6. Cấu trúc luận án
2.3. Nhân tố kinh tế xã hội
2.3.7. Sự phát triển các ngành kinh tế
Sự phát triển nông nghiệp của tỉnh Vĩnh Long gắn liền và nhận được tác động tích cực từ công nghiệp, thương mại, du lịch và các ngành dịch vụ khác.
2.3.7.1. Công nghiệp
Trong giai đoạn 2005 – 2017, chỉ tính riêng công nghiệp trong GRDP toàn tỉnh Vĩnh Long có tỉ trọng ngày càng tăng, từ 12,0% giai đoạn 2005 – 2010 tăng lên 15,0% giai đoạn 2011 – 2017. Tốc độ tăng trưởng GRDP công nghiệp (theo giá so sánh 2010) luôn cao nhất so với các ngành kinh tế khác, tác động tới tốc độ tăng trưởng GRDP nói chung. Nếu tốc độ tăng trưởng GRDP là 10,9%/năm giai đoạn 2005 – 2010 và 5,8% giai đoạn 2011 – 2017 thì tốc độ tăng trưởng GRDP công nghiệp tương ứng là 19,5%/năm và 13,2%/năm (Cục Thống kê Vĩnh Long, 2011, 2016, 2018).
Sự phát triển của nhóm ngành công nghiệp tác động đến cả đầu vào và đầu ra của sản xuất nông nghiệp, mặc dù mức độ hỗ trợ qua lại chưa cao.
Hình 2.2. Giá trị sản xuất và cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2005 – 2017
Nguồn: (Cục Thống kê Vĩnh Long, 2011, 2016, 2018)
Trong cơ cấu các ngành công nghiệp của tỉnh, công nghiệp thực phẩm – đồ uống (xay xát gạo, thức ăn gia súc, thức ăn thủy sản, chế biến thịt, rau quả đóng hộp, bia) luôn chiếm tỉ trọng cao (28,9% năm 2005 và 39,8% năm 2017), đây là những lĩnh vực công nghiệp tác động tích cực đến sản xuất nông nghiệp đến việc thực hiện chuỗi giá trị và nâng cao thu nhập cho người nông dân. Chẳng hạn như xay xát gạo phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu (năm 2005 tỉnh xay xát 853,0 nghìn tấn, năm 2010 là 1,04 triệu tấn và năm 2017 là 1,3 triệu tấn); thức ăn thủy sản (tương ứng là 4,2 nghìn tấn, 62,4 nghìn tấn và 343,0 nghìn tấn)... Các sản phẩm công nghiệp chế biến nguyên liệu từ nông nghiệp tăng rõ rệt như xay xát gạo (xuất khẩu và tiêu dùng nội địa), thức ăn gia súc, chế biến thức ăn thủy sản.
trung nhiều nhất trong ngành chế biến thực phẩm – đồ uống (25,2%). Tuy nhiên phần lớn các doanh nghiệp này có trình độ công nghệ, thiết bị thấp, thiếu đồng bộ, ảnh hưởng tới tổ chức sản xuất các vùng nguyên liệu của tỉnh. Công nghiệp chế biến, bảo quản nông sản, đặc biệt là các loại rau, trái cây, thịt... chưa phát triển mạnh dù đây là lợi thế của Vĩnh Long. Tỉnh hiện có 2 nhà máy chế biến rau quả đóng hộp ở huyện Long Hồ (chế biến dứa, xoài, chôm chôm...) nhưng sự liên kết về sản xuất, tiêu thụ nguyên liệu giữa các doanh nghiệp/ nhà máy và người nông dân chưa ổn định và bền vững (UBND tỉnh Vĩnh Long, 2017), điều này có ảnh hưởng đến việc thực hiện chiến lược TTX trong NN.
2.3.7.2. Dịch vụ
- Hoạt động thương mại: trong giai đoạn 2005 – 2017 hệ thống thương mại của tỉnh phát triển khá nhanh cả về loại hình, quy mô hoạt động và phân bố. Vĩnh Long hiện có gần 2000 doanh nghiệp thương mại – dịch vụ, tốc độ tăng trưởng trung bình năm là 8,0%/năm, 115 chợ, 8 siêu thị và 1 trung tâm thương mại (năm 2017). Hệ thống thương mại, chợ, siêu thị đã cung ứng kịp thời và đầy đủ các loại vật tư nông nghiệp (phân bón, thuốc trừ sâu, thức ăn gia súc, thuốc thú y, xăng, dầu...) góp phần quan trọng để thâm canh tăng năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa.
Song giá vật tư nông nghiệp còn cao và không ổn định, một số chủng loại vật tư (thuốc, phân bón, thức ăn gia súc...) chưa đảm bảo chất lượng, ảnh hưởng đến sản xuất và thu nhập của người nông dân. Việc tiêu thụ sản phẩm hàng hóa cho người nông dân, ở thị trường nội địa và tìm kiếm thị trường xuất khẩu luôn bị động, thiếu tính ổn định.
- Vĩnh Long là tỉnh có tiềm năng du lịch khá lớn với nhiều sản phẩm du lịch đặc thù, đặc biệt là du lịch sinh thái vườn cây ăn quả với cây trồng nổi tiếng như bưởi Năm Roi, cam sành, xoài, nhãn, chôm chôm... Phát triển du lịch có tác động tích cực đến sản xuất nông nghiệp nói chung và ngành trồng trọt nói riêng, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ngược lại, ngành nông nghiệp cũng góp phần cung ứng các sản phẩm của mình cho thương mại, du lịch và từ đó đạt được mục tiêu trong TTX theo hướng tăng giá trị, giảm đầu vào và sử dụng hợp lý tài nguyên.