Khái quát chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp tỉnh vĩnh long theo hướng tăng trưởng xanh (Trang 89 - 94)

6. Cấu trúc luận án

3.1. Thực trạng phát triển nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long

3.1.1. Khái quát chung

3.1.1.1. Vị trí của nông nghiệp trong nền kinh tế của tỉnh

Nông nghiệp là nhóm ngành kinh tế có vị trí quan trọng, đóng góp 33,6% GRDP của tỉnh, thu hút 46% LĐ đang làm việc và mang về hàng năm 25,8 – 33,0 triệu USD.

Bảng 3.1. GRDP và tốc độ tăng trưởng GRDP của tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2005 – 2017

Tiêu chí 2005 2010 2017 Tốc độ tăng trưởng 2005- 2017 (%/năm) GRDP (giá hiện hành) (tỉ đồng) 7.332,9 21.535,4 43.351,3 - GRDP (giá so sánh 2010) (tỉ đồng) 12.622,6 21.535,4 31.035,1 - Tốc độ tăng trưởng (%) 9,97 15,02 5,62 8,64 + N, L, TS (%) 5,64 9,41 2,18 3,93 + Công nghiệp-xây dựng (%) 19,80 16,13 9,42 13,60 + Dịch vụ (%) 12,66 21,41 6,54 11,73

Nguồn: Tính toán từ (Cục Thống kê Vĩnh Long, 2011, 2016, 2018)

Tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân (BQ) năm của Vĩnh Long giai đoạn 2005 - 2017 là 8,64%/năm, cao gấp 1,4 lần cả nước. Tốc độ tăng trưởng cao thuộc về 2 nhóm ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, còn nhóm ngành N, L, TS chỉ đạt 3,93%/năm, cao hơn mức trung bình cả nước (3,32%). Nếu tính cho giai đoạn 2005 – 2013 (trước khi có chiến lược TTX) và 2014 – 2017 (bắt đầu thực hiện chiến lược TTX) tương ứng là 9,75%/năm và 6,2%/năm. Tuy tốc độ tăng trưởng có giảm đi, song do quy mô nền kinh tế (giá trị tuyệt đối) lớn nên tạo ra sự phát triển ổn định.

Hình 3.1. Biểu đồ cơ cấu GRDP phân theo nhóm ngành kinh tế của tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2005 – 2017(giá hiện hành)

Cơ cấu GRDP trên địa bàn tỉnh đang có sự chuyển dịch đúng hướng, giảm tỉ trọng khu vực N, L, TS (trong 12 năm giảm 9,4 điểm %, trung bình năm giảm 0,78 điểm %), nhường vị trí cho khu vực dịch vụ (tương ứng tăng 7 điểm %, trung bình mỗi năm là 0,58 điểm %) và khu vực công nghiệp – xây dựng (1,6 điểm % và 0,13 điểm %).

Mặc dù tỉ trọng khu vực N, L, TS giảm liên tục nhưng vẫn đứng thứ 2 sau nhóm ngành dịch vụ và có vai trò quan trọng trong đảm bảo an ninh lương thực, đáp ứng đầy đủ, phong phú và chất lượng nhu cầu tiêu thụ lương thực, thực phẩm của người dân địa phương, cung ứng tốt cho các tỉnh trong vùng ĐBSCL và các vùng lân cận, tạo sinh kế và thu nhập, tác động đến 83,0% dân số toàn tỉnh.

3.1.1.2. Tốc độ tăng trưởng, quy mô và cơ cấu giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản

Mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức do sự khắc nghiệt của thời tiết, thiên tai, dịch bệnh và BĐKH; do sự cạnh tranh của thị trường nông sản; yêu cầu ngày càng cao về an toàn thực phẩm..., song sản xuất nông nghiệp của tỉnh Vĩnh Long vẫn liên tục tăng trưởng và phát triển.

Bảng 3.2. Giá trị sản xuất và tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2005 – 2017(tỉ đồng, giá so sánh 2010)

Các ngành 2005 2010 2015 2017 Tốc độ tăng trưởng (%) 2005-2010 2011-2017 GTSX N, L, TS 12.557,9 17.295,4 19.805,6 22.127,3 4,5 3,5 - Nông nghiệp 11.590,5 14.485,8 17.354,4 19.605,8 4,67 3,59 - Thủy sản 857,7 2.702,2 2.342,2 2.411,4 26,3 - 2,2 - Lâm nghiệp 109,7 107,4 109,0 110,1 - 0,4 0,39

Nguồn: Tính toán từ (Cục Thống kê Vĩnh Long, 2011, 2016, 2018)

Tốc độ tăng trưởng GTSX N, L, TS của tỉnh giai đoạn 2005 – 2010 đạt 4,5%/năm (thấp hơn mức trung bình cả nước là 5,1%/năm), trong đó cao nhất là ngành thủy sản với 26,3%/năm (cao hơn gấp 3,3 lần cả nước), riêng lâm nghiệp có tốc độ tăng trưởng âm vì thực tế ở tỉnh Vĩnh Long không có đất lâm nghiệp. Sang giai đoạn 2011 – 2017, tốc độ tăng trưởng chung N, L, TS giảm còn 3,5%/năm (thấp hơn 0,3 điểm % của cả nước), riêng nông nghiệp là 3,59%/năm (cao hơn trung bình cả nước 0,19 điểm %) (Tổng cục Thống kê, 2016).

Quy mô GTSX N, L, TS của tỉnh Vĩnh Long trong giai đoạn 2005 – 2017 tăng liên tục. Năm 2017 với GTSX N, L, TS là 31.263,3 tỉ đồng, Vĩnh Long đứng thứ 11/13 tỉnh ĐBSCL (chỉ trên TP Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang), đứng thứ 25/63 tỉnh, TP cả nước (Bộ NN và PTNT, 2006 – 2018).

Bảng 3.3. Quy mô và cơ cấu GTSX nông, lâm, thủy sản của tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2005 – 2017 (giá hiện hành)

Các ngành 2005 2010 2015 2017 Tỉ đồng % Tỉ đồng % Tỉ đồng % Tỉ đồng % Tổng số 6.434,9 100,0 17.295,4 100,0 26.270,1 100,0 31.263,3 100,0 - Nông nghiệp 5.823,7 90,5 14.485,8 83,8 23.005,3 85,6 27.811,7 89,0 - Thuỷ sản 560,4 8,7 2.702,2 15,6 3.049,1 11,6 3.198,0 10,2 - Lâm nghiệp 50,8 10,8 107,4 0,6 215,7 0,8 253,6 0,8 Nguồn: Tính toán từ (Cục Thống kê Vĩnh Long, 2011, 2016, 2018)

Cơ cấu GTSX N, L, TS của tỉnh khá khác biệt so với nhiều tỉnh ở ĐBSCL. Đó là ngành lâm nghiệp không phát triển vì không có rừng, tỉ trọng chưa đầy 1,0%; nông nghiệp chiếm ưu thế vượt trội tuy tỉ trọng không ổn định trong giai đoạn 2005 – 2010 (90,5% năm 2005 giảm xuống 83,8% năm 2010), đến giai đoạn 2011 – 2017, tỷ trọng nông nghiệp tăng lên 89,0% do khai thác lợi thế về đất sản xuất nông nghiệp (chiếm 78,4% diện tích tự nhiên, cao thứ 3/63 tỉnh, TP sau tỉnh Hậu Giang và An Giang), tập trung phát triển các nông sản chủ lực, có hiệu quả cao (cam, bưởi, rau đậu …), chú trọng quy trình kĩ thuật theo TTX. Tỉ trọng ngành thủy sản tăng trong giai đoạn 2005 – 2010 (từ 8,7% lên 15,6%), giảm trong giai đoạn 2011 – 2017 (11,6% và 10,2%).

3.1.1.3. Giá trị sản phẩm thu được trên một ha đất nông nghiệp

Hình 3.2. Giá trị sản phẩm thu được trên 1 ha đất trồng trọt và mặt nuôi trồng thủy sản tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2005 – 2017

Nguồn: (Cục Thống kê Vĩnh Long, 2011, 2016, 2018)

Giá trị sản phẩm thu được trên một ha đất nông nghiệp phản ánh hiệu quả kinh tế, năng suất LĐ gắn với việc cải tạo đất, áp dụng KHCN và quy trình kĩ thuật vào sản xuất theo hướng TTX. So với cả nước trong cùng giai đoạn thì chỉ tiêu này của tỉnh Vĩnh Long cao hơn nhiều. Năm 2017, giá trị sản phẩm/1 ha đất trồng trọt của tỉnh

cao gấp 2,0 lần, giá trị sản phẩm/1 ha mặt nước NTTS cao gấp 4,6 lần. Đó là do tỉnh đã thực hiện tốt các chính sách phát triển nông nghiệp của Trung ương và địa phương, tập trung đầu tư (tuy không có nhiều vốn) hỗ trợ sản xuất nông nghiệp và người nông dân về giống, vật tư nông nghiệp, KHCN...; xác định được các sản phẩm chủ lực (lúa chất lượng cao, trái cây đặc sản, rau các loại, khoai lang...); chuyển đổi có hiệu quả các loại hình sử dụng đất: lúa luân canh với khoai lang, cây ăn quả, hai vụ lúa + 1 vụ rau, màu; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi... So với giai đoạn trước khi thực hiện TTX, giá trị sản phẩm/1 ha đất trồng trọt tăng rõ rệt (132,3 đồng/ha năm 2014, 128,0 triệu/ha năm 2016 và 182,1 triệu ha năm 2017).

3.1.1.4. Hiện trạng và biến động sử dụng đất nông nghiệp

Trong tổng số 152,57 nghìn ha diện tích tự nhiên của tỉnh năm 2017, đất nông nghiệp chiếm tỉ trọng khá lớn (79,04%), trong đó chủ yếu là đất sản xuất nông nghiệp (chiếm 78,5% đất tự nhiên và 99,3% đất nông nghiệp). Vĩnh Long đứng thứ 3/63 tỉnh, TP có tỉ lệ đất sản xuất nông nghiệp trong tổng diện tích tự nhiên cao nhất, sau tỉnh Hậu Giang và An Giang.

Bảng 3.4. Quỹ đất và cơ cấu đất nông nghiệp của tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2005 – 2017

Loại đất 2005 2010 2017

ha % ha % ha %

Đất nông nghiệp 116.984,3 100,0 117.332,1 100,0 120.588,9 100,0 - Đất sản xuất nông nghiệp 116.291,2 99,4 116.194,3 99,0 119.750,3 99,3

- Đất NTTS 641,6 0,5 1.084,2 0,9 804,5 0,6

- Đất nông nghiệp khác 51,5 0,1 53,6 0,1 34,1 0,1

Nguồn: Tính toán từ (Cục Thống kê Vĩnh Long, 2011, 2016, 2018)

Từ năm 2010 đến năm 2014, tỉnh Vĩnh Long đã tiến hành đo đạc và lập bản đồ địa chính theo phương pháp mới, xác định lại diện tích trên địa bàn tỉnh. Theo đó, diện tích tự nhiên năm 2017 tăng 2.892,5 ha so với năm 2010, diện tích đất nông nghiệp cũng tăng 3.256,8 ha trong cùng thời gian và diện tích đất sản xuất nông nghiệp tăng 3.556 ha. Như vậy quỹ đất nông nghiệp nói chung và đất sản xuất nông nghiệp nói riêng của tỉnh tăng lên không chỉ do khai thác hết quỹ đất mà còn do xác định lại diện tích. So với cả nước và vùng ĐBSCL, tỷ lệ số hộ sử dụng đất nông nghiệp chủ yếu là dưới 0,5 ha là 55,6%, từ 0,5 đến dưới 2,0 ha là 42,1% (trong khi vùng ĐBSCL tương ứng là 40,0% và 45,5%),. Riêng đất sản xuất nông nghiệp, bình quân/1 hộ là 5.874 m2/người (tương đương với cả nước), song chỉ bằng 66,0% mức TB vùng ĐBSCL (đứng 11/13 tỉnh, TP trong vùng) điều này ảnh hưởng đến PTNN theo hướng TTX (chặng hạn là tiến hành cơ giới hóa, sản xuất theo hướng hàng hóa, tuân thu theo quy trình kĩ thuật…) (Cục Thống kê Vĩnh Long, 2012, 2017)

Trong mọi giai đoạn thì tỉ lệ đất sản xuất nông nghiệp so với diện tích tự nhiên cũng như đất nông nghiệp hầu như chiếm tuyệt đối. Đây là một đặc trưng về sử dụng đất của tỉnh trong vùng ĐBSCL.

Đất sản xuất nông nghiệp tập trung nhiều nhất tại 3 huyện là Tam Bình (20,5% quỹ đất sản xuất nông nghiệp của tỉnh), Vũng Liêm (20,4%) và Trà Ôn (18,3%). Ba huyện này nằm ở trung tâm và phía Nam sông Mang Thít, là vùng chuyên canh lúa chất lượng cao, cây ăn quả đặc sản và đóng góp lớn nhất về GTSX nông nghiệp toàn tỉnh. Các huyện Mang Thít (10,4% diện tích đất sản xuất nông nghiệp), Long Hồ (11,9%), Bình Tân (10,6%) có quỹ đất sản xuất nông nghiệp tương đương nhau; ít nhất là TX Bình Minh và TP Vĩnh Long.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp tỉnh vĩnh long theo hướng tăng trưởng xanh (Trang 89 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)