Sản lượng thủy sản tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2005 – 2017

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp tỉnh vĩnh long theo hướng tăng trưởng xanh (Trang 119)

Tiêu chí 2005 2010 2017 Nghìn tấn % Nghìn tấn % Nghìn tấn % - Sản lượng 37,2 100,0 140,5 100,0 117,3 100,0 + Khai thác 8,2 22,0 7,7 5,5 6,6 5,6 + Nuôi trồng 29,0 78,0 132,8 94,5 110,7 94,4

- Phân theo loại thủy sản 37,2 100,0 140,5 100,0 117,3 100,0

+ Cá 36,5 98,1 139,8 99,5 116,8 99,6

+ Tôm 0,6 1,6 0,6 0,4 0,4 0,3

+ Thủy sản khác 0,1 0,3 0,1 0,1 0,1 0,1

- Phân theo nước nuôi 37,2 100,0 140,5 100,0 117,3 100,0

+ Ngọt 37,2 100,0 140,5 100,0 117,3 100,0

+ Mặn, lợ - - - -

Nguồn: Tính toán từ (Cục Thống kê Vĩnh Long, 2011, 2016, 2018)

Tỉnh Vĩnh Long do không có biển nên ngành khai thác thủy sản chiếm tỉ trọng thấp, ưu thế là nuôi trồng với cá nước ngọt là chính (cá rô phi, cá chép, cá sặc...) và nuôi cá da trơn ven các sông Tiền, sông Hậu, sông Cổ Chiên, nuôi phổ biến hình thức quảng canh và quảng canh cải tiến (75,3% diện tích NTTS), nuôi thâm canh (16,8%), còn lại là nuôi bán thâm canh (7,9%).

Diện tích NTTS tập trung ở các huyện Tam Bình (24,0% diện tích NTTS toàn tỉnh), Vũng Liêm (16,7%), Long Hồ (16,5%), Trà Ôn (15,0%); các địa phương khác có diện tích NTTS ít hơn. Sản lượng NTTS lớn nhất lại thuộc về các huyện ven sông như Bình Tân (20,6% sản lượng thủy sản nuôi trồng toàn tỉnh), Long Hồ (24,9%), Vũng Liêm (16,2%) và Mang Thít (14,6%)... Vấn đề đặt ra với ngành thủy sản Vĩnh Long là chưa chủ động được nguồn giống đảm bảo chất lượng, thiếu vốn để phát triển nghề nuôi và thị trường tiêu thụ.

3.1.4. Ngành lâm nghiệp

Vĩnh Long là một trong hai địa phương của vùng ĐBSCL (cùng với TP Cần Thơ) không có diện tích đất lâm nghiệp. Vì thế GTSX lâm nghiệp chỉ có 0,8% trong cơ cấu GTSX N, L, TS. Số hộ tham gia hoạt động lâm nghiệp chỉ chiếm 0,03% tổng số hộ N, L, TS toàn tỉnh. Các sản phẩm lâm nghiệp chính là củi, tre, lá dừa nước.

3.1.5. Các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp chủ yếu ở tỉnh Vĩnh Long

Bảng 3.17. Số lượng hộ, trang trại, doanh nghiệp, hợp tác xã tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2011 – 2016

Tiêu chí 2011 2016 Tăng/giảm 2016/2011

Số lượng % Số lượng % Số lượng %

- Hộ 145.723 100,0 131.004 100,0 - 14.719 - 10,11 + Nông nghiệp 144.245 98,99 129.714 99,02 -14.531 - 10,08 + Thủy sản 1.460 1,00 1.279 0,97 - 181 - 12,4 + Lâm nghiệp 18 0,01 11 0,01 - 7 - 38,88 - Trang trại 32 100,0 107 100,0 + 75 + 234,00 + Nông nghiệp 29 90,62 105 98,13 + 76 + 262,00 + Thủy sản 3 9,38 2 1,87 - 1 - 33,30 - Doanh nghiệp 33 100,0 21 100,0 - 12 - 36,36 + Nông nghiệp 3 9,09 6 28,57 + 3 + 200,00 + Thủy sản 30 90,91 15 71,43 - 15 - 50,00 - HTX 26 100,0 18 100,0 - 8 - 30,77 + Nông nghiệp 22 84,62 17 94,44 - 5 - 22,73 + Thủy sản 4 15,38 1 5,56 - 3 - 75,00

Nguồn: Tính toán từ (Cục Thống kê Vĩnh Long, 2011, 2016, 2018)

3.1.5.1. Hộ nông, lâm, thủy sản

Hộ N, L, TS là hình thức sản xuất và TCLT quan trọng nhất trong hoạt động N, L, TS về sử dụng đất nông nghiệp, LĐ làm việc, về sản phẩm hàng hóa và GTSX N, L, TS tạo ra cho tỉnh.

a. Về số hộ N, L, TS

Theo kết quả tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2016 (Cục Thống kê Vĩnh Long, 2012, 2017) có 131.111 hộ, trong đó ở nông thôn là 131.004 hộ, giảm 10,11% số hộ so với năm 2011, trong đó hộ nông nghiệp chiếm 99,01% tổng số hộ N, L, TS (giảm 10,08% so với năm 2011), hộ thủy sản chiếm 0,98% (giảm 12,4%), hộ lâm nghiệp chiếm 0,01% (giảm 38,88%). Tỉnh đứng thứ 10/13 tỉnh ĐBSCL về số lượng hộ N, L, TS. Số hộ N, L, TS nhiều nhất thuộc về các huyện Vũng Liêm (22,1% tổng số hộ N, L, TS toàn tỉnh), Trà Ôn (19,1%), Tam Bình (16,0%) và Long Hồ (13,1%)... Ở các huyện này trên 99,0% là hộ nông nghiệp, tỉ trọng hộ thủy sản rất nhỏ và hầu như không có hộ lâm nghiệp.

b. Về sử dụng đất nông nghiệp

Theo kết quả tổng điều tra năm 2016, toàn tỉnh có 167.484 hộ có sử dụng đất nông nghiệp, tăng 21.702 hộ so với năm 2011. BQ 1 hộ sử dụng đất N, L, TS là

5.873,87 m2, giảm 439,37 m2 so với năm 2011. Nhìn chung quy mô đất sử dung BQ 1 hộ còn nhỏ.

Hình 3.7. Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp phân theo quy mô đất của các hộ sử dụng ở tỉnh Vĩnh Long, vùng ĐBSCL và cả nước năm 2016

Nguồn: (Tổng cục Thống kê, 2012, 2018)

So với cả nước, số hộ có quy mô sử dụng đất < 0,2 ha của tỉnh ít (24,8% so với 36,0%), số hộ có quy mô sử dụng từ 0,2 - < 0,5 ha và từ 0,5 - < 2 ha cao hơn hẳn (72,4% so với 53,4%), song quy mô 1 hộ sử dụng đất nông nghiệp trên 2 ha lại ít hơn (kém 7,8 điểm %). So với ĐBSCL thì quy mô sử dụng đất BQ 1 hộ thua kém hơn. Điều này là hạn chế việc cơ giới hóa và ứng dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất, ảnh hưởng đến yêu cầu sản xuất hàng hóa.

Là tỉnh có tỉ lệ đất sản xuất nông nghiệp trong tổng diện tích tự nhiên và đất nông nghiệp nói chung khá lớn (đứng thứ 3/63 tỉnh, TP, chiếm 99,3% diện tích đất nông nghiệp và 78,5% diện tích tự nhiên) (Cục Thống kê Vĩnh Long, 2011, 2016, 2018) nên chỉ tiêu đất sản xuất nông nghiệp BQ 1 hộ sử dụng có ý nghĩa quan trọng. Đất sản xuất nông nghiệp BQ 1 hộ năm 2016 của tỉnh là 5.873,9 m2, thấp hơn mức trung bình của vùng ĐBSCL (8.849,7 m2), đứng thứ 11/13 tỉnh (chỉ trên Tiền Giang và Bến Tre), thấp hơn nhiều so với 2 vùng Đông Nam Bộ (13.176,4 m2) và Tây Nguyên (13.778,2 m2). Tuy nhiên so với các vùng còn lại thì tỉnh cao hơn khá nhiều (Đồng bằng sông Hồng: 1.852,2 m2, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung: 3.999,1 m2, Trung du miền núi phía Bắc: 5.142,8 m2) (Tổng cục Thống kê, 2012, 2018). Quy mô sử dụng đất trồng cây hàng năm của hộ năm 2016 là 5.855,4 m2 (có 99.350 hộ sử dụng đất trồng cây hàng năm, chiếm 59,3% tổng số hộ sử dụng đất sản xuất nông nghiệp), thấp hơn nhiều so với toàn vùng ĐBSCL (10.583,4 m2), đứng thứ 11/13 tỉnh. Điều này thể hiện tính chất nhỏ lẻ và tiến độ tích tụ ruộng đất còn chậm. Quy mô sử dụng đất trồng cây lâu năm trung bình 1 hộ là 2.762,9 m2, còn thấp so với mức trung bình cả nước (4.830,5 m2) và vùng ĐBSCL (3.264,8 m2) làm hạn chế đối với yêu cầu sản xuất hàng

hóa gắn với khâu chăm sóc, chế biến và tiêu thụ sản phẩm, nhất là đối với cây ăn quả đặc sản có hiệu quả kinh tế cao như bưởi, cam, nhãn...

Quy mô sử dụng đất sản xuất nông nghiệp BQ 1 hộ có sự khác nhau giữa các địa phương, lớn nhất ở các huyện Bình Tân (6.799,6 m2), Tam Bình (6.680,8 m2), Trà Ôn (6.376,0 m2) và Vũng Liêm (5.910,5 m2).

c. Về lao động nông, lâm, thủy sản

LĐ N, L, TS tiếp tục giảm, trong đó LĐ nông nghiệp chiếm ưu thế tuyệt đối, trình độ chuyên môn kĩ thuật được nâng cao nhưng còn chậm.

Bảng 3.18. Lao động và cơ cấu lao động nông, lâm, thủy sản phân theo địa phương tỉnh Vĩnh Long

Đơn vị hành chính

N, L, TS

Chia ra

Nông nghiệp Thủy sản Lâm nghiệp

Người % Người % Người % Người %

Toàn tỉnh 283.099 100,0 280.060 98,93 2.944 1,04 95 0,03 TP Vĩnh Long 5.351 100,0 5.087 95,07 261 4,88 3 0,05 Huyện Long Hồ 39.188 100,0 38.502 98,25 670 1,71 16 0,04 Huyện Mang Thít 28.306 100,0 28.001 98,92 301 1,06 4 0,02 Huyện Vũng Liêm 57.139 100,0 56.801 98,41 331 0,58 7 0,01 Huyện Tam Bình 45.567 100,0 45.240 99,28 301 0,66 26 0,06 TX Bình Minh 19.253 100,0 18.937 98,36 312 1,62 4 0,02 Huyện Trà Ôn 52.342 100,0 51.964 99,28 351 0,67 27 0,05 Huyện Bình Tân 35.953 100,0 35.528 98,82 417 1,16 8 0,02

Nguồn: (Cục Thống kê Vĩnh Long, 2012, 2017)

So với tổng điều tra năm 2011, tổng số LĐ N, L, TS toàn tỉnh giảm hơn 67,0 nghìn người. Trong cơ cấu LĐ, tỉ trọng LĐ nông nghiệp tăng 0,15%, tỉ trọng LĐ thủy sản giảm 0,17%, số lượng và tỉ trọng LĐ lâm nghiệp không đáng kể (tăng 50 người, 0,02%). Xu hướng chuyển dịch LĐ trong nội bộ ngành N, L, TS chậm và không đều do ảnh hưởng của quy trình sản xuất, sử dụng đất, mặt nước, tập quán và kinh nghiệm sản xuất của LĐ nông nghiệp, của vốn đầu tư, thị trường và giá cả, tiêu chuẩn an toàn thực phẩm thế giới về thủy sản... chưa đáp ứng yêu cẩu của sản xuất hàng hóa trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới.

Trình độ chuyên môn của LĐ N, L, TS vẫn còn thấp so với yêu cầu của sản xuất hàng hóa hiện nay: số LĐ chưa qua đào tạo chiếm 95,03% (riêng nông nghiệp chiếm 95,12%); số LĐ đã qua đào tạo 2,74%; số LĐ có trình độ sơ cấp nghề 0,42%, trung cấp nghề 0,79%; số LĐ có trình độ cao đẳng trở lên chiếm 1,02%. LĐ nông nghiệp dư thừa nhiều nhưng ít LĐ chuyển sang lĩnh vực thủy sản hay phi nông nghiệp. Các khu công nghiệp của tỉnh thiếu nhiều LĐ kĩ thuật nhưng không thể thu hút được số lượng LĐ dư thừa ở khu vực nông nghiệp. Điều này cũng ảnh hưởng tới việc học hỏi, tiếp thu và áp dụng khoa học công nghệ tiến bộ vào sản xuất.

d. Về thu nhập

Theo số liệu Tổng điều tra năm 2016, toàn tỉnh Vĩnh Long có 230.090 hộ nông thôn, chiếm gần 88,0% tổng số hộ, trong đó 54,3% số hộ có nguồn thu nhập lớn nhất từ N, L, TS; 22,0% từ dịch vụ; 19,3% từ công nghiệp – xây dựng và 4,4% từ nguồn khác. Như vậy, hoạt động N, L, TS của tỉnh đóng vai trò quan trọng trong thu nhập của người dân Vĩnh Long, tuy mỗi địa phương có sự khác biệt (xem phụ lục 11).

Bảng 3.19. Thu nhập bình quân đầu người/tháng theo giá hiện hành phân theo thành thị, nông thôn; nguồn thu và tỉ lệ hộ nghèo tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2011 – 2016

Chỉ tiêu 2011 2016 % so với ĐBSCL năm 2016

- Tổng số (nghìn đồng) 1.750 2.516 90,6

+ Thành thị 2.385 3.319 -

+ Nông thôn 1.646 2.352 -

- Phân theo nguồn thu

+ Tiền lương, tiền công 628 869 89,7

+ N, L, TS 431 631 82,5

+ Phi N, L, TS 402 589 88,7

+ Khác 289 427 112,4

- Tỉ lệ hộ nghèo (%) 8,6 6,3 6/13 tỉnh

Nguồn: (Cục Thống kê Vĩnh Long, 2012, 2017)

Thu nhập BQĐN/tháng của dân cư tỉnh Vĩnh Long đã được cải thiện qua 2 đợt tổng điều tra 2011 và 2016, từ 1.750 nghìn đồng lên 2.516 nghìn đồng, nhưng mới chỉ bằng 90,6% mức thu nhập của vùng ĐBSCL và 81,2% cả nước. Trong đó thu nhập BQĐN/tháng ở nông thôn chỉ bằng 70,8% thành thị và nguồn thu từ N, L, TS với 631,0 nghìn đồng, chỉ bằng 82,5% mức thu nhập vùng ĐBSCL nhưng cao hơn trung bình cả nước (124%), trong khi vùng nông thôn của toàn tỉnh có 54,3% số hộ dựa vào N, L, TS. Vì vậy, sản xuất N, L, TS của các hộ cần phải được quan tâm nhiều hơn nữa, phải mở rộng quy mô sản xuất của hộ.

Tỉnh Vĩnh Long có 59,3% số hộ sử dụng đất trồng lúa, nhưng phần lớn là quy mô sản xuất nhỏ (dưới 0,5 ha, chiếm gần 54,0% và dưới 2 ha, chiếm 97,6%), mà muốn có hiệu quả kinh tế cao thì khuyến cáo của Viện lúa ĐBSCL là quy mô phải từ 3 ha trở lên/1 hộ (1 hộ trồng lúa quy mô 3 ha trở lên có hiệu quả cao gấp 5 – 6 lần các hộ có quy mô dưới 1 ha) vì có khả năng cơ giới hóa, ứng dụng công nghệ kĩ thuật và cả phương thức quản lí (UBND tỉnh Vĩnh Long, 2018).

3.1.5.2. Trang trại

Theo Thông tư số 27/2011/TT-BNNPTNT quy định về tiêu chí và thủ tục cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại theo các tiêu chí, số lượng trang trại của tỉnh từ 75 năm 2011 lên 107 năm 2016 và 114 năm 2017, trong đó trang trại nông nghiệp có 105 năm 2016 và 112 năm 2017, còn lại 2 trang trại thủy sản.

So với năm 2011, số lượng trang trại ở tỉnh Vĩnh Long tăng nhanh, từ 32 lên 107, nhưng ít có sự chuyển đổi loại hình, chủ yếu là trang trại chăn nuôi (chiếm 86,0% số trang trại), giống với loại hình trang trại cả nước (62,9%) nhưng cao hơn nhiều so với vùng ĐBSCL (29,5%) vì phù hợp với điều kiện quỹ đất nhỏ của tỉnh, phát triển tập trung xa khu dân cư, giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường. Trang trại phát triển sử dụng quỹ đất nhiều, tạo công ăn việc làm cho người LĐ. Diện tích đất sử dụng của trang trại tỉnh Vĩnh Long là 166,7 ha, chiếm 0,16% quỹ đất nông nghiệp, trong đó 114,7 ha đất trồng trọt (chủ yếu là đất trồng cây ăn quả, chiếm 55,4%), 34,9 ha dành cho chăn nuôi và 17,1 ha đất NTTS (2,1% tổng diện tích đất NTTS toàn tỉnh). Các trang trại sử dụng 573 LĐ và thuê mướn thêm 317 LĐ. BQ 1 trang trại sử dụng 1,56 ha đất sản xuất N, L, TS, quy mô sử dụng cao hơn hẳn hộ (57% số hộ N, L, TS có quy mô sử dụng dưới 0,5 ha) và LĐ thường xuyên BQ 1 trang trại là 5,4, LĐ của hộ chủ trang trại chiếm 31% tổng số LĐ thường xuyên. Số lượng LĐ BQ 1 trang trại không nhiều do áp dụng cơ giới hóa các khâu (85 – 90% khâu làm đất và thu hoạch).

Bảng 3.20. Kết quả hoạt động sản xuất trang trại tỉnh Vĩnh Long năm 2016

Chỉ tiêu Tổng số Nông nghiệp NTTS

Trồng trọt Chăn nuôi

1. Số lượng trang trại 107 13 92 2

2. Số LĐ thường xuyên 573 74 477 22 - LĐ hộ chủ trang trại 256 30 221 5 - LĐ BQ 1 trang trại 5,4 5,7 5,2 11 3. LĐ thuê mướn 317 38 268 11 - LĐ thuế mướn BQ 2,96 2,9 2,9 5,5 4. Đất sử dụng (ha) 166,7 114,7 34,9 17,1

- Đất của trang trại (ha) 139,9 94,3 33,9 11,7

- Đất thuê mướn (ha) 26,8 20,4 1,0 5,4

5. Diện tích đất sử dụng BQ 1 trang trại (ha) 1,56 8,8 0,38 8,55

- Diện tích đất thuê mướn BQ 0,25 1,57 0,01 2,7

6. Giá trị thu được của trang trại 641,8 23,4 489,7 128,7

- BQ 1 trang trại 6,0 1,8 5,4 1,2

Nguồn: (Cục Thống kê Vĩnh Long, 2012, 2017)

Trang trại hoạt động đã tạo ra nhiều giá trị sản phẩm hàng hóa, đóng góp vào ngành N, L, TS của tỉnh. Năm 2016 các trang trại đã tạo ra 641,8 tỉ đồng giá trị thu từ N, L, TS (chiếm 2,4% giá trị toàn ngành N, L, TS), trong đó từ chăn nuôi chiếm 77,7%, từ thủy sản là 18,7%, còn lại 3,6% từ trồng trọt. So với hình thức hộ thì hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp và NTTS cao hơn hẳn, thể hiện hiệu quả mức thu nhập trên 1 ha. Hiệu quả sản xuất của trang trại có sự khác biệt giữa các địa phương (xem phụ lục 12).

Phát triển kinh tế trang trại là hướng đi đúng đắn giúp các hộ nông dân phát huy lợi thế, mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao năng suất, hiệu quả và khả năng cạnh

tranh. Thông qua phát triển kinh tế trang trại đã góp phần chuyển dịch sản xuất từ nhỏ lẻ sang sản xuất lớn, sản xuất hàng hóa, chuyển dịch CCNN.

3.1.5.3. Doanh nghiệp nông nghiệp

Quá trình đổi mới nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa và thị trường đã tạo điều kiện phát triển các hình thức sản xuất và các thành phần kinh tế, trong đó có doanh nghiệp nông nghiệp.

Theo kết quả Tổng điều tra 2016, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long có 21 doanh nghiệp N, L, TS (6 doanh nghiệp nông nghiệp và 15 doanh nghiệp thủy sản), giảm 12 doanh nghiệp so với năm 2011, chiếm tỉ trọng rất nhỏ trong tổng số doanh nghiệp đang hoạt động của toàn tỉnh (1,3%) và chỉ chiếm chưa đầy 1,0% tổng số vốn của các doanh nghiệp toàn tỉnh (Cục Thống kê Vĩnh Long, 2012, 2017)

Bảng 3.21. Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nông, lâm, thủy sản tỉnh Vĩnh Long theo Tổng điều tra năm 2016

Chỉ tiêu Tổng số

Chia ra Doanh nghiệp

nông nghiệp Doanh nghiệp thủy sản

1. Số lượng doanh nghiệp 21 6 15

2. LĐ đang làm việc (người) 155 71 84

- LĐ BQ 1 doanh nghiệp (người) 7 12 6

3. Tổng vốn các doanh nghiệp (tỉ đồng) 199,2 127,4 71,8

- Vốn BQ 1 doanh nghiệp (tỉ đồng) 9,5 21,2 4,9

4. Tổng doanh thu (tỉ đồng) 24.564 11.605 12.959

- Doanh thu BQ 1 doanh nghiệp (tỉ đồng) 1.169,7 1.934,2 863,9 5. Lợi nhuận sau thuế (tỉ đồng) - 122 35,8 - 48,0

- Lợi nhuận sau thuế BQ 1 doanh nghiệp (tỉ đồng)

- 5,8 59,7 - 32

Nguồn: (Cục Thống kê Vĩnh Long, 2012, 2017)

Số lượng doanh nghiệp N, L, TS của tỉnh đã ít, lại suy giảm và biến động thất thường cho thấy sự phát triển không bền vững của loại hình này. Tiềm lực về vốn nhỏ,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp tỉnh vĩnh long theo hướng tăng trưởng xanh (Trang 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)