6. Cấu trúc luận án
4.1.2. Chiến lược phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long thích
với biến đổi khí hậu trong nông nghiệp và phát triển nông thôn (Nghị quyết 120/NĐ – CP)
NQ có 8 nội dung trong NN và PTNT, trong đó có những nội dung quan trọng gắn với TTX, đó là: tái CCNN theo hướng bền vững, hiện đại, hiệu quả cao, phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế, thích ứng với BĐKH; quy hoạch phát triển nông nghiệp toàn vùng ĐBSCL phù hợp với các tiểu vùng sinh thái, gắn với 3 nhóm sản phẩm chủ lực là thủy sản – cây ăn quả – lúa gạo, giảm diện tích trồng lúa và các cây trồng khác sử dụng nhiều nước ngọt nhưng giá trị thương mại thấp, khuyến khích phát triển nông nghiệp gắn với du lịch sinh thái; ứng dụng KHCN để phát triển nông nghiệp công nghệ cao, công nghệ sinh học gắn với tái CCNN, chú ý giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản...; có tính đột phá, phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn, hiện đại, có sức cạnh tranh cao và bền vững, phát triển kinh tế trang trại, HTX, chuỗi giá trị nông nghiệp, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm, đẩy mạnh cơ giới hóa nông nghiệp, phát triển công nghệ sau thu hoạch; xây dựng ngành thủy sản thành ngành kinh tế mũi nhọn, quản lí chặt chẽ diện tích rừng tự nhiên...
Để triển khai thực hiện Nghị quyết 120/NQ-CP, ngày 26-27/9/2017 tại TP Cần Thơ, CP đã tổ chức Hội nghị “Chuyển đổi mô hình PTBV vùng ĐBSCL thích ứng với BĐKH”. Trên cơ sở tổng hợp các kết quả điều tra cơ bản của Bộ Tài nguyên và Môi trường với các bộ, ban ngành, Bộ trưởng Bộ NN và PTNT đã nêu rõ: “chuyển đổi mô hình phát triển vùng ĐBSCL theo hướng bền vững, thông minh với nước và BĐKH cần phải dựa trên sự hài hòa 3 yếu tố cốt lõi là nước – đất và con người, trong đó nguồn nước là yếu tố đầu vào cần thiết để duy trì hệ thống cân bằng động tự nhiên của ĐBSCL, đất là nguồn tài nguyên sống còn cho phát triển KT – XH, con người quản lí và sử dụng bền vững đất, nước và các nguồn lực khác...” (Trần Hồng Hà, 2017).
Đây thực sự là những định hướng quan trọng, đổi mới, sáng tạo để phát triển nông nghiệp theo hướng TTX và nền kinh tế theo hướng KTX, trong đó có tỉnh Vĩnh Long tạo ra những cơ hội mới cho phát triển nông nghiệp bền vững thích ứng với BĐKH.