Những thành tựu chủ yếu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp tỉnh vĩnh long theo hướng tăng trưởng xanh (Trang 141 - 148)

6. Cấu trúc luận án

3.3. Đánh giá thực trạng phát triển nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long theo hướng

3.3.1. Những thành tựu chủ yếu

Phát triển nông nghiệp theo hướng TTX mới được đưa vào Chiến lược quốc gia năm 2012 (Quyết định số 1393/QĐ-TTg ngày 25/09/2012) và để triển khai thực hiện, ngày 20/03/2014 Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về TTX giai đoạn 2014 – 2020. Như vậy, TTX nền kinh tế nói chung và nông nghiệp nói riêng diễn ra có 5 năm, còn rất ngắn cho cả nước cũng như tỉnh Vĩnh Long. Đánh giá

TTX theo các tiêu chí đặt ra trong Chiến lược quốc gia và Kế hoạch hành động quốc gia vận dụng cho tỉnh Vĩnh Long có kết quả như sau:

a. Về vốn tài nguyên

- Đất: Theo số liệu thống kê đất đai mới nhất (năm 2015) (UBND tỉnh Vĩnh Long, 2017) của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Long và đánh giá thực trạng cho thấy: trong tổng diện tích tự nhiên 152,6 nghìn ha có 4 nhóm đất chính là đất phèn

(37,9% diện tích tự nhiên, độ phì tự nhiên ở mức trung bình đến khá, chất hữu cơ và đạm tổng số tương đối khá, nhưng lân dễ tiêu nghèo, chứa hàm lượng độc tố Al3+, Fe3+, SO42- từ trung bình đến cao, khá chua, được canh tác khá lâu năm, thường trồng lúa hoặc lúa – màu, kết hợp với NTTS nước ngọt); nhóm đất lập liếp (30,2%, do con người đào đất lên liếp lập vườn để trồng cây ăn quả đặc sản, đất thoát nước tốt, có phản ứng chua, chất hữu cơ biến động khác nhau từ nghèo đến giàu phụ thuộc thời gian lên liếp và chăm sóc, ít bị nhiễm mặn và độc tố); nhóm đất phù sa (10,4%, không có phèn, ít độc tố, ít bị ngập sâu và thời gian ngập ngắn, nhiều mùn, đạm tổng số cao, thích hợp cả cây hàng năm (chuyên lúa, rau màu) và cây lâu năm (cây ăn quả)); nhóm đất cát (0,1%, có độ phì tự nhiên thấp, song đất tơi xốp, dễ thoát nước, thích hợp với rau màu, cây ăn quả); còn lại đất khác chiếm 21,4%.

Vốn đất được khai thác và sử dụng khá triệt để vào các mục đích kinh tế, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp (chiếm 78,4% tổng vốn đất, cao thứ 3/63 tỉnh, TP). Đất nông nghiệp nói chung và đất sản xuất nông nghiệp nói riêng trong giai đoạn 2005 – 2017 tăng thêm tương ứng 3.604,6 ha và 3.459,1 ha do tỉnh tiến hành đo đạc và lập bản đồ địa chính theo phương pháp mới. Năm 2017 vốn đất nông nghiệp của tỉnh đạt 120,6 nghìn ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp là 119,8 nghìn ha. Đất sản xuất nông nghiệp BQ 1 hộ là 5.873,9 m2, tương đương với mức trung bình cả nước (5.804,5 m2/1 hộ), đứng thứ 30/63 tỉnh, TP, cao hơn quy mô BQ 1 hộ của vùng Đồng bằng sông Hồng, Trung du miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ, nhưng thấp hơn vùng Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và vùng ĐBSCL (đứng thứ 11/13 tỉnh).

Nhìn chung quy mô đất sử dụng BQ 1 hộ còn nhỏ, tỉ lệ hộ có quy mô sử dụng đất < 0,5 ha chiếm 57,0% (cả nước là 63,0%, ĐBSCL là 46,5%); từ 0,5 - < 2 ha có 40,2% số hộ và quy mô > 2 ha chỉ có 2,8%, vì Vĩnh Long là tỉnh có vốn đất tự nhiên nhỏ ở ĐBSCL (thứ 12/13) và cả nước (thứ 57/63) (Tổng cục Thống kê, 2012, 2018) Điều này ảnh hưởng đến hướng TTX trong nông nghiệp vì khó thực hiện cơ giới hóa đồng bộ cũng như ứng dụng KHCN và tiến bộ trên diện rộng, không thể hiện đặc trưng của sản xuất hàng hóa.

Do kết quả kiểm kê đất theo phương pháp mới, diện tích tự nhiên của Vĩnh Long năm 2017 tăng 4.804 ha so với năm 2005. Theo đó, đất nông nghiệp, trong đó có đất

sản xuất nông nghiệp cũng tăng lên (tương ứng là 3.604,6 ha và 3.459,1 ha). Trên thực tế, sự biến động giữa các nhóm đất trong nội bộ đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh diễn ra theo xu hướng tích cực, phù hợp với mục tiêu chuyển dịch CCNN và tiêu chí TTX trong nông nghiệp, giảm diện tích chuyên lúa và số vụ lúa, cây hàng năm khác (lúa có phát thải KNK cao, hiệu quả kinh tế thấp so với các cây trồng khác); tăng diện tích cây ăn quả hoặc diện tích luân canh lúa – rau màu, lúa – cây ăn quả, lúa – NTTS... Diện tích gieo trồng lúa giảm từ 203,1 nghìn ha (năm 2005) xuống 169,4 nghìn ha (năm 2017), giảm 33,7 nghìn ha. Diện tích cây ăn quả tăng từ 36,4 nghìn ha (13,4% diện tích gieo trồng) năm 2005 lên 44,6 nghìn ha (16,0%) năm 2017. Song do hạn chế vốn đầu tư, giống, kĩ thuật, sự không ổn định của thị trường tiêu thụ nên tốc độ chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất còn chậm.

Chất lượng đất sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Vĩnh Long nhìn chung là tốt, đất có độ phì tự nhiên, đạm tổng số khá cao, độc tố trong đất không cao, thích hợp với nhiều loại cây trồng; khả năng thâm canh, luân canh thuận lợi. Tuy nhiên, do khai thác vốn đất lâu dài và liên tục, ít đầu tư trở lại để duy trì chất lượng; việc tuân thủ các quy trình kĩ thuật trong canh tác mặc dù ngày càng tốt và nhiều lên, song việc sử dụng phân hóa học, thuốc BVTV... làm cho đất có xu hướng bị thoái hóa (suy giảm độ phì, phèn hóa, kết von và khô hạn).

- Nước

Do nằm giữa 2 sông lớn cùng với các sông Cổ Chiên, Mang Thít, kênh mương và công trình thủy lợi, Vĩnh Long có nước ngọt quanh năm phục vụ sản xuất nông nghiệp và đời sống. Chất lượng nước tốt, lại nằm cách khá xa biển nên chịu ảnh hưởng xâm nhập mặn nhẹ hơn và cũng chịu ảnh hưởng của lũ nhẹ hơn. Nhờ nằm kẹp giữa 2 sông Tiền và sông Hậu ở đoạn hạ lưu, lưu lượng dòng chảy khá, lòng sông rộng, có khả năng tưới tự chảy, tiêu rút nước trao đổi nước mặt tốt, nhờ vậy làm tăng quá trình tự làm sạch của dòng sông, mức độ ô nhiễm nước mặt về dư lượng phân bón, thuốc BVTV, chất thải từ chăn nuôi và NTTS cũng được giảm thiểu.

Hiện tại, người nông dân Vĩnh Long vẫn có thói quen canh tác truyền thống, chưa có ý thức tiết kiệm nước, hoặc áp dụng tiến bộ kĩ thuật tưới tiêu phù hợp, mới chỉ có một số ít áp dụng do nguồn vốn hạn hẹp, sự hỗ trợ từ tỉnh và địa phương chưa nhiều.

b. Về hiệu suất tài nguyên và môi trường

Sản xuất nông nghiệp luôn chiếm ưu thế trong nhóm ngành N, L, TS tỉnh Vĩnh Long cả về sử dụng vốn đất (trên 99,0% vốn đất dành cho N, L, TS), nguồn nước phục vụ tưới tiêu và chăn nuôi, cả về GTSX (trung bình 87,0%/năm trong giai đoạn 2005 – 2017). Đây cũng là ngành mang lại thu nhập, giá trị sản phẩm/ 1 ha đất sản xuất nông nghiệp khá cao.

- Về GTSX nông nghiệp (tăng từ 5.823,7 tỉ đồng năm 2005 lên 27.811,7 tỉ đồng năm 2017), đứng thứ 6/13 tỉnh, TP vùng ĐBSCL, thứ 14/63 tỉnh, TP của cả nước. Giá trị sản phẩm thu được/ 1 ha đất trồng trọt (phản ánh hiệu quả sử dụng vốn tài nguyên) tăng rất nhanh, từ 40,4 triệu đồng năm 2005 lên 182,2 triệu đồng năm 2017, cao gấp 2 lần mức trung bình cả nước nhờ đã xác định đúng các sản phẩm chủ lực (lúa chất lượng cao, trái cây đặc sản cam, bưởi, nhãn, xoài, khoai lang, rau...). Tỉnh hỗ trợ đầu tư 19 dự án với tổng kinh phí cho ngành trồng trọt tuy không nhiều (61,0 tỉ đồng) dành cho các sản phẩm chủ lực theo phương thức nhà nước và nhân dân cùng làm. Tỉnh hỗ trợ về giống, vật tư nông nghiệp, KHKT; người nông dân sẽ đối ứng để thực hiện không chỉ về giống, vật tư nông nghiệp, trang thiết bị, mà còn cả về đất, công lao động...

GRDP/người của tỉnh được cải thiện, tăng lên về thứ bậc so với ĐBSCL và cả nước, từ 19,6 triệu đồng/người năm 2010 (thứ 7/13 tỉnh, TP vùng ĐBSCL, 28/63 tỉnh, TP cả nước) lên 41,4 triệu đồng/người (tương ứng là thứ 4/13 và 26/63).

Vĩnh Long đã tiến hành điều tra kinh tế hộ năm 2017 (UBND tỉnh Vĩnh Long, 2018) phân mức độ thu nhập thành 3 nhóm: nhóm cây trồng có mức thu nhập cao (> 100 triệu đồng/ha/năm), mức thu nhập trung bình (50 – 100 triệu đồng/ha/năm) và mức thu nhập thấp (< 50 triệu đồng/ha/năm).

Kết quả xử lí số liệu điều tra dựa trên giả định thị trường tiêu thụ ổn định và sản phẩm đảm bảo chất lượng để được tiêu thụ cho thấy:

+ Các loại hình sử dụng đất đem lại hiệu quả kinh tế cao và mức thu nhập cao gồm cây ăn quả (cam, nhất là cam rau, bưởi, xoài...), khoai lang, 1 vụ lúa – 2 vụ khoai, 1 vụ lúa – 2 vụ rau... Trồng cam rau trên đất lên liếp (từ đất lúa) ở vùng cù lao và ven sông Hậu, có mật độ dày đem lại thu nhập cao nhất (679 triệu đồng/ha/năm), song cũng đòi hỏi chi phí đầu tư ban đầu lớn nhất (266,0 triệu đồng/ha/năm) (xem phụ lục 14).

+ Các loại hình sử dụng đất đem lại mức thu nhập trung bình (từ 63,0 – 97,0 triệu đồng/ha/năm) gồm 2 vụ lúa – 1 vụ mè, lúa – đậu nành – bắp, chuyên lúa 3 vụ, song do chi phí đầu tư không cao (từ 50,0 – 60 triệu đồng/ha/năm) nên lợi nhuận cũng tương đối khá.

Theo điều tra (Tổng cục Thống kê, 2012, 2018) các cây trồng chính ở tỉnh không có thu nhập thấp, phản ánh sự phù hợp trong việc chọn loại hình sử dụng đất: điều kiện thuận lợi về đất, nước, khí hậu; kinh nghiệm sản xuất – tri thức bản địa; sự đầu tư hỗ trợ của nhà nước về các biện pháp KHKT.

+ Số hộ nông thôn ở tỉnh Vĩnh Long theo Tổng điều tra (Cục Thống kê Vĩnh Long, 2012, 2017) chiếm 88,0% tổng số hộ, trong đó 54,3% số hộ có nguồn thu nhập lớn nhất từ nông nghiệp và thủy sản, thu nhập BQĐN/tháng tăng từ 1,65 triệu đồng năm 2011 lên 2,35 triệu đồng/người/tháng năm 2017, tỉ lệ hộ nghèo cũng giảm rõ rệt

(từ 8,6% năm 2005 xuống 6,3% năm 2017), tuy có sự phân hóa theo đơn vị hành chính (xem phụ lục 11).

- Việc ứng dụng KHCN, công nghệ mới, công nghệ cao trong sản xuất theo tiêu chí TTX để bảo vệ vốn tự nhiên, giảm phát thải KNK, nâng cao hiệu quả, chất lượng của sản phẩm hàng hóa mới ở giai đoạn đầu và ở một vài khâu như:

+ Thu giữ các-bon: được thực hiện bằng nhiều cách như giảm diện tích trồng lúa (có tỉ lệ phát thải KNK cao nhất trong các cây trồng, hiệu quả kinh tế lại không cao), kiểm soát các-bon trong bón phân, vận động người nông dân tưới tiêu nước theo khuyến cao của Sở NN và PTNT, tiết kiệm nước bằng công nghệ mới (tưới phun mưa, tưới nhỏ giọt...), song do thiếu vốn nên biện pháp này còn rất hạn chế.

+ Việc áp dụng quản lí dịch hại tổng hợp (IPM) cũng chỉ ở mức tuyên truyền cho nhà nông thấy được lợi ích của biện pháp. Hi vọng trong những năm tới, theo quy hoạch, việc hình thành khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với các mô hình và công nghệ tiên tiến, người nông dân thấy rõ được lợi ích nhiều mặt sẽ chủ động áp dụng. + Kết quả điều tra kinh tế nông hộ (tháng 4/2017) đã cho thấy nhìn chung các hộ nông dân tỉnh Vĩnh Long tuân thủ khá tốt các quy trình kĩ thuật do ngành nông nghiệp địa phương khuyến cao, tuy có sự khác nhau: 90,0% hộ trồng lúa; 78,6% hộ trồng rau đậu; 78,5% hộ trồng cây ăn quả; 82,4% hộ chăn nuôi (UBND tỉnh Vĩnh Long, 2016). Các quy trình và tiến bộ kĩ thuật phổ biến hiện tại là lựa chọn mô hình canh tác thích hợp trong điều kiện BĐKH, hạn mặn và các biểu hiện của thoái hóa đất; giảm số vụ lúa, thay bằng các cây rau màu có thời gian sinh trưởng ngắn; tuân thủ nghiêm ngặt lịch thời vụ do Sở Nông nghiệp đưa ra; sử dụng giống được xác nhận (năm 2016 tỉ lệ hộ sử dụng giống được xác nhận đảm bảo chất lượng mới đạt 40,0%); sử dụng phân bón, thuốc BVTV đúng quy định...

- Việc thực hiện quy trình GAP và VietGAP

Trong những năm gần đây, việc áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (GAP và VietGAP) được tích cực triển khai trong sản xuất N, L, TS của cả nước, trong đó có tỉnh Vĩnh Long. Đến hết năm 2016, toàn tỉnh có 43 đơn vị được cấp giấy chứng nhận VietGAP (trong đó nông nghiệp là 11 đơn vị và thủy sản là 32 đơn vị) với số hộ tham gia là 433, đứng thứ 2/13 tỉnh, TP ĐBSCL và thứ 8/63 tỉnh, TP cả nước (Tổng cục Thống kê, 2012, 2018). Con số này còn rất khiêm tốn so với tổng số đơn vị sản xuất N, L, TS, song là xu hướng tích cực theo tiêu chí TTX.

Diện tích cây trồng được chứng nhận VietGAP của cả nước là 19.886,4 ha, trong đó cây ăn quả chiếm 58,0%, rau các loại 32,0%, chè 14,2%, lúa 5,2% và cà phê 0,6% diện tích được công nhận (Bộ NN và PTNT, 2006 – 2018). Như vậy trong cả nước,

mới có 5 loại cây trồng được chứng nhận VietGAP và so với tổng diện tích gieo trồng thì tỉ lệ này rất nhỏ bé, chỉ chưa đầy 0,2%.

Tỉnh Vĩnh Long cũng tương tự như toàn quốc, diện tích được chứng nhận VietGAP mới có 205 ha, chưa đầy 0,1% tổng diện tích gieo trồng, trong đó chủ yếu là cây ăn quả (145 ha), lúa (45 ha) và rau (15 ha).

c. Chất lượng cuộc sống về môi trường

Là tỉnh sản xuất lúa, khoai lang, cây ăn quả đặc sản, rau các loại, NTTS... quy mô lớn, hàng năm các hộ nông dân sử dụng hàng trăm tấn phân bón, hóa chất, thuốc BVTV để tăng năng suất, trừ sâu rầy, nấm cỏ... Mặc dù các loại hóa chất có độc tố thấp, dễ phân hủy trong môi trường đang được sử dụng nhiều nhưng vẫn còn nhiều loại hóa chất có độc tố cao, tồn lưu trong môi trường vẫn còn được sử dụng.

- Trên phạm vi toàn tỉnh, 100% số hộ trồng trọt đều sử dụng kết hợp các loại phân bón (phân hóa học kết hợp với phân vi sinh, phân hữu cơ), trong đó khoảng 10,0% số hộ sử dụng hoàn toàn phân hóa học (vô cơ). Xu hướng chung trong những năm gần đây, dưới sự hướng dẫn của cán bộ kĩ thuật ở Sở Nông nghiệp, đa số hộ nông dân (60 – 70%) đã thực hiện bón phân và phun thuốc BVTV theo quy trình kĩ thuật, tuy nhiên vẫn còn gần 30 – 40% theo kinh nghiệm của bản thân, vừa ảnh hưởng đến sức khỏe, vừa không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

- Trong lĩnh vực chăn nuôi, do chủ yếu là chăn nuôi quy mô nhỏ theo hộ gia đình, nguồn chất thải từ hoạt động chăn nuôi tuy có được thu gom, xử lí bằng hố chôn lấp, hoặc làm hầm biogas nhưng tỉ lệ còn thấp (10 – 20%), còn lại nguồn chất thải này trực tiếp thải ra kênh sạch...

d. Cơ hội kinh tế và chính sách ứng phó

- Việc áp dụng KHKT trong các khâu sản xuất

Tỉnh đã tích cực vận động và hỗ trợ các hộ nông dân, doanh nghiệp, HTX áp dụng KHKT trong tất cả các khâu sản xuất, tuy nhiên có sự khác nhau giữa các lĩnh vực.

+ Trong sản xuất lúa (chiếm 60,9% diện tích gieo trồng và gần 32,0% GTSX nông nghiệp năm 2017), đứng đầu trong các cây trồng của tỉnh, việc cơ giới hóa đã được thực hiện ở tất cả các khâu với mức độ khác nhau: khâu làm đất 90,0%; thu hoạch 85,0%; chăm sóc 55,0%; gieo cấy sạ 100%; chế biến, bảo quản 50,0%. So với tỉ lệ cơ giới hóa trung bình của cả nước thì tỉnh Vĩnh Long có tỉ lệ cơ giới hóa cao hơn ở các khâu chăm sóc, thu hoạch; tỉ lệ tương đương ở khâu làm đất và tỉ lệ cơ giới hóa thấp ở khâu gieo cấy sạ. Còn so với mức trung bình của vùng ĐBSCL thì tỉ lệ cơ giới hóa chỉ cao hơn ở khâu thu hoạch, còn các khâu còn lại đều có tỉ lệ cơ giới hóa thấp hơn [10].

+ Trong trồng cây ăn quả, chưa có kết quả điều tra của cả nước và tỉnh Vĩnh Long, song qua điều tra của tác giả với hộ trồng bưởi, tỉ lệ cơ giới hóa cao nhất ở khâu tưới tiêu, làm đất và vận chuyển.

- Sự hỗ trợ của chính quyền, ban ngành trong sản xuất

+ Cùng với các chính sách phát triển nông nghiệp của Chính phủ và Bộ NN và PTNT, tỉnh Vĩnh Long đã vận dụng vào địa phương, cụ thể hóa các chính sách để phù hợp với đặc điểm của tỉnh, trong đó tập trung vào các khâu yếu trong quản lí và tổ chức sản xuất như: chính sách hỗ trợ áp dụng VietGAP; phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản; xây dựng cánh đồng lớn; khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp và hỗ trợ cho vay vốn phục vụ sản xuất.

Trong giai đoạn 2010 – 2017, chính quyền tỉnh đã hỗ trợ 19 dự án trong lĩnh vực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp tỉnh vĩnh long theo hướng tăng trưởng xanh (Trang 141 - 148)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)