Dân cư và nguồn lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp tỉnh vĩnh long theo hướng tăng trưởng xanh (Trang 75)

6. Cấu trúc luận án

2.3. Nhân tố kinh tế xã hội

2.3.1. Dân cư và nguồn lao động

2.3.1.1. Dân cư

Vĩnh Long có dân số 1.050,2 nghìn người (năm 2017), đứng thứ 10/13 tỉnh ĐBSCL (chỉ trên Trà Vinh, Bạc Liêu và Hậu Giang). Mật độ dân số toàn tỉnh là 688 người/km2, cao gấp gần 1,6 lần mật độ toàn vùng ĐBSCL và gấp 2,4 lần mật độ trung bình cả nước.

Vĩnh Long là tỉnh có gia tăng dân số vào loại thấp trong vùng ĐBSCL và cả nước. Trong giai đoạn 2005 – 2010, tỉ suất gia tăng dân số trung bình năm là 0,5% (trung bình cả nước là 1,1% và ĐBSCL là 0,48%), giai đoạn 2011 – 2017 là 0,27%/năm (cả nước 1,06%/năm và vùng ĐBSCL 0,39%/năm) (Tổng cục Thống kê, 2006, 2011, 2018). Nguyên nhân là do tỉnh cũng như vùng ĐBSCL là địa bàn xuất cư, gia tăng cơ học luôn âm. Người dân khó tìm việc làm, thu nhập vừa thấp vừa không ổn định, họ buộc phải rời quê hướng đến vùng Đông Nam Bộ, nơi có nền kinh tế phát triển, cần nhiều LĐ.

Bảng 2.4. Một vài chỉ tiêu về dân số của tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2005 – 2017 giai đoạn 2005 – 2017

Chỉ tiêu Đơn vị tính 2005 2010 2015 2017

Số dân nghìn người 1.020,2 1.026,5 1.045,0 1.050,2 Gia tăng dân số

+ Gia tăng tự nhiên + Gia tăng cơ học

% % % 0,85 1,06 - 0,21 0,14 0,67 - 0,53 0,25 0,77 - 0,52 0,25 0,64 - 0,39 Dân số nông thôn

+ So với tổng dân số nghìn người % 867,9 85,1 868,5 84,6 868,7 83,1 872,1 83,0

Nguồn: (Cục Thống kê Vĩnh Long, 2011, 2016, 2018), (Tổng cục Thống kê, 2011, 2018)

Số dân nông thôn tăng liên tục nhưng chậm, tỉ lệ dân nông thôn trong tổng số dân cũng giảm dần, tuy nhiên vẫn ở mức cao (cao hơn mức trung bình của vùng ĐBSCL 74,5% và cả nước 65,0%). Điều này vừa tạo động lực cho quá trình đa dạng hóa và sản xuất nông nghiệp hàng hóa với quy mô lớn, nhưng đồng thời cũng gây nhiều áp lực cho chính ngành sản xuất này.

Dân cư của tỉnh phân bố không đồng đều. Sự chênh lệch về mật độ dân số giữa nơi cao nhất và thấp nhất tới 5,8 lần (năm 2017, giữa TP Vĩnh Long và huyện Trà Ôn) (Cục Thống kê Vĩnh Long, 2011, 2016, 2018). Dân số tập trung đông ở khu vực phía Bắc của tỉnh và TX Bình Minh (mật độ dân số của TP Vĩnh Long là 2.986 người/km2, TX Bình Minh là 960 người/km2, huyện Long Hồ: 837 người/km2 và huyện Mang Thít: 621 người/km2). Các huyện nằm sâu nội đồng (huyện Tam Bình: 537 người/km2, Vũng Liêm 523 người/km2, Trà Ôn 512 người/km2…).

Vĩnh Long ngày nay là một bộ phận của Long Hồ Dinh, đươc hình thành từ năm 1732, bao gồm các tỉnh Bến Tre, Trà Vinh và một phần của TP Cần Thơ. Long Hồ Dinh là vùng đất quan trọng của những bậc tiền nhân đã khai phá, mở mang đất Phương Nam, nơi sản sinh nhiều nhân tài cho đất nước, trong đó có Giáo sư Trần Đại Nghĩa, nguyên Thủ tướng Phạm Hùng, Võ Văn Kiệt... (Lê Thông, 2010).

Không chỉ có bề dày lịch sử văn hóa, cách mạng mà người dân Vĩnh Long sống trong nền văn minh sông nước độc đáo, đã biết kết hợp khéo léo giữa thiên nhiên (đất và nước) với kinh nghiệm trồng lúa, rau, cây ăn quả, tài năng LĐ và sức sáng tạo để PTNN nhiệt đới, cung cấp hàng hóa cho cả nước và xuất khẩu đi các nước.

2.3.1.2. Nguồn lao động

Bảng 2.5. Lao động và cơ cấu lao động đang làm việc phân theo thành thị, nông thôn và nhóm ngành kinh tế của tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2005 – 2017

Chỉ tiêu Đơn vị tính 2005 2010 2015 2017

Lực lượng LĐ ≥ 15 tuổi nghìn người 606,2 623,1 629,8 629,6

+ So với dân số % 59,4 60,7 60,3 60,0

+ Trong đó nông thôn % 86,4 86,4 85,0 84,8

LĐ đang làm việc nghìn người 567,2 604,1 616,0 614,5

Chia ra: % 100,0 100,0 100,0 100,0

+ Nông, lâm, thủy sản % 67,7 58,3 47,9 46,0

+ Công nghiệp-xây dựng % 10,6 15,7 20,7 22,0

+ Dịch vụ % 21,7 26,0 31,4 32,0

Nguồn: Tính toán từ (Cục Thống kê Vĩnh Long, 2011, 2016, 2018)

Trong giai đoạn 2005 – 2017, số người trong độ tuổi LĐ tăng trung bình 1,95 nghìn người/năm, chiếm trên dưới 60,0% dân số toàn tỉnh, trong đó số người đang làm việc trong các ngành kinh tế trên 610,0 nghìn người (567,2 nghìn người năm 2005 và 614,5 nghìn người năm 2017), chiếm 97,0% lực lượng LĐ. Cơ cấu LĐ đang làm việc phân theo nhóm ngành kinh tế đang chuyển dịch tích cực theo hướng giảm tỉ trọng nhóm ngành N, L, TS (từ 67,7% năm 2005 xuống 58,3% năm 2010 và 46,0% năm 2017); tăng tỉ trọng nhóm ngành công nghiệp – xây dựng (tương ứng là 10,6%, 15,7% và 22,0%) và dịch vụ (21,7%, 26,0% và 32,0%). Tuy nhiên đến năm 2017, tỉ trọng LĐ trong nhóm ngành N, L, TS vẫn còn cao hơn mức trung bình cả nước (40,2%) mặc dù có thấp hơn mức trung bình của vùng ĐBSCL một chút (47,2%). Số LĐ N, L, TS giảm dần, từ 350,2 nghìn người năm 2011 xuống 283,1 nghìn người năm 2016, trong đó ưu thế thuộc về nông nghiệp.

Hình 2.1. Lao động và cơ cấu lao động nông, lâm, thủy sản năm 2011 và 2016 năm 2011 và 2016

Sự giảm LĐ N, L, TS là xu hướng tích cực, kết quả của thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu kinh tế nông thôn của Đảng và Nhà nước nói riêng.

LĐ ở khu vực nông thôn chiếm 60,3% tổng số LĐ đang làm việc toàn tỉnh. Tỉ lệ LĐ đang làm việc đã qua đào tạo tuy có tăng lên (7,8% năm 2010, 13,7% năm 2015 và 14,4% năm 2017), đứng thứ 4/13 tỉnh, TP vùng ĐBSCL (Tổng cục Thống kê, 2006, 2011, 2018) nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với trung bình cả nước (21,4% năm 2017), đứng thứ 49/63 tỉnh, TP về chỉ số này. Vấn đề đào tạo nghề cho LĐ nói chung và LĐ nông thôn nói riêng về kiến thức và kĩ năng mới, về tuân thủ và áp dụng quy trình kĩ thuật về nhận thức PTNN sinh thái, nông nghiệp sạch cần được quan tâm để đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp theo hướng TTX và bền vững.

2.3.2. Khoa học công nghệ

Việc áp dụng KHCN trong sản xuất nông nghiệp góp phần quan trọng làm tăng năng suất và giá trị nông sản. Năng suất nhiều loại cây trồng, vật nuôi đã tăng đáng kể như lúa, khoai lang, rau, bưởi, xoài, chôm chôm, cam rau... KHCN trực tiếp làm thay đổi cơ cấu và tổ chức sản xuất nông nghiệp theo hướng TTX. Nhiều tiến bộ kĩ thuật về giống, về gieo trồng, chăm sóc và thu hoạch đã được chuyển giao và người nông dân Vĩnh Long tuân thủ khá tốt các quy trình kĩ thuật do ngành nông nghiệp khuyến cáo (VietGAP, GlobalGAP, IPM (Quản lí dịch hại tổng hợp), ICM (Quản lí cây trồng tổng hợp),...) (90% hộ trồng lúa; 78,6% hộ trồng rau; 75,8% hộ trồng cây ăn quả; 82,4% hộ chăn nuôi...) (UBND tỉnh Vĩnh Long, 2018). Song vẫn còn tỉ lệ không nhỏ số hộ không tuân thủ quy trình kĩ thuật do ý thức chưa cao về vệ sinh an toàn thực phẩm và do chạy theo lợi nhuận (60 – 70% số hộ trồng khoai lang không tuân thủ quy trình; trên 90% hộ trồng “cam rau” sử dụng vượt ngưỡng cho phép phân bón, thuốc BVTV), điều này ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển nông nghiệp theo hướng TTX.

Việc cơ giới hóa các khâu sản xuất, đặc biệt là khâu làm đất, thu hoạch ngày càng phát triển nhờ việc dồn điền đổi thửa, tích tụ ruộng đất. Ở Vĩnh Long, trong giai đoạn 2011 – 2017, tỉ lệ diện tích gieo trồng lúa được cơ giới hóa khá cao: 90% khâu làm đất, 85% khâu thu hoạch, cao hơn mức trung bình cả nước và ĐBSCL về cơ giới hóa trong thu hoạch (cả nước là 59,0%, ĐBSCL là 75,0%). Các huyện Mang Thít, Vũng Liêm, Tam Bình, Trà Ôn, Bình Tân tỉ lệ diện tích gieo trồng lúa được cơ giới hóa 100,0% (Cục Thống kê Vĩnh Long, 2012, 2017). Toàn tỉnh có 99,7% diện tích gieo trồng lúa được tưới tiêu chủ động, 57,7% diện tích lúa được ngăn mặn chủ động (UBND tỉnh Vĩnh Long, 2017). Đây là biểu hiện của TTX trong phát triển nông nghiệp ở tỉnh Vĩnh Long.

nghệ cao đã đem lại hiệu quả kinh tế lớn cho người sản xuất, tạo tiền đề cho việc nhân rộng, phát triển nông nghiệp TTX. Mô hình trồng thanh long ruột đỏ (ở xã Chánh An, huyện Mang Thít) sử dụng kĩ thuật xông đèn ra quả trái vụ, bón hoàn toàn phân hữu cơ; mô hình trồng dưa leo nhà kính (xã Phú Thịnh, huyện Tam Bình)... Tỉnh cũng áp dụng tiến bộ công nghệ để chọn giống cây trồng có chất lượng cao (nhãn Edor, cam sành địa phương ít hạt, cây đầu dòng cho bưởi Năm Roi...) đã góp phần tăng năng suất, GTSX, từ đó nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, bảo vệ môi trường và phát triển nông nghiệp theo hướng TTX. Tuy nhiên do trình độ tay nghề, tỉ lệ LĐ đã qua đào tạo thấp làm hạn chế việc triển khai đại trà KHCN vào sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó, nhiều hộ nông dân còn lạm dụng hóa chất, sự bất cẩn trong việc áp dụng công nghệ sinh học, nhập nội các giống cây con dẫn tới mất cân bằng sinh thái, ô nhiễm môi trường...

2.3.3. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật

2.3.3.1. Cơ sở hạ tầng

a. Giao thông vận tải đường bộ

Với vị trí ở trung tâm ĐBSCL, nhất là từ khi cầu Mỹ Thuận hoàn thành kết nối Vĩnh Long với Tiền Giang; cầu Cần Thơ nối liền 2 bờ sông Hậu Giang đã tạo điều kiện cho Vĩnh Long trở thành đầu mối giao thông vận tải thủy, bộ quan trọng. Từ Vĩnh Long, bằng hệ thống đường thủy và đường bộ có thể đi khắp các tỉnh thành ở ĐBSCL và TP Hồ Chí Minh.

Hệ thống giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long có chiều dài 3.310 km, bao gồm các quốc lộ (144 km), các đường tỉnh (295 km), đường đô thị (135 km), đường huyện (400 km), đường liên xã, thôn (1.975 km) và các tuyến kết nối cánh đồng lớn (361 km) (UBND tỉnh Vĩnh Long, 2017) hình thành một mạng lưới giao thông đường bộ đều khắp, phân bố hợp lí. Vĩnh Long hiện có 5 tuyến quốc lộ là: 1A, 53, 57, 54 và 80. Quốc lộ 1A là con đường huyết mạch của cả ĐBSCL với chiều dài 46 km, quốc lộ 53 nối Vĩnh Long với Trà Vinh, quốc lộ 54 chạy dọc theo bờ Bắc sông Hậu, quốc lộ 57 nối Vĩnh Long với cù lao Bình Hòa Phước trên sông Cổ Chiên, quốc lộ 80 nối liền 2 tỉnh Vĩnh Long và Đồng Tháp. Hiện 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã và hơn 90% số ấp có đường chạy xe 2 bánh thông suốt, cơ bản xoá xong cầu khỉ. Đây là điều kiện quan trọng cho việc vận chuyển hàng nông sản từ vùng nông thôn đến các chợ, điểm thu mua trong cả hai mùa mưa nắng.

b. Giao thông vận tải đường thủy

Cùng với phát triển giao thông đường bộ, việc phát triển giao thông đường thủy nội địa có ý nghĩa to lớn trong vận chuyển vật tư, phân bón, nông sản nội tỉnh với các tỉnh khác trong vùng ĐBSCL.

nước ta. Các con sông lớn như sông Tiền, sông Hậu và sông Cổ Chiên được nối liền bởi sông Mang Thít và kênh rạch, tất cả hợp thành hệ thống giao thông thủy nối liền tỉnh với vùng ĐBSCL. Tổng chiều dài hệ thống sông, kênh chính trên địa bàn tỉnh là 1.061 km, bao gồm 215 km sông, kênh do Trung ương quản lí, 179 km do tỉnh quản lí, 667 km do huyện quản lí (UBND tỉnh Vĩnh Long, 2017). Đặc biệt, tuyến đường Trà Ôn - Mang Thít nối các tỉnh miền Tây với TP Hồ Chí Minh là tuyến giao thông huyết mạch có ý nghĩa lớn đối với sản xuất nông nghiệp và đi lại của người dân.

Vĩnh Long có 3 cảng chính là: cảng Vĩnh Thái (bờ phải sông Cổ Chiên, thuộc phường 9 - TP Vĩnh Long), cảng Bình Minh (bờ trái sông Hậu, thuộc xã Mỹ Hòa, TX Bình Minh) và cảng An Phước (bờ phải sông Cổ Chiên, thuộc xã An Phước, huyện Mang Thít). Các cảng của Vĩnh Long hoạt động khá tốt.

Nhìn chung, mạng lưới giao thông đường bộ, đường thủy phân bố rộng khắp và khá đồng đều trên địa bàn các huyện, thị, TP góp phần thúc đẩy sản xuất, giao thương hàng hóa và đi lại của người dân. Tuy nhiên, CSHT đường thủy cũng như giao thông nông thôn chưa được đầu tư đúng mức, các doanh nghiệp chưa quan tâm cung ứng dịch vụ logistic để khai thác hệ thống sông ngòi của tỉnh. Chất lượng các tuyến đường còn thấp, quy mô nhỏ, đường bộ và đường thủy chưa kết nối chặt chẽ với nhau để phục vụ vận tải đa phương thức dẫn đến chi phí vận chuyển cao, ảnh hưởng đến tính cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp.

c. Hệ thống điện

Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long có 04 trạm biến áp 110 kV, trong đó 02 trạm được cấp từ trạm 220 kV Vĩnh Long 2, trạm 110 KV Bình Minh được cấp từ nhà máy điện Ô Môn qua đường dây 110 KV NMĐ Ô Môn - Sông Hậu - Bình Minh - Cầu Kè - trạm 220 KV Trà Vinh. Liên kết lưới điện 110 KV tỉnh Vĩnh Long với lưới điện các tỉnh lân cận rất chặt chẽ nên đảm bảo cấp điện cho các trạm 110 KV của tỉnh vận hành trong chế độ bình thường và sự cố. Hiện nay điện lưới quốc gia phủ khắp 100% các ấp, tỷ lệ hộ sử dụng điện là 99,5% (UBND tỉnh Vĩnh Long, 2017). Đến năm 2017, sản lượng điện thương phẩm trên địa bàn tỉnh là 891 triệu KWh, trong đó, sản lượng điện phục vụ ngành N, L, TS mới chỉ có trên dưới 5,0% sản lượng điện tiêu thụ. Điện thương phẩm cho ngành nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long chủ yếu phục vụ cho các trạm bơm tưới - tiêu công suất nhỏ, không biến động nhiều qua các năm, nhu cầu tiêu thụ điện cho sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào điều kiện thời tiết từng năm.

d. Thông tin liên lạc

Ngành thông tin và truyền thông của tỉnh phục vụ yêu cầu quản lí và điều hành, phát triển sản xuất. Hệ thống này được kết nối với các tỉnh, các vùng tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi thông tin một cách nhanh chóng và thuận lợi. Cho đến năm

2017, toàn tỉnh có 765,8 nghìn thuê bao điện thoại, trong đó di động chiếm 96,0%. Mật độ điện thoại/100 dân là 72,9, thấp hơn nhiều so với mức trung bình cả nước.

2.3.3.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật a.Hệ thống thủy lợi

Tỉnh Vĩnh Long được đánh giá khá nhất so với 13 tỉnh vùng ĐBSCL. Thủy lợi thực sự là yếu tố quyết định đến tăng vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng và là biện pháp kĩ thuật quan trọng trong thâm canh tăng năng suất cây trồng.

Hệ thống thủy lợi chủ yếu lợi dụng các kênh rạch tự nhiên để xây dựng đê bao, cống, kênh mương phục vụ 119.750,3 ha đất sản xuất nông nghiệp (100,0%), trong đó 92,2% diện tích đất cây hàng năm và cây lâu năm có hệ thống thủy lợi khép kín.

Toàn tỉnh có 4.264 tuyến kênh (trong đó kênh cấp 3 chiếm 93,8%) với tổng chiều dài 6.226 km (riêng chiều dài kênh cấp 3 chiếm 61,0%), đảm bảo năng lực tưới tiêu cho 412,4 nghìn ha 404 tuyến đê bao khép kín (tổng chiều dài 3.663 km), chủ yếu đắp bằng đất, chưa đáp ứng yêu cầu tiêu thoát lũ (UBND tỉnh Vĩnh Long, 2017).

Việc xây dựng đê bao ngăn lũ để thâm canh lúa và cây ăn quả “... làm thay đổi bản chất của cánh đồng lũ, làm suy giảm phù sa và các hệ sinh thái, phá vỡ chuỗi thức ăn dẫn đến suy giảm loài thủy sinh thực, động vật, giảm đáng kể các nguồn giống tự nhiên” (Trần Hồng Hà, 2017) tác động xấu đến TTX và PTBV.

Tỉnh Vĩnh Long còn có 23 trạm bơm phục vụ tưới tiêu, sản xuất nông nghiệp.

b. Trạm BVTV, trạm thú y, trạm giống

Cho đến nay Vĩnh Long có 7 trạm BVTV do tỉnh quản lí với 50 cán bộ, trong đó 68% có trình độ từ đại học trở lên. Số công ty kinh doanh thuốc BVTV là 11, phục vụ nhu cầu sản xuất nông nghiệp tạo 605 cửa hàng ở khắp các huyện (Cục Thống kê Vĩnh Long, 2012, 2017).

- Số trạm thú y của tỉnh có 8 với 74 cán bộ.

- Toàn tỉnh có 448 cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng vật nuôi, trong đó nhiều nhất là cơ sở sản xuất lúa giống (267 cơ sở); cây ăn quả (36 cơ sở); rau, thực phẩm (102 cơ sở); giống heo, ấp trứng gia cầm (42 cơ sở) (Cục Thống kê Vĩnh Long, 2011, 2016, 2018)

Như vậy, hệ thống CSHT và CSVCKT của tỉnh được quan tâm đầu tư, tạo tiền đề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp tỉnh vĩnh long theo hướng tăng trưởng xanh (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)