Long là tỉnh có diện tích mặt nước NTTS nhỏ nhất trong 13 tỉnh ĐBSCL (mặc dù hiện nay với 2.382,3 ha đã tăng 541,1 ha so với năm 2005) vì có diện tích tự nhiên nhỏ, phần lớn dành cho sản xuất nông nghiệp.
Sản lượng thủy sản tăng nhanh trong giai đoạn 2005 – 2010 (từ 37,2 nghìn tấn lên 140,5 nghìn tấn), từ năm 2011 đến nay sản lượng thủy sản giảm và không ổn định. Đây là giai đoạn khó khăn chung của ngành thủy sản cả nước và tỉnh Vĩnh Long, do thị trường xuất khẩu cá tra giảm, nhiều hộ nuôi phải treo ao, nguồn lợi thủy sản cũng giảm sút nên khai thác nội đồng cũng giảm.