6. Cấu trúc luận án
4.1.4. Căn cứ từ thực trạng phát triển nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long theo hướng
tăng trưởng xanh
a. Những thành tựu và cơ hội
- Tỉnh Vĩnh Long nằm ở trung tâm ĐBSCL, nằm giữa hai sông Tiền và sông Hậu, ở khá xa biển, có nhiều lợi thế và vốn tự nhiên (có nước ngọt quanh năm, chịu ảnh hưởng của lũ nhẹ hơn vùng Đồng Tháp Mười, chịu ảnh hưởng của xâm nhập mặn cũng nhẹ hơn các tỉnh ven biển); có nhiều cù lao màu mỡ, vốn có 3 nhóm đất chính (đất phèn, đất, đất phù sa) chiếm 78,5% diện tích tự nhiên, thích hợp cho hình thành nền nông nghiệp đa canh, thâm canh có hiệu quả cao, nhất là cho ngành trồng trọt chiếm 67,5% GTSX nông nghiệp và 60,0% GTSX N, L, TS.
- Lực lượng LĐ dồi dào, có nhiều kinh nghiệm canh tác nông nghiệp vùng sông nước. - Trên địa bàn tỉnh đã phát triển được một số nông sản chủ lực, đó là cây ăn quả có múi như bưởi (đứng đầu cả nước về diện tích và sản lượng), cam (đứng thứ 2 vùng ĐBSCL và cả nước), nhãn (đứng đầu ĐBSCL và thứ 2 cả nước về diện tích, thứ 2 ĐBSCL và cả nước về sản lượng), xoài (thứ 3 ĐBSCL và thứ 6 cả nước), khoai lang (đứng đầu cả nước về diện tích và sản lượng), cây rau đậu (đứng thứ 4 ĐBSCL về diện tích và sản lượng), đàn heo (thứ 3 ĐBSCL) và gia cầm (thứ 2 ĐBSCL)…
- Tỉnh đã xây dựng được thương hiệu và nhãn hiệu tập thể cho một số nông sản như: cam sành Tam Bình, nhãn Long Hồ, xà lách xoong Thuận An, TX Bình Minh, khoai lang Bình Tân; chứng nhận chỉ dẫn địa lí cho bưởi Năm Roi (TX Bình Minh).
- Các hộ nông dân tuân thủ khá tốt các quy trình kĩ thuật do Sở NN và PTNN khuyến cáo, tuy mức độ có khác nhau giữa các cây trồng vật nuôi (90% hộ trồng lúa, 78,6% hộ trồng rau, 75,8% hộ trồng cây ăn quả, 82,4% hộ chăn nuôi…) (UBND tỉnh Vĩnh Long, 2016) và còn tỉ trọng không nhỏ không tuân thủ những quy định của ngành nông nghiệp.
- Nhờ chính sách khuyến khích người dân ứng dụng KHCN và tiến bộ kĩ thuật, ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sinh thái, thích ứng với BĐKH và hướng nông nghiệp TTX... vào sản xuất để đạt hiệu quả cao. Nhiều mô hình trồng trọt đã xuất hiện, tuy chưa rộng, chủ yếu trong lĩnh vực về giống, kĩ thuật thâm canh, áp dụng quy trình canh tác VietGAP, IPM, GlobalGAP.
- Các chính sách lớn của Chính phủ về khuyến khích phát triển doanh nghiệp nông nghiệp, kinh tế trang trại, HTX; các quy định của Chính phủ và Bộ NN và PTNT về quản lí sản xuất thực phẩm an toàn, quy chế chứng nhận VietGAP... là cơ hội cho phát triển nông nghiệp bền vững. Cho đến nay trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long đã có 107
trang trại (trong đó 105 trang trại nông nghiệp và 2 trang trại thủy sản), 21 doanh nghiệp nông nghiệp (6 doanh nghiệp nông nghiệp và 15 doanh nghiệp thủy sản), 18 HT (17 HTX nông nghiệp, 1 HTX thủy sản) và kinh tế hộ với 131.004 hộ (trong đó 99,0% là hộ nông nghiệp, 1% là hộ thủy sản)... chiếm tỉ trọng lớn cả về sử dụng các nguồn lực và kết quả sản xuất.
b. Những tồn tại và hạn chế
- Các nguồn vốn tự nhiên (đất, nước...) đã được khai thác ở mức cao, hạn chế khả năng tăng năng suất từ các nguồn vốn này. Nhiều hoạt động chưa phù hợp với quy luật và đặc thù của ĐKTN, KT – XH của ĐBSCL (đặc biệt làm đê bao thay đổi bản chất của cánh đồng lũ và đất ngập nước, làm suy giảm phù sa, các hệ sinh thái; việc canh tác 3 vụ lúa, thâm canh sử dụng nhiều phân hóa học, thuốc BVTV... làm suy giảm chất lượng nước, ảnh hưởng đến ĐDSH.
- Tuy lực lượng LĐ nông nghiệp dồi dào, có kinh nghiệm canh tác nông nghiệp song đang già hóa, khả năng ứng dụng KHCN và tiến bộ kĩ thuật còn hạn chế, chi phí LĐ sống còn cao dẫn đến giá thành sản phẩm cao.
- Vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp rất hạn hẹp, làm ảnh hưởng đến việc triển khai các chính sách, chủ trương hay ứng dụng công nghệ cao, hiện đại theo các quy chuẩn ngày càng khắt khe.
- Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đang diễn ra mạnh mẽ vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với ngành nông nghiệp.
- Nằm trong vùng ĐBSCL, một trong những nơi được dự báo chịu ảnh hưởng nặng nề từ BĐKH và nước biển dâng sẽ tác động trực tiếp đến nông nghiệp.